Hai người bị cách ly bà Phan Thị Hân (SN 1955, mẹ của Thủy) và anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1985, anh trai Thủy), tất cả cùng ngụ khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp.
Lý do 2 người này bị cách ly là do có tiếp xúc với Thủy một đêm trước khi cô gái này được đưa đến khu cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh Bình Dương (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một).
Trao đổi với PV, chủ tịch UBND phường Tân Đông Hiệp Võ Văn Giàu cho hay, sau khi đưa 2 người thân đến nơi cách ly, lực lượng chức năng đã tiến hành phun thuốc khử trùng tại căn nhà gia đình Thủy ở và khu vực dân cư xung quanh để phòng chống dịch.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương Huỳnh Thanh Hà, chiều qua Thủy đã chủ động đến BV đa khoa tỉnh để khám sức khỏe, sau đó xin vào khu cách ly tập trung do trước đó đã từ Hàn Quốc trở về.
Thời điểm kiểm tra sức khỏe, Thủy không có biểu hiện bệnh, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Đơn vị y tế đã tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.
Trước đó Thủy lên facebook khoe mình không bị cách ly khi từ Hàn Quốc về |
Trước đó, Thủy gây xôn xao dư luận khi lên facebook phát trực tiếp (livestream) nói mình vừa từ vùng dịch ở Hàn Quốc về, sau đó khoe mình thông minh nên không bị cách ly tại sân bay.
Đoạn livestream của Thủy sau đó lan truyền trên mạng xã hội, vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận.
Biết mình bị chỉ trích, ngày 26/2 Thủy đã đón taxi từ nhà mẹ ruột ở phường Tân Đông Hiệp đi khám sức khỏe rồi xin vào khu cách ly tập trung.
Trong diễn biến liên quan, Sở Y tế Bình Dương vừa ban hành công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế địa phương thực hiện cách ly 14 ngày, theo dõi ít nhất 7 ngày đối với những người từ Hàn Quốc và từ các vùng khác có dịch về Bình Dương.
" alt=""/>Cô gái về từ Hàn Quốc, cách ly tiếp 2 người thân, phun khử trùng nhàXung quanh những đóng góp tại hội thảo “Tham vấn góp ý cho Dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi” do Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng cường tiếp cận nhóm người thiệt thòi, đặc biệt là những người khuyết tật và những người thuộc giới tính khác.
Chia sẻ về những khó khăn của cộng đồng người khuyết tật, anh Nguyễn Tuấn Linh, Trưởng ban Vận động Hội Người điếc Việt Nam cho rằng, những điều khoản dành cho người điếc trong luật vẫn còn chung chung, chưa rõ ràng. Ngôn ngữ ký hiệu của người điếc vẫn chưa được công nhận và được đưa vào Luật Giáo dục khiến việc học của những đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam
“Người điếc đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi xin việc làm do còn nhiều rào cản về định kiến khiến họ khó tìm được việc làm phù hợp với khả năng của mình. Có trường hợp người điếc đã tốt nghiệp THPT nhưng các trường đại học không đồng ý chấp nhận cho theo học mặc dù họ đã có những kết quả thi tốt và đủ điều kiện nhập trường.
Do vậy, rất ít người điếc được theo học đến trình độ cao đẳng, đại học. Họ phải mất một thời gian dài chờ đợi hoặc có những điều tiêu cực đã làm người điếc nản chí trong quá trình theo đuổi con đường học tập của mình” – anh Linh chia sẻ.
Thay mặt cộng đồng người khuyết tất, anh Linh hi vọng rằng luật cần bổ sung một số điều khoản để động viên sự tham gia vào quá trình học tập của người điếc cũng như những người mù, người khuyết tất vận động.
“Mục tiêu cuối cùng chúng ta cùng hướng đến là không bỏ lại ai phía sau, giáo dục cho tất cả mọi người”.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam đã tham gia, góp ý một số sửa đổi cụ thể.
Chẳng hạn ở khoản 9 điều 2 của dự thảo có nói: “Nhà nước tạo điều kiện cho nhóm học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc”.
Trong khi đó, xã hội hiện nay còn bộ phận rất lớn những người khuyết tật khác như người mù, người điếc. Vì vậy luật cần phải bổ sung “Nhà nước tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được học tiếng dân tộc và người mù được học chữ Braille, người điếc được học ngôn ngữ kí hiệu”.
“Chỉ cần một dòng như thế trong luật sẽ tạo cơ sở pháp lý để sau này khi triển khai sẽ có nhiều thuận lợi hơn, bởi ngôn ngữ kí hiệu hiện nay chưa được công nhận chính thức. Vì vậy nếu được đưa vào, việc xây dựng thiết kế bài giảng và làm từ điển sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”, ông Phương nói.
Theo ông, hiện nay nhiều học sinh khuyết tật còn khó khăn khi đi xin học tại các trường. Việc được nhận vào học hay không còn phụ thuộc vào quan điểm của người đứng đầu trường đó.
Tuy nhiên, khi được đưa vào luật và trở thành yêu cầu bắt buộc, việc học tập của học sinh khuyết tật ở tất cả các trường sẽ dễ dàng hơn.
Hay ở điều 12, ông Phương cho rằng, khi nói đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong Luật có ghi: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, giới tính nam nữ”. Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn một nhóm người đồng tính đang được xã hội quan tâm. Do vậy nên chăng điều này có thể đưa vào luật bằng cách bổ sung thêm 5 chữ “và các giới tính khác”.
Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm thay đổi nhận thức của xã hội đối với người đồng tính. Bởi thực tế, sự kì thị đã khiến việc học tập của học sinh có giới tính khác nam và nữ vẫn gặp nhiều khó khăn.
“Đây là điều cần thiết phải luật hóa để tạo điều kiện cho các em học tập” – ông Phương nói.
Thúy Nga
UBTVQH thống nhất lùi việc thông qua luật Giáo dục tại kỳ họp cuối năm nay sang kỳ họp giữa 2019 để bàn kỹ hơn về kỳ thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>'Đừng bỏ lại người khuyết tật phía sau'Hai ngôi sao Thái Lan trong bộ phim My Only 12%là Santa Pongsapak Oudompoch và Earth Katsamonnat cũng từng nhảy trên nền nhạc của Hoàng Thuỳ Linh.
Thắm Nguyễn
Hoàng Thùy Linh: Không 'đối thoại' với công chúng bằng chuyện đời tưTrong suốt những năm tháng làm nghề, tôi luôn “đối thoại” với công chúng và khán giả bằng âm nhạc thay vì những chuyện riêng của bản thân - Hoàng Thuỳ Linh chia sẻ." alt=""/>Ca khúc 'See Tình' của Hoàng Thùy Linh gây sốt ở nhiều nướcVới Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), những ngày này, hệ thống của các bưu điện tỉnh, thành trên toàn quốc cũng hối hả cố gắng giao kịp những chuyến hàng cuối cùng tới tay khách hàng.
Thông tin với VietNamNet, đại diện cả 2 doanh nghiệp bưu chính lớn là Vietnam Post và Viettel Post cho hay, dịp cuối năm, nhu cầu kinh doanh, mua sắm của người dân tăng cao, do đó sản lượng đơn hàng thời gian cận Tết tăng khoảng 30 - 40% so với ngày thường trong năm.
Nhằm đảm bảo lưu thoát ổn định hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát của người dân, ngay từ đầu tháng 12/2022 các doanh nghiệp bưu chính đều chuẩn bị các phương án tổ chức, sản xuất, khai thác, giao nhận sẵn sàng cho đợt cao điểm cận Tết.
Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Post Phạm Văn Tuyên, hơn 8.000 bưu tá được huy động làm việc cả các ngày thứ 7, Chủ nhật và tổ chức thành nhiều ca luân phiên vận hành 24/7, đảm bảo nhận hàng và kết nối hàng đi ngay trong mỗi buổi làm việc. Với sự hỗ trợ của bản đồ số, hệ thống theo dõi hành trình bưu phẩm, hành trình xe theo thời gian thực, các bưu cục cũng thuận lợi hơn trong việc điều hành khai thác, giao đơn hàng.
“Các bưu cục của chúng tôi sẽ được mở cửa liên tục từ 7h30 -21h hàng ngày, phục vụ xuyên tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Bộ phận chăm sóc khách hàng trên các kênh trực tuyến cũng trực xuyên Tết để hỗ trợ thông tin kịp thời”,ông Phạm Văn Tuyên cho biết thêm.
Còn tại Vietnam Post, ở các trung tâm khai thác, đơn vị đã tăng cường lao động, sắp xếp số lượng khai thác viên linh hoạt, phù hợp trong từng ca theo sản lượng hàng hóa thực tế, tổ chức làm thêm giờ nhằm đảm bảo lưu thoát hàng hóa nhanh nhất. Các Bưu điện tỉnh, thành phố chủ động tăng cường một số chuyến thư đột xuất, không để hàng hóa tồn đọng.
Vietnam Post lưu ý các đơn vị trên mạng lưới tăng cường khâu kiểm tra tình trạng túi gói khi giao nhận giữa các bộ phận liên quan, đổi kiểm bưu gửi đi trong chuyến thư kịp thời phát hiện sai sót và nâng cao kiểm soát chất lượng ở từng khâu khai thác, chia chọn, hạn chế tối đa khả năng xảy ra mất mát, lạc hướng…
Các Bưu điện chủ động bố trí bưu tá, lực lượng phát, tổ chức phát hàng ngoài giờ hành chính, xây dựng các tuyến phát tăng cường theo nguyên tắc phát hết hàng hóa trong ca, trong ngày, nhất là tại địa bàn có sản lượng bưu phẩm lớn.
Số tuyến phát, thời gian phát - nghỉ của bưu tá cũng được các Bưu điện địa phương điều chỉnh tăng, giảm linh hoạt, đảm bảo tất cả các bưu gửi đến bưu cục phát trong ngày 20/1/2023 (29 Tết) đều được phát đến tay người nhận trước Tết, chậm nhất là trước 12h trưa ngày 21/1/2023 (30 Tết).
Trong kỳ nghỉ lễ tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, các Bưu cục cấp 1 (bưu cục trung tâm tỉnh, thành phố) tổ chức phục vụ người dân và doanh nghiệp đến hết ngày 21/1/2023 (30 Tết) và mở cửa trở lại từ ngày 25/1/2023.
Các bưu cục cấp 2, 3, các điểm bưu điện văn hóa xã, căn cứ theo tình hình thực tế, phong tục, tập quán của từng địa bàn cụ thể, các Bưu điện tỉnh, thành phố chủ động việc đóng, mở cửa, bố trí số lượng nhân viên giao dịch phù hợp, phục vụ tối ưu nhu cầu của khách hàng.
" alt=""/>Doanh nghiệp bưu chính tất bật lưu thoát hàng hóa dịp Tết Nguyên đán 2023