Chủ của Trường An có biệt danh là “Captain” cho biết,ândungchúmèođầubếpgâychấnđộngmạngxãhộiTrungQuốllịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anhlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh、、
Chủ của Trường An có biệt danh là “Captain” cho biết,ândungchúmèođầubếpgâychấnđộngmạngxãhộiTrungQuốlịch thi đấu bóng đá ngoại hạng anh anh rất yêu thích mèo, cũng như có niềm đam mê nấu ăn. Đột nhiên một ngày nọ, anh nảy ra ý tưởng cho chú mèo của mình ‘nấu ăn’.
Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), các video quay cảnh Trường An ‘nấu ăn’ được đăng tải trên mạng xã hội rất phong phú. Từ làm kem xương rồng, ướp cá, làm mocktail từ nhiều loại hoa quả cho tới nướng bánh sừng bò.
Trên thực tế, thực phẩm chế biến món ăn đều được anh Captain chuẩn bị trước, sau đó lúc quay video thì anh lấy tay cầm chân trước của Trường An để tạo cảm giác cho người xem là chú mèo này thật sự đang nấu ăn.
Chú mèo đầu bếp Trường An. Ảnh: SCMP
Đối với đa phần cư dân mạng, những video Trường An ‘nấu ăn’ luôn mang lại họ cảm giác thư giãn sau một ngày mệt nhọc. Tuy nhiên, vẫn có một số người tự hỏi rằng lúc Trường An bị buộc phải nấu ăn, thì liệu chú mèo này có cảm thấy thoải mái hay không.
“Hãy nhìn vào những móng vuốt của Trường An khi quay video, chúng rất thoải mái. Khi loài mèo sợ hãi, chúng sẽ giơ móng vuốt ra. Việc chú mèo có cảm thấy lo âu hay không còn tùy thuộc vào tính cách của nó, cũng như độ gắn bó với chủ nhân. Nếu mèo tin tưởng bạn, thì nó sẽ không phản đối lại việc bạn muốn nó làm”, anh Captain trả lời phỏng vấn SCMP nói.
Video: ‘Chú mèo đầu bếp’ Trường An gây chấn động mạng xã hội Trung Quốc. Nguồn: SCMP/Douyin
Tuấn Trần
Dịch vụ xăm chỉ tay đổi vận 'độc, lạ' ở Thái Lan
Ở Thái Lan vừa xuất hiện một loại hình dịch vụ hoàn toàn mới là xăm chỉ tay, nhằm phục vụ những người hy vọng có thể thay đổi vận mệnh của họ theo chiều hướng tốt hơn bằng cách này.
23 tập thể và 59 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 được trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, hành trình chuyển đổi Internet Việt Nam sang thế hệ mới hoạt động với địa chỉ IPv6 đã được bắt đầu từ những quyết định mạnh dạn, đúng đắn, kiên trì và hiệu quả; thể hiện rõ nhất bằng việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 – đóng vai trò kim chỉ nam xuyên suốt một thập kỷ vừa qua.
Theo Thứ trưởng, kết quả triển khai IPv6 những năm qua là niềm tự hào của Việt Nam. “Nếu nói về các bảng xếp hạng thế giới, rất ít có những xếp hạng mà Việt Nam lọt vào Top 10 quốc gia làm tốt nhất. Chúng ta đã làm được điều này với việc thúc đẩy chuyển đổi sang IPv6”, Thứ trưởng nói.
100% cơ quan nhà nước chuyển đổi sang IPv6 vào năm 2025
Để định hướng, thúc đẩy, hỗ trợ khối cơ quan nhà nước chuyển đổi IPv6 thành công, ngày 14/1/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký Quyết định 38 phê duyệt Chương trình “IPv6 For Gov” giai đoạn 2021-2025.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Chương trình "IPv6 For Gov" giai đoạn 2021 - 2025.
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng, Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), cơ quan được giao chủ trì triển khai Chương trình, trong 5 năm tới, Bộ TT&TT xác định thúc đẩy hỗ trợ chuyển đổi IPv6 Việt Nam sẽ tập trung vào khối CQNN.
Bộ TT&TT sẽ tiên phong và đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN; xúc tiến, hỗ trợ và đảm bảo cho việc thực hiện thành công toàn bộ quá trình chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của CQNN.
Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình “IPv6 For Gov” trong 5 năm có thể khái quát theo hai giai đoạn lớn gồm: giai đoạn 2021 – 2022 với mục tiêu 50% bộ, ngành, địa phương ban hành Kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công hoạt động tốt với IPv6; giai đoạn 2023 - 2025 với mục tiêu 100% mạng lưới, dịch vụ của CQNN chuyển đổi sang IPv6 và sẵn sàng hoạt động thuần IPv6.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng về chuyển đổi số: “Việt Nam đi cùng nhịp với các nước trên thế giới trong ứng dụng công nghệ”, chúng ta đặt mục tiêu đi cùng nhịp với Mỹ, Trung Quốc và những nước tiên phong khác trong triển khai IPv6.
Khẳng định Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương trong quá trình chuyển đổi IPv6, Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành, Sở TT&TT và các đơn vị chuyên trách về CNTT làm tốt vai trò hạt nhân, đơn vị tham mưu xây dựng, triển khai thành công kế hoạch chuyển đổi IPv6 của các bộ, ngành, địa phương; chủ động triển khai và đáp ứng tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, tiêu chí của Chương trình.
Bộ TT&TT sẽ hoàn tất việc chuyển đổi IPv6 cho mạng lưới, dịch vụ của Bộ trước để làm hình mẫu tham khảo. Các CQNN thực hiện nhanh hơn quá trình xây dựng kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 cho Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công. Phấn đấu ngay trong năm 2021, 100% bộ, ngành, địa phương ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6 và chuyển đổi IPv6 thành công cho Cổng thông tin điện tử.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, doanh nghiệp CNTT cần chủ động tư vấn, cung ứng dịch vụ có hỗ trợ tính năng IPv6 cho các CQNN; chủ động rà soát, đầu tư nâng cấp hạ tầng, dịch vụ, phần cứng, phần mềm hỗ trợ IPv6 và phát triển các nền tảng hỗ trợ IPv6 như nền tảng của kinh tế số, định danh số, thanh toán điện tử… tiếp tục tham gia tiến trình chuyển đổi toàn bộ mạng Internet Việt Nam sang ứng dụng IPv6, hướng tới chỉ tiêu 100% người sử dụng truy cập Internet qua IPv6.
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet đẩy nhanh cung cấp dịch vụ IPv6 tới người dùng trên diện rộng; hướng tới mục tiêu 100% người sử dụng IPv6 vào năm 2023. Các doanh nghiệp nội dung, các trung tâm dữ liệu, nền tảng điện toán đám mây lớn chuyển đổi cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định ngay trong quý I/2021. Trạm trung chuyển lưu lượng quốc gia VNIX là nơi lý tưởng để kết nối, trao đổi lưu lượng Internet, IPv6.
Trung tâm VNNIC và các đơn vị thuộc Bộ TT&TT thực hiện tốt vai trò chủ trì, điều phối, tư vấn, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi IPv6; chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông, ICT chuyển đổi IPv6 đồng bộ; tham mưu cho Bộ TT&TT các chính sách, kế hoạch và có biện pháp thúc đẩy cụ thể.
Là cơ quan thường trực, VNNIC cũng cần thực hiện tốt hơn vai trò trung tâm tổng hợp, theo dõi, giám sát thông tin để tương trợ hỗ trợ các đơn vị bám sát và hoàn tất các chỉ tiêu của chương trình.
“Các cơ quan, tổ chức, đơn vị hãy xác định tinh thần đi cùng nhau, làm cùng nhau và hoàn thành xuất sắc các mục tiêu trong Chương trình IPv6 cho CQNN như đã thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6”, Thứ trưởng đề nghị.
(Xem tư liệu Quyết định Phê duyệt chương trình thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước giai đoạn 2021 - 2025)
Vân Anh
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực APAC được ITU chọn đào tạo triển khai IPv6 cho mạng 5G
ictnews Trên cơ sở các yếu tố đi đầu về ứng dụng IPv6, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã lựa chọn Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) để tổ chức Chương trình đào tạo triển khai IPv6 trong mạng 5G.
" alt="Công bố chương trình hỗ trợ chuyển đổi sang IPv6 cho cơ quan nhà nước đến năm 2025" width="90" height="59"/>