Ứng dụng KH&CN biến phụ phẩm tôm thành sản phẩm có giá trị cao

{ keywords}
Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng phát biểu tại hội thảo

Ngày 03/10 tại TP. Cần Thơ, “Hội thảo quốc tế, công nghệ và giải pháp nâng cao giá trị ngành phụ phẩm tôm Việt Nam” được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện Trình diễn, kết nối cung-cầu công nghệ quốc tế và Hội nghị về hoạt động của các Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN năm 2018.

Trong giai đoạn vừa qua, tôm chiếm tới 50% tỷ trọng xuất khẩu toàn ngành thủy sản với giá trị kim ngạch xuất khẩu luôn đạt 3-4 tỷ USF/năm, góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhận định, ngành tôm  hiện chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp. Tôm là một trong các sản phẩm của Việt Nam đang nằm trong top đầu thế giới. Sản phẩm tôm Việt Nam được thị trường đánh giá rất cao, với hai thị trường chủ lực là Mỹ là Nhật Bản. Đây là những thị trường rất khó tính về chất lượng thực phẩm, đặc biệt là thủy hải sản tươi sống.

 “Gắn liền với sự tăng lên của sản lượng tôm là phụ phẩm. Năm 2017, phụ phẩm của tôm cả nước khoảng trên 320.000 tấn và dự kiến tới năm 2025 sẽ tăng thêm tới 60%. Đây có thể coi là một “mỏ vàng” của ngành tôm nếu được ứng dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có giá trị tăng cao như chitin, chitosan, protein thủy phân,… được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm chức năng, vật liệu sinh học, y tế, nông nghiệp…”,  Thứ trưởng khẳng định.

Để giải quyết tổng thể bài toán về ngành tôm Việt Nam, bên cạnh việc quan tâm đến công nghệ chế biến, chúng ta cần quan tâm đúng mức đến thị trường tiêu thụ, tăng cường mối liên kết giữa viện, trường, nhà khoa học với doanh nghiệp đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Nhiều đại biểu, chuyên gia tham dự Hội thảo cũng cho rằng, ngành phụ phẩm tôm tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển nhưng trên thực tế chưa khai thác đúng tiềm năng. Việc ứng dụng KH&CN vào chế biến phụ phẩm tôm thành sản phẩm có giá trị cao chưa nhiều, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn nguyên liệu này.

Từ thực tế đó, các đại biểu cũng nhận định, các Bộ, ngành có liên quan nên điều chỉnh chiến lược phát triển ngành này cho phù hợp hơn. Nếu khai thác được phụ phẩm tôm sẽ không những tránh lãng phí nguồn nguyên liệu mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và nhiều vùng, miền trong cả nước nói chung. Để phát triển ngành phụ phẩm tôm tại Việt Nam, cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và giải pháp hữu ích.

Phương Hiếu - Thu Trà - Văn Chuyên

Nhận định
上一篇:Đà Nẵng đã có 24.800 camera giám sát an ninh, trật tự trên toàn thành phố
下一篇:Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng  giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0