Gần nửa số thành phố lớn của Trung Quốc đang chìm dần

Các tác giả của báo cáo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science cho hay, 45% đất đô thị của Trung Quốcđang chìm nhanh hơn 3mm mỗi năm, với 16% đất đô thị chìm ở mức hơn 10mm mỗi năm. Sự sụt lún này không chỉ do mức nước ngầm sụt giảm mà còn bởi sức nặng của xây dựng.
Theo đội ngũ các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Trung Quốc, với dân số đô thị vượt quá 900 triệu người thì ngay cả một phần đất nhỏ sụt lún cũng có thể trở thành mối đe dọa đáng kể với cuộc sống đô thị ở Trung Quốc. Sự sụt lún này đã khiến Trung Quốc thiệt hại hơn 7,5 tỷ NDT và trong thế kỷ tới, gần 1/4 phần đất ven biển có thể thấp hơn mực nước biển, khiến hàng trăm triệu người đối mặt với nguy cơ bị ngập lụt cao hơn.
Thành phố Thiên Tân, phía bắc Trung Quốc, nơi sinh sống của hơn 15 triệu người, được xác định là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Năm ngoái, 3.000 cư dân đã phải sơ tán sau thảm họa địa chất bất ngờ mà các nhà điều tra cho rằng do nguồn nước cạn kiệt cũng như do xây dựng các giếng địa nhiệt.
Nhiều khu vực khai thác than trước đây của Trung Quốc cũng phải hứng chịu hậu quả của việc khai thác quá mức, buộc nhà chức trách phải bơm bê tông vào các hầm than đổ nát để gia cố đất.
Vấn đề sụt lún không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Một nghiên cứu riêng biệt được công bố vào tháng 2 cho thấy, khoảng 6,3 triệu km2 đất trên toàn cầu đang gặp nguy cơ. Trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, với phần lớn thủ đô Jakarta hiện ở dưới mực nước biển.
Theo một nghiên cứu năm 2022 của Singapore, trong số 44 thành phố lớn ven biển có nguy cơ bị nhấn chìmdưới mực nước biển, có 30 thành phố ở châu Á. Matt Wei, chuyên gia địa vật lý tại Đại học Rhode Island, cho biết: "Đó là vấn đề về đô thị hóa và tăng trưởng dân số. Mật độ dân số lớn hơn, khai thác nhiều nước hơn và sụt lún nhiều hơn".

Máy bay Comac của Trung Quốc có thể phá vỡ thế độc quyền của Airbus và Boeing?
Comac C919 là máy bay chở khách được sản xuất nội địa tại Trung Quốc, được Bắc Kinh kỳ vọng sẽ phá vỡ thế độc quyền của Boeing và Airbus trên thị trường.(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Khỉ đột tuổi teen ở Mỹ nghiện smartphone
Những chiếc Lamborghini bị bỏ quên trong tình trạng hư hỏng gây sự chú ý ở Ấn Độ
Thực tế những chiếc xe này được dùng để đóng phim, và chúng không phải là siêu xe đắt đỏ mà chế lại từ dòng xe sedan rẻ tiền.
Nếu quan sát kỹ các bức ảnh, người tinh ý sẽ thấy nội thất là của Honda Civic thế hệ đầu tiên. Bên ngoài, lớp vỏ đã được khéo léo tạo hình để giống những chiếc siêu xe Lamborghini.
Thân vỏ của những chiếc xe này bị vỡ nát nhiều vị trí như đã trải qua tai nạn. Bộ phim mà những chiếc siêu xe giả tham gia có cảnh va chạm nên đó là lý do mà chúng có kết cục bên ngoài thảm hại, như vừa trải qua tai nạn và bị bỏ mặc. Đây cũng là nguyên nhân hợp lý bởi việc độ lên siêu xe từ dòng xe giá rẻ giúp đoàn làm phim tiết kiệm chi phí đáng kể.
Một chiếc xe khác cũng dùng cách tương tự mang màu tím đã xuất hiện trong bộ phim “Taarzan-The Wonder Car”. Chiếc xe này độ lại từ mẫu Toyota MR2, một chiếc xe thể thao hai chỗ ngồi giá cả phải chăng. MR2 được trang bị động cơ xăng tăng áp 2.0 lít, dẫn động bánh sau, tạo ra công suất cực đại khoảng 218 mã lực.
Toyota MR2 được độ lên mang diện mạo bên ngoài trông giống như một chiếc xe thể thao dùng cho mục đích quay phim. Chiếc Toyota MR2 sau khi kết thúc việc đóng phim được người chủ rao bán với giá 20 triệu rupee (khoảng hơn 6 tỷ VND) nhưng không ai để tâm. Một vài năm sau, chủ xe hạ giá xuống 350 ngàn rupee (khoảng 106 triệu đồng) và vẫn không tìm được người mua. Vì vậy, chiếc xe đã bị bỏ hoang và mục nát như hiện tại.
Đình Quý(theo Cartoq)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xót xa hình ảnh Toyota GR Supra độc nhất Việt Nam "dầm mưa dãi nắng"
Chiếc xe thể thao hai cửa nổi tiếng Toyota GR Supra đầu tiên về Việt Nam đã bị "bỏ rơi" trong tình trạng phủ bụi dày đặc, không được che chắn cẩn thận, khiến giới mê xe không khỏi xót xa.
" alt="Sự thật những siêu xe Lamborghini bị lãng quên ở Ấn Độ" />Nghi phạm Hương tại cơ quan công an. Ảnh: CACC Theo hồ sơ vụ việc, Cơ quan điều tra tiếp nhận giải quyết đơn trình báo của chị D.T.B. (SN 1990, trú tại xã Tân Lập, huyện Lục Ngạn) về việc tại nơi ở của chị B xuất hiện nhiều tờ giấy A4 trong đó có in hình ảnh nhạy cảm của chị B. Những hình ảnh trên đã trực tiếp ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm của chị B.
Xác định vụ việc trên có dấu hiệu của tội phạm hình sự, lãnh đạo Công an huyện Lục Ngạn chỉ đạo Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội phối hợp với Công an xã Tân Lập tiến hành xác minh.
Quá trình điều tra cơ quan chức năng xác định đối tượng La Văn Hương là người đã trực tiếp in hình ảnh khỏa thân và nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của chị B.
Tại Cơ quan Công an, đối tượng Hương khai nhận, bản thân mình và chị B có quan hệ tình cảm, nhưng do mâu thuẫn nên đã thực hiện hành vi nêu trên.
" alt="Người đàn ông rải ảnh nhạy cảm của bạn gái cho mọi người xem" />
- ·Giải mã sức hút của nhà phố biển Thanh Long Bay
- ·Soi kèo góc Colombia vs Chile, 3h30 ngày 16/10
- ·Tỷ tỷ đạp gió 2023: Chi Pu nhào lộn, đu dây ở độ cao 8 m
- ·Nhận định, soi kèo Barito Putera vs Biak Numfor, 15h30 ngày 08/12: An toàn ra về
- ·Ngôi nhà màu trắng thanh lịch mang lại cảm giác ấm áp cho chủ nhân
- ·Soi kèo phạt góc Tây Ban Nha vs Serbia, 01h45 ngày 16/10
- ·MC Đại Nghĩa không áp lực khi thay thế Trấn Thành
- ·Soi kèo phạt góc Uruguay vs Ecuador, 6h30 ngày 16/10
- ·Giá xe sau Tết: Ford Explorer chênh 300 triệu, Honda CR
- ·Soi kèo góc Italia vs Israel, 01h45 ngày 15/10
Từ đầu năm 2020, những thông tin về sự hợp nhất giữa Grab và Gojek liên tục xuất hiện. Cứ mỗi lần cập nhật, lại có thêm nguồn tin khẳng định về bước tiến mà 2 công ty này đạt được trong đàm phán.
Mới đây nhất, Bloomberg đưa tin Grab và Gojek đã vượt qua được những quan điểm khác biệt, thống nhất nhiều hạng mục đàm phán để có thể tiến tới một thỏa thuận hợp nhất. Với 2 “siêu kỳ lân” công nghệ đều có trụ sở tại Đông Nam Á, đây có thể trở thành thương vụ công nghệ lớn nhất khu vực.
Kỳ phùng địch thủ tại Đông Nam Á
Theo Bloomberg, những ý tưởng về việc sáp nhập Grab với Gojek được đề xuất sau chuyến đi Indonesia của ông Son Masayoshi, CEO và nhà sáng lập của SoftBank vào tháng 1. Tại đây, ông đã hứa hẹn sẽ tiếp tục đầu tư vào đất nước đông dân nhất khu vực.
Với dân số vào khoảng 274 triệu người, Indonesia là một thị trường quá lớn và hấp dẫn. Đây cũng là “sân nhà” của Gojek, nơi công ty này ra đời 10 năm trước.
Sức hấp dẫn của Indonesia cũng khiến cho Grab, có trụ sở tại Singapore, không muốn bỏ qua. Theo thống kê của Financial Times năm 2019, Gojek hoạt động ở 207 thành phố Đông Nam Á, trong đó có 203 thành phố thuộc Indonesia. Con số tương ứng của Grab là 339 và 224.
Grab và Gojek là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt trong thị trường gọi xe, giao đồ ăn lẫn tài chính số tại Indonesia. Ảnh: Bloomberg.
“Hiện nay chẳng có ai hoàn toàn trên cơ. Không tính Indonesia thì Grab đang có lợi thế, nhưng ở Indonesia Gojek vẫn là người nắm cuộc chơi, và thị trường có thể thành độc quyền kép”, Neeu Laungani, Giám đốc đầu tư lĩnh vực công nghệ tại châu Á của Deutsche Bank nhận xét.
Quy mô thị trường quá lớn vừa hứa hẹn khả năng tăng trưởng, vừa yêu cầu nguồn lực khổng lồ.
Bắt đầu từ lĩnh vực gọi xe, Grab lẫn Gojek đều đã mở rộng ra các mảng kinh doanh khác như giao đồ ăn, thanh toán điện tử hay quản lý tài sản. Việc mở rộng nhanh chóng để đạt tầm vóc đủ lớn khiến 2 công ty phải liên tục đầu tư. Lợi nhuận vì thế trở thành mục tiêu rất khó đạt được trong thời gian ngắn.
"Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được", Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.
Năm 2018, CEO Gojek khi đó là Nadiem Makarim trả lời Reuters rằng công ty này kỳ vọng có lợi nhuận “sau vài năm nữa”. Tới tháng 11 vừa qua, đồng CEO Andre Soelistyo của Gojek tiết lộ công ty này đã có lợi nhuận hoạt động ở 4 mảng kinh doanh chính, và đang tìm sự cân bằng giữa gọi vốn và tự đầu tư.
Trong khi đó, trả lời CNBC vào năm 2019, CEO Grab Anthony Tan tiết lộ công ty này sẽ chỉ IPO khi toàn bộ mảng kinh doanh đã có lợi nhuận. Tuy nhiên, ông Tan không nêu cụ thể thời điểm mà Grab dự kiến đạt được điều đó.
Áp lực từ những nhà đầu tư tên tuổi
Những tên tuổi đứng sau 2 siêu kỳ lân công nghệ đều là công ty lớn. Danh sách nhà đầu tư của Gojek có Tencent và Google, trong khi Grab được SoftBank và Microsoft đổ vốn. Sau nhiều vòng đầu tư, Grab được định giá 14 tỷ USD, còn con số của Gojek là 10 tỷ USD.
Sức ép từ những gã khổng lồ đứng phía sau có thể là lực đẩy chính khiến Grab, Gojek đến gần nhau.
CEO SoftBank Son Masayoshi đã ủng hộ việc sáp nhập 2 công ty sau khi thăm Indonesia đầu năm nay. Ảnh: Phủ tổng thống Indonesia.
“Các thế lực đứng sau muốn những điều mà Grab hay Gojek không thể kiểm soát được. Chúng ta đang nói đến những nhà đầu tư dài hạn với quyền lực lớn ở cả 2 công ty, và tất cả đều muốn dừng đốt tiền hoặc tìm đường rút mang lại lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình”, Financial Times dẫn lời một nhà đầu tư của Grab.
Tư duy này có thể thấy rõ nhất ở SoftBank, ông lớn về đầu tư trong lĩnh vực công nghệ. Thất bại với WeWork năm 2019 khiến cho công ty của Son Masayoshi trở nên cẩn thận hơn với những startup vẫn đang cần “đốt tiền” để phát triển.
Đại dịch Covid-19 càng khiến cho những công ty trở nên thận trọng hơn trong những khoản chi để mở rộng thị trường.
Trước đó, ông Son từng tin rằng thị trường gọi xe sẽ chỉ có thế độc quyền, nơi công ty có nhiều tiền nhất sẽ thống lĩnh. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự cạnh tranh bền bỉ của Gojek, đặc biệt là tại Indonesia, có lẽ nhà đầu tư Nhật Bản đã nghĩ lại.
Việc sáp nhập sẽ giúp cho 2 công ty có thể tập trung nguồn lực để tăng tốc, hướng tới mục tiêu đạt lợi nhuận. Các nhà phân tích cho rằng liên danh của Grab, Gojek sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần tổng định giá của 2 công ty hiện tại.
Kết thúc "cuộc chiến taxi"
Grab, Gojek cũng đang có một đối thủ chung đáng gờm: Sea. Công ty có trụ sở tại Singapore này đã tiến vào thị trường Indonesia năm 2018 với ví điện tử ShopeePay. Theo thống kê của công ty Ipsos vào tháng 10, ShopeePay là ví điện tử được chuộng nhất tại Indonesia, với tỷ lệ người dùng cao hơn 2 giải pháp của Grab (OVO) và Gojek (GoPay).
Chỉ trong năm 2020, giá trị cổ phiếu của Sea đã tăng gần 3 lần, giúp công ty này được định giá tới hơn 87 tỷ USD. Lĩnh vực game và thương mại điện tử là những trụ cột giúp công ty này tự tin mở rộng vào mảng thanh toán trực tuyến.
Khó khăn từ thị trường, sức ép từ nhà đầu tư và áp lực từ đối thủ lớn khiến cho thương vụ sáp nhập Grab, Gojek trở nên khả thi hơn. Những yếu tố cản trở vụ mua bán là sự phản đối của những quản lý cấp cao của 2 công ty, cũng như sự vướng mắc về pháp lý với các quy định về độc quyền.
Tuy nhiên, yếu tố thứ hai có thể không gây trở ngại quá lớn đối với một thương vụ trị giá hàng chục tỷ USD. Sau thương vụ Grab mua lại hoạt động của Uber vào năm 2018, cả 2 công ty chỉ bị phạt 9,7 triệu USD.
Anthony Tan, nhà đồng sáng lập Grab có thể trở thành CEO của liên danh mới. Ảnh: Bloomberg.
Nhà sáng lập Nadiem Makarim của GoJek và Anthony Tan của Grab từng học chung khóa MBA tại Harvard năm 2011. Hai nhân vật này sau đó đã trở thành những đối thủ lớn của nhau, với 2 siêu kỳ lân của Đông Nam Á.
Giờ đây Makarim đã trở thành Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa của Indonesia. Người bạn học cũ của ông, Anthony Tan, có thể trở thành CEO của liên danh mới, hợp nhất ước mơ của cả 2.
Năm 2016, tờ báo nội bộ của trường kinh doanh Harvard từng điểm lại cuộc đối đầu giữa Gojek và Grab trong bài viết có tựa đề "Cuộc chiến taxi ở Jakarta". Gọi xe hiện nay không còn là lĩnh vực quan trọng duy nhất của cả 2 công ty. Sáp nhập là một lựa chọn hợp lý, giúp cho họ tiến đến tương lai với những lĩnh vực hứa hẹn khác như thanh toán điện tử cùng những đối thủ mới.
(Theo Zing)
Grab và Gojek đang chốt điều khoản để sáp nhập
Thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek nếu xảy ra sẽ có tác động mạnh tới thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung.
" alt="Lý do Grab, Gojek cần về một nhà" />Quang cảnh xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 257MW tại tỉnh Phú Yên. Ảnh: hcmcpv.org.vn
Ngày 9/10, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA) và Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân Châu Á (LEAP) phối hợp Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã ký thỏa thuận cho vay nhằm tài trợ vốn cho dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhất Đông Nam Á với công suất 257MW tại tỉnh Phú Yên là một trong các dự án được cấp tài trợ dài hạn để xây dựng và vận hành.
Chủ đầu tư dự án là tập đoàn B.Grimm Power Public Company Limited Group – nhà sản xuất điện độc lập hàng đầu tại Thái Lan và Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thành Việt Nam. Theo thỏa thuận, ADB cho vay 9,3 triệu USD lấy từ Quỹ LEAP. Đây cũng là khoản hỗ trợ cho vay đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh đầu tiên được cấp chứng nhận quốc tế theo khuôn khổ chương trình tiêu chuẩn và chứng nhận trái phiếu khí hậu.
Sau khi hoàn thành, dự án nhà máy điện mặt trời tại Phú Yên sẽ đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng ở các địa điểm du lịch gần địa bàn dự án, như tỉnh Quảng Ngãi hay TP Nha Trang, giảm 123.000 tấn khí thải carbon dioxide mỗi năm. Nó cũng hướng đến giảm phụ thuộc vào than đá và dầu diesel, góp phần tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch trong nước.
Quỹ LEAP được hình thành trên cơ sở chương trình “Đối tác Cơ sở Hạ tầng Chất lượng cao” do Nhật Bản khởi xướng ngày 21/11/2015. Tháng 3/2016, JICA đã phê duyệt khoản đóng góp 1,5 tỷ USD vào Quỹ LEAP. Quỹ tập trung hỗ trợ đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân chất lượng cao tại các nước châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều lĩnh vực như như giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, dịch vụ y tế với giá cả hợp lý...
JICA cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế khác nhau để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước và khu vực đang phát triển, thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).
Hải Lam
Nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 20% tổng cung năng lượng vào năm 2030
Chính phủ đặt mục tiêu các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm 15 – 20% tổng cung năng lượng sơ cấp đạt vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045.
" alt="JICA hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á" />
- ·Nóng trên đường: Hai cô gái trẻ với tình huống đi chơi Tết nhớ đời
- ·Nhận định, soi kèo Santos Laguna vs Atlas, 8h05 ngày 14/7
- ·Nhận định, soi kèo HAGL với Quảng Nam, 17h00 ngày 23/2: Tiếp tục khủng hoảng
- ·5 MC bị kỷ luật vì clip nhảy nhạc BlackPink: 'Nỗi ô nhục cho nghề báo'
- ·Phát hiện 19 nam nữ 'bay lắc' trong biệt thự sân golf Tam Đảo
- ·Phân tích kèo hiệp 1 Campuchia vs Malaysia, 16h30 ngày 6/12
- ·Soi kèo phạt góc Mexico vs Mỹ, 09h30 ngày 16/10
- ·Soi kèo góc Trung Quốc vs Indonesia, 19h00 ngày 15/10
- ·Truyện Husky Và Sư Tôn Mèo Trắng Của Hắn
- ·Link xem trực tiếp Chivas Guadalajara vs Club Necaxa, 10h ngày 14/7