Công nghệ

Bộ trưởng Bộ Công an gặp mặt lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-01 15:12:18 我要评论(0)

Chiều 14/6,ộtrưởngBộCôngangặpmặtlãnhđạocơquanchỉđạoquảnlýbáochílịch vaạn niên tại Hà Nội, Thượng tướlịch vaạn niênlịch vaạn niên、、

Chiều 14/6,ộtrưởngBộCôngangặpmặtlãnhđạocơquanchỉđạoquảnlýbáochílịch vaạn niên tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì cuộc gặp mặt lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và lãnh đạo cơ quan báo chí, nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Cũng theo ông Nhật, số liệu của bộ đếm trên trình quản lý không chính xác so với thực tế. "Người dùng vẫn click vào quảng cáo nhưng do không đúng sở thích, nhu cầu nên không chuyển đổi ra đơn hàng được", Nhật nói.

Quảng cáo Facebook Pixel đã không còn chính xác

Cuoc chien quang cao Apple-Facebook anh 1

Bản cập nhật iOS mới nhất cho phép người dùng chặn các ứng dụng như Facebook theo dõi họ.

Facebook Pixel là công cụ được Facebook triển khai nhằm hỗ trợ các nhà quảng cáo tối ưu hiệu quả chiến dịch. Đây là đoạn mã Javascript mạng xã hội này cung cấp cho các nhà quảng cáo chèn vào website để theo dõi hành vi người dùng, đo lường hiệu quả quảng cáo.

Theo Statista, tại Việt Nam, 36,2% người dùng smartphone sử dụng iPhone trong năm 2020. Tính đến đầu 2021, hơn 68 triệu người Việt Nam sử dụng Facebook, trong đó có 13 triệu người dùng iOS.

Trong khi đó, theo số liệu của Apple, đã có hơn 90% người dùng trong số này cập nhật iOS 14. Có thể thấy, bản cập nhật iOS 14.5 sẽ ảnh hưởng diện rộng đến nhóm người dùng các thiết bị của Apple tại Việt Nam.

Theo ông Nhật, sau bản cập nhật iOS 14.5, các số liệu quảng cáo gửi về không chính xác. "Dù CPM (chi phí quảng cáo trên 1.000 lần hiển thị) rẻ hơn trước, giới chạy quảng cáo trên Facebook đang kêu trời vì không ra được đơn hàng nào. Apple và Facebook 'đánh nhau' nhưng chúng tôi mới là nạn nhân đầu tiên", ông Nhật nói thêm.

Trong khi đó, theo Bùi Việt Anh, cựu CEO công ty truyền thông Pancake, những thay đổi mới của iOS 14 sẽ mang đến lợi ích cho người dùng.

"Facebook quá nhiều tai tiếng với các vụ rò rỉ dữ liệu cá nhân của người dùng. Chính sách mới của Apple sẽ bảo vệ dữ liệu người dùng tốt hơn. Bù lại, quảng cáo người dùng xem trên Facebook không còn là những thứ họ quan tâm nữa", ông Việt Anh nhận định.

Facebook vẫn có thể thu thập dữ liệu theo nhiều cách khác

Trái lại, theo ông Phan Bá Tuấn, quản trị viên nhóm thương mại điện tử với gần 300.000 thành viên lại cho rằng người dùng sẽ gặp nhiều phiền phức hơn sau iOS 14.5.

"Người dùng thay vì nhìn thấy quảng cáo sản phẩm có tương tác trước đó, giờ đây họ phải xem tất cả mọi thể loại quảng cáo. Những quảng cáo, bài viết không phù hợp, họ đều phải xem", ông Tuấn phân tích.

Cuoc chien quang cao Apple-Facebook anh 2

Facebook phản ứng quyết liệt trước những thay đổi của iOS 14.5. Ảnh: Shutter.

Tuy vậy, ông Tuấn cho rằng Facebook sẽ sớm có giải pháp thay thế công cụ Pixel để lấy thông tin người dùng.

"Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bài quảng cáo trên dòng thời gian của Facebook, dù không bình luận hay tương tác, chỉ cần nhìn vào đó khoảng thời gian nhất định, bạn chắc chắn sẽ phải nhìn thêm những quảng cáo tương tự ở lần sau", ông Tuấn cho biết.

Tuy vậy, ở một số lĩnh vực, cuộc chiến của Apple và Facebook sẽ là án tử cho họ.

"Mảng kinh doanh chịu ảnh hưởng nhiều nhất chính là game. Khi người dùng không cho phép theo dõi thiết bị nữa, các tựa game iOS sẽ không thể tiếp cận chính xác người dùng", Thanh Phong, sáng lập công ty truyền thông Wagency cho biết.

Đòn chí mạng vào mô hình kinh doanh của Facebook

Cách Facebook kinh doanh từ trước đến nay dựa trên dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, công ty này lại tỏ ra bế tắc trong việc bảo vệ nguồn thông tin này. Bằng chứng là các vụ rò rỉ dữ liệu như Cambridge Analytica, hay gần đây nhất vào đầu tháng 4, 500 triệu tài khoản mạng xã hội này bị lộ.

Về phía Apple, trong nhiều năm, người đứng đầu công ty Tim Cook cho rằng Facebook coi người dùng như một sản phẩm, kiếm tiền từ quảng cáo và đùa cợt với quyền riêng tư của họ.

Cuoc chien quang cao Apple-Facebook anh 3

Thiếu dữ liệu người dùng, Facebook khó lòng chứng minh với nhà quảng cáo hiệu quả của nền tảng. Ảnh: Unsplash.

Người dùng dường như cũng có chung quan điểm với CEO Apple. Dựa trên phân tích của hãng nghiên cứu AppsFlyer với 300 ứng dụng được cài trên 2.000 chiếc iPhone, trung bình 32% người đồng ý cho phép ứng dụng thu thập dữ liệu. Đồng nghĩa, 68% còn lại không muốn bị theo dõi.

Theo Phó Chủ tịch mảng Thông tin số từ công ty tiếp thị điện tử WPromote Simon Poulton, nếu kết quả tiếp thị trên Facebook suy giảm, nhà quảng cáo chắc chắn sẽ từ chối đổ tiền vào nền tảng.

"Tất cả những gì nhà quảng cáo thừa hưởng đều được Facebook xây dựng dựa trên thuật toán đã vận hành trong nhiều năm. Chẳng ai muốn đạp đổ đi tất cả để xây dựng lại cái mới", ông Thanh Phong chia sẻ.

Ông Donnie Chu, nhà sáng lập Tập đoàn truyền thông DC Group nhận định giữa Apple và Facebook là mối quan hệ cộng sinh chéo, rất phức tạp. "Nguồn thu lớn thứ 2 của Apple là App Store. Các ứng dụng, game cần tăng trưởng, và nhóm sản phẩm này cũng cần quảng cáo trên Facebook", ông Chu nói.

Tuy nhiên, tất cả chuyên gia đều có chung nhận định Facebook sẽ chịu thiệt hại nghiêm trọng, một khi Apple triển khai rộng rãi thay đổi quyền riêng tư mới.

"Facebook sẽ khó thu thập dữ liệu người dùng hơn. Mạng xã hội này cũng không chứng minh được quảng cáo trên nền tảng của mình là có hiệu quả khi không có số liệu thống kê để trình bày cho nhà quảng cáo", ông Việt Anh cho biết.

(Theo Zing)

iOS 14.5: Cơn ác mộng của Mark Zuckerberg đã đến, từ Tim Cook

iOS 14.5: Cơn ác mộng của Mark Zuckerberg đã đến, từ Tim Cook

Bản cập nhật hệ điều hành iOS mới đã biến cuộc chiến về quyền riêng tư của Apple với Facebook trở nên toàn diện.

" alt="Người bán hàng online Việt lao đao sau bản cập nhật iOS 14.5" width="90" height="59"/>

Người bán hàng online Việt lao đao sau bản cập nhật iOS 14.5

{keywords}Grab chuẩn bị IPO tại Mỹ thông qua công ty SPAC. (Ảnh: Internet)

Grab sẽ là cái tên tiếp theo sau Sea niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ. Cổ phiếu Sea nằm trong số các cổ phiếu hoạt động tốt nhất trên toàn cầu năm 2020 nhờ nền tảng thương mại điện tử Shopee tăng trưởng mạnh. Cả hai đều đặt trụ sở tại Singapore.

Trong khi đó, hai kỳ lân Gojek và Tokopedia của Indonesia chuẩn bị sáp nhập thành GoTo. GoTo cũng đặt mục tiêu IPO tại Mỹ cuối năm nay. Theo Nikkei, sẽ có thêm nhiều công ty đi theo Grab và GoTo nhờ sự bùng nổ của thị trường vốn và SPAC giúp lộ trình IPO trở nên đơn giản hơn. Một số kỳ lân khác như Traveloka, Bukalapak đã úp mở về ý định IPO.

Sự bùng nổ này đi cùng với lượng tiền khổng lồ. Hàng tỷ USD vốn tư nhân từ các tập đoàn như SoftBank, Uber, Facebook, Google, Microsoft, Tencent… đã được bơm vào những doanh nghiệp trong cuộc đua “đốt tiền” chiếm thị phần tại các nền kinh tế đặc biệt cạnh tranh như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam.

Tuy nhiên, các công ty Đông Nam Á phát hành cổ phiếu tại phương Tây cũng là phép thử quan trọng cho các tiêu chuẩn quản trị tại đây. Châu Á nổi tiếng cấu trúc quản trị doanh nghiệp chưa hoàn thiện. Những bê bối liên quan tới doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là lời nhắc nhở rằng IPO tiềm ẩn nhiều vấn đề lớn hơn.

Trong hồ sơ của mình, Grab vạch ra một số rủi ro, bao gồm cuộc điều tra vào các vi phạm luật chống tham nhũng tiềm ẩn liên quan tới một thị trường đang hoạt động. Công ty đã báo cáo vi phạm cho Bộ Tư pháp Mỹ và từ chối bình luận thêm.

Cùng lúc này, Anthony Tan – nhà sáng lập kiêm CEO Grab – được trao 60,4% quyền biểu quyết trong công ty dù chỉ nắm 2,2% cổ phần. Một nhà sáng lập sở hữu mức độ kiểm soát cao như vậy không phải điều bất thường hay bất hợp pháp, song thực tế Tan giữ quá ít cổ phần có thể khiến vài nhà đầu tư lo lắng.

Tập đoàn MNC của doanh nhân Hary Tanoesoedibjo (Indonesia) tiết lộ kế hoạch niêm yết công ty con Asia Vision Network trên sàn Nasdaq thông qua sáp nhập SPAC. Ông đối mặt với một loạt cáo buộc tham nhũng trong những năm gần đây.

Các nhà đầu tư Mỹ hẳn chưa thể quên hành vi mập mờ của các công ty Trung Quốc. Nhà chức trách Mỹ đã phạt chuỗi café Lucking Coffee 180 triệu USD sau khi phát hiện “Starbucks của Trung Quốc” thay đổi sổ sách ngân hàng, lập cơ sở dữ liệu giả.

Một số công ty khác như nền tảng streaming iQiyi, nhà cung cấp dịch vụ đào tạo Tal Education, tập đoàn công nghệ Joyy… từng bị điều tra gian lận.

Tất nhiên, không có điều gì hoàn hảo: các công ty phương Tây cũng chứng minh cơ cấu quản trị có vấn đề thông qua các bê bối như Wirecard hay nhiều vụ khác.

Dù vậy, sự nghi ngờ vẫn còn đó. Cổ phiếu Sea tăng 395% năm ngoái ngay cả khi công ty chưa từng có lãi và không có dấu hiệu sẽ sớm đạt được lợi nhuận. Grab cũng thua lỗ hàng năm kể từ khi hoạt động và dự kiến tới năm 2023 mới có lãi. Grab thậm chí còn đốt tiền nhiều hơn cả Sea. Năm 2020, “siêu ứng dụng” báo lỗ ròng 2,7 tỷ USD trên doanh thu ròng 1,6 tỷ USD. Lỗ lũy kế chạm mốc 10 tỷ USD vào cuối năm 2020.

Sau tất cả, chưa bao giờ các nhà đầu tư tiếp cận nền kinh tế Internet Đông Nam Á nhiều như vậy. Đây là khu vực năng động với 655 triệu người online những năm gần đây. Đầu tư vào Grab và các hãng khác là một trong những cách dễ nhất để tận dụng sự bùng nổ này.

Du Lam (Theo Nikkei)

 

5 điều cần biết về làn sóng sáp nhập SPAC để IPO tại Mỹ

5 điều cần biết về làn sóng sáp nhập SPAC để IPO tại Mỹ

SPAC có lịch sử hơn 30 năm song gần đây, người ta mới nghe nhiều tới nó, đặc biệt sau khi Grab tuyên bố sáp nhập để IPO tại Mỹ.

" alt="Rủi ro và cơ hội từ IPO công nghệ" width="90" height="59"/>

Rủi ro và cơ hội từ IPO công nghệ