Bí kíp luyện đỗ xe song song
Từ 1.4,íkípluyệnđỗipswich town đấu với man utd bài thi sát hạch lấy giấy phép lái xe ôtô sẽ có thêm bài tập khá khó là ghép xe ngang vào nơi đỗ. Làm thế nào để luyện kỹ năng này?
3 quy định mới về ôtô có hiệu lực từ 1/4当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Bí kíp luyện đỗ xe song song 正文
Từ 1.4,íkípluyệnđỗipswich town đấu với man utd bài thi sát hạch lấy giấy phép lái xe ôtô sẽ có thêm bài tập khá khó là ghép xe ngang vào nơi đỗ. Làm thế nào để luyện kỹ năng này?
3 quy định mới về ôtô có hiệu lực từ 1/4标签:
责任编辑:Nhận định
Với chủ đề “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”, tọa đàm có sự tham dự của ông Trần An, đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN; PGS.TS Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội; ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam và đại diện một số doanh nghiệp.
Chia sẻ về lý do tổ chức tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet cho biết: KHCN có vai trò rất quan trọng tạo sự bứt phá cho xã hội. Vì thế, các nước tiên tiến đều tập trung đầu tư cho KHCN để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển bền vững. Ở Việt Nam, KHCN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo những bước nhảy vọt cho sự phát triển. Vai trò này cũng được Đảng và Nhà nước khẳng định từ nhiều năm trước bằng nhiều nghị quyết, văn bản. Bên cạnh đó, việc đổi mới công nghệ là đòi hỏi cấp thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam.
![]() |
Ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập Báo VietNamNet |
Trong những năm qua có một thực tế rằng mỗi liên hệ giữa hoạt động nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ. Thực tế này khiến cả nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nước và người dân đều thiệt thòi, tiềm năng sẵn có không được phát huy. Nhiều sáng chế, giải pháp được nghiên cứu, nhưng gặp khó khăn về thương mại hóa.
Trước vấn đề này, Chính phủ đã nổ lực thúc đẩy kết nối giữa ba nhà gồm viện, trường - doanh nghiệp - nhà nước. Từ đó cải thiện chất lượng thị trường giao dịch, mối quan hệ cung cầu công nghệ, chuyển giao sản phẩm công nghệ mới được phát triển. Để hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đã có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ nghiên cứu KHCN. Bộ cũng thúc đẩy chuỗi phát triển thị trường KHCN phải bao gồm nghiên cứu - trung gian và chuyển giao. Trong đó, chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học.
Thời gian qua, dù thị trường KHCN đã được định hình và phát triển, nhưng nguồn cung về các giải pháp, thiết bị dịch vụ công nghệ còn hạn chế. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị giao dịch công nghệ chung toàn nền kinh tế là 20,9%. Trong đó, mức độ đóng góp những nghiên cứu từ viện, trường vào công nghệ chủ lực còn thấp. Nguồn cung thị trường KHCN chưa cao do những công trình nghiên cứu tại các trường được trải qua nhiều bước sàng lọc trước khi xem xét tới khả năng thương mại. Bởi có một số nghiên cứu dù có kết quả nghiệm thu tốt nhưng chưa sẵn sàng chuyển giao và có đủ điều kiện, yếu tố thị trường để doanh nghiệp, thị trường đón nhận.
Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI thực hiện mới đây, có tới gần 85% doanh nghiệp tự tiến hành hoạt động nghiên cứu phát triển để có được các sản phẩm mới, chỉ có gần 14% doanh nghiệp đã phối hợp với đơn vị bên ngoài triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.
"Trên tinh thần đó, báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để giải đáp thông tin chính sách của Nhà nước về thị trường KHCN; những thành tựu, kinh nghiệm mà doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu đã đạt được trong quá trình phát triển thị trường KHCN. Đây cũng là một trong những động lực và là đích đến của KHCN nước nhà, thương mại hóa và đưa các sản phẩm ra đời sống, phục vụ phát triển đất nước, phục vụ đời sống nhân dân, cũng là tự phát triển bản thân và khẳng định mình”, Phó Tổng Biên tập Võ Đăng Thiên cho biết.
![]() |
Thưa ông, Bộ KHCN đã đưa ra chương trình 2075 được coi là yếu tố trung gian hỗ trợ thương mại hóa các nghiên cứu trong nhà trường và của nhà khoa học. Vậy chương trình này hoạt động đã đem lại kết quả ra sao thưa ông?
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chương trình phát triển thị trường KH và CN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8-11-2013 và bắt đầu triển khai từ năm 2015, Chương trình đã đạt được một số kết quả như sau:
Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ vì vậy thông qua Dự án “Xây dựng hệ thống liên kết các sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến vùng duyên hải Bắc Bộ nhằm thúc đẩy thị trường công nghệ tại Việt Nam” đã góp phần kết nối 05 sàn giao dịch công nghệ của 05 tỉnh/thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình ứng dụng CNTT trong việc kết nối mua bán công nghệ, đẩy mạnh quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN (Bộ KHCN) |
Đối với tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, đã có hơn 25 sản phẩm được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt từ dự án thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ của Chương trình, đã góp phần nhằm làm tăng số lượng sản phẩm công nghệ được đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và tạo động lực gia tăng giá trị giao dịch mua bán tài sản trí tuệ bao gồm (giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ).
Hàng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức các sự kiện về xúc tiến chuyển giao công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ; phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chợ chợ công nghệ và thiết bị; Trình trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ; ngày hội khởi nghiệp công nghệ và các sự kiện về đổi mới sáng tạo; triển lãm sáng chế, triển lãm sản phẩm khoa học và công nghệ tiềm năng thương mại hóa ở trong nước và nước ngoài. Các sự kiện này tổ chức hàng năm quy mô vùng, quốc gia và quốc tế đã thúc đẩy hoạt động giao dịch công nghệ và thiết bị, tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN.
Có một thực trạng là việc liên kết giữa nghiên cứu và thị trường, giữa nhà khoa học và doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Vậy chúng ta đã có những giải pháp gì để giải quyết bài toán này?
Ông Trần An: Việc thúc đẩy liên kết và chuyển giao công nghệ giữa viện, trường với doanh nghiệp vẫn là một bài toán khó. Chỉ 5,7% doanh nghiệp được hỏi cho biết tìm đến viện, trường khi có nhu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cần tập trung hoàn thiện thể chế chính sách để phát triển thị trường khoa học và công nghệ trong bối cảnh mới; phát triển các tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường khoa học và công nghệ; thúc đẩy phát triển nhu cầu về hàng hóa khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ tại các doanh nghiệp; thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa khoa học và công nghệ trên thị trường khoa học và công nghệ; tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc xã hội hóa các sự kiện thúc đẩy kết nối cung - cầu công nghệ với sự tham gia của khu vực tư nhân…
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN). Theo đánh giá của ông thì các mô hình mà nhà nước hỗ trợ cho việc nghiên cứu KHCN và thương mại nó ra sao?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Để hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu trở nên hiệu quả thì có mấy vấn đề. Một là: ta phải có kết quả nghiên cứu tốt, có thể giải quyết được bài toán thị trường. Hai là đôi khi chúng ta nghĩ mọi nghiên cứu phải đi đến thị trường ngay song thực ra nghiên cứu có nhiều sứ mệnh. Nếu nghiên cứu cơ bản, nó để phát triển tri thức, các nhà khoa học luôn phải làm để đóng góp cho kho tàng tri thức nhân loại, ngoài ra các nhà khoa học còn có thêm nhiệm vụ đào tạo. Nghiên cứu cơ bản đóng góp rất tốt cho tri thức và đào tạo, nếu đi tới thị trường cần quá trình dài.
Về nghiên cứu ứng dụng, phải định hướng thị trường. Chúng ta mong muốn từ một đề tài ra thẳng thị trường, các nước cũng không làm được điều đó.
Do đó, đầu tiên, chúng ta phải xác định rõ vai trò và sứ mệnh của nghiên cứu khoa học. Thứ hai, chất lượng chúng ta không thể nào chuyển giao và doanh nghiệp không tìm đến nếu chất lượng không đáp ứng được.
Khi có quản lý tốt rồi mới nghĩ tới sự hỗ trợ của bước đi ra thị trường. Nhà nước nên đầu tư mạnh hơn nữa cho nghiên cứu vì bao giờ cũng thế, lượng đổi chất sẽ đổi đặc biệt trong bối cảnh chất lượng còn tương đối thấp. Tuy nhiên, hiện tại, làn sóng các bạn trẻ trở về nước, cung cấp đủ kinh phí họ làm nghiên cứu để từ đó ra sản phẩm… Cần trợ lực hơn nữa để có thể bùng nổ.
![]() |
Ông Tạ Hải Tùng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và truyền thông (Đại học Bách Khoa HN) |
Chương trình sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp đặt hàng cho các nhà khoa học. Vấn đề đến từ hai phía nhưng chúng ta có vẻ đang tập trung vào phía đưa nghiên cứu từ ngăn tủ ra thị trường. Vấn đề ngược lại là từ doanh nghiệp đến nhà khoa học, tôi kỳ hơn vào chiều này.
Các chương trình hỗ trợ chỉ có thể đến điểm bùng nổ nếu kết quả đủ tốt. Hai bên không có gì để gặp nhau, nếu ép gặp cũng khó. Nếu sản phẩm đủ tốt, thị trường có nhiều quỹ, doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân sẵn sàng bỏ tiền vào làm.
Thưa ông, tại Viện Công nghệ thông tin và truyền thông của ông có gặp phải khó khăn nào khi nghiên cứu và thương mại hóa các sản phâm công nghệ?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Chúng tôi có nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng quy mô còn hạn chế. 3 năm gần đây, tình hình khởi sắc hơn nhiều vì đầu tư của nhà nước gửi anh em đi học nước ngoài, nhiều người trở về.
Trình độ phát triển cũng có sự thay đổi về bản chất, chúng ta dần nhận ra câu chuyện nền công nghiệp chỉ dựa vào gia công không còn nhiều dư địa phát triển, do đó phải đầu tư nghiên cứu khoa học. Khi đầu tư chắc chắn sẽ có thành quả. Khi có kết quả tốt, lại có câu chuyện các bạn tự tìm tòi đưa sản phẩm đến thị trường.
Chúng tôi chưa có dự án nào dựa vào hệ thống hỗ trợ của nhà nước mà đa phần các bạn tự triển khai. Ví dụ, các bạn đi thi các giải thưởng như Nhân tài Đất Việt, sau đó các bạn đi gặp quỹ đầu tư hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lập nhóm để startup hoặc spinoff. Tôi thấy có 4, 5 nhóm như vậy và họ có sản phẩm độc đáo.
Cái hay là để một doanh nghiệp đầu tư cho R&D để nuôi được 5 tiến sĩ từ nước ngoài về như vậy, mỗi tháng phải bỏ ra tối thiểu 1 tỷ, 1 năm chưa ra được gì mất khoảng 12 tỷ. Song, chỉ mất khoảng 2 tỷ nếu hợp tác với các trường. Đó là vì anh đến, nhìn kết quả của họ có phù hợp với bài toàn hay không, anh đặt hàng chỉnh sửa cho phù hợp. Tôi cho rằng việc doanh nghiệp tìm đến trường đã xảy ra chính vì nhu cầu tự thân của doanh nghiệp, chi phí đỡ tốn kém hơn.
Cuối cùng vẫn là câu chuyện chất lượng nghiên cứu, đầu bài, mọi thứ phát triển hơn sẽ bảo đảm.
Tôi được biết Viện CNTT - TT có được nhận nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu khoa học các quỹ trong đó có Vingroup. Ông có so sánh gì từ việc hỗ trợ của các tổ chức này và nguồn vốn của nhà nước?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Tôi về nước năm 2011 có gần 10 năm làm KHCN trong nước, đã nhìn thấy sự thay đổi ấn tượng trong 10 năm nay. Trước đây 10 năm, ở trong trường, hồi đó đi dạy mới có thu nhập. Để apply một đề tài nhà nước chắc 2-3 năm mới được 1 đề tài, khi được phê duyệt cũng hết vấn đề nóng. Các bạn trẻ khả năng tiếp cận đề tài nhà nước gần như không có.
Gần đây, chúng tôi thấy sự tiếp cận mạnh và nhanh chóng của các quỹ, tập đoàn nước ngoài như Samsung, IBM, Naver… họ có cách tiếp cận rất hiện đại. Để xin một đề tài của nhà nước, từ lúc đề xuất đến lúc ký hợp đồng mất khoảng 1 tới 1,5 năm. Nếu apply đề tài từ quỹ của Vingroup chỉ mất 3,4 tháng để ký hợp đồng tài trợ… Cách tiếp cận từ lúc nộp hồ sơ, xét duyệt, ký hợp đồng, hỗ trợ… rất hiệu quả.
Nhà khoa học chỉ chuyên tâm nghiên cứu thay vì phải làm nhiều câu chuyện liên quan tới quản lý, dự án, đề tài, giải ngân và thủ tục hành chính khác. Đang có xu hướng trong đơn vị là bỏ qua nguồn kinh phí của nhà nước vì quá phức tạp và bất cập, chỉ tập trung vào quỹ nước ngoài và tập đoàn trong nước. Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng hay và cơ quan quản lý sẽ phải nhìn lại cách đánh giá, vận hành chương trình của mình nếu không các nhóm nghiên cứu trẻ, năng động sẽ dồn hết sang quỹ nước ngoài.
![]() |
Theo ông, Nhà nước nên làm gì trong việc hỗ trợ đề tài khoa học trước bối cảnh như vậy?
PGS.TS Tạ Hải Tùng: Câu chuyện tự chủ đại học, nhiều người cho rằng cái gì cũng nên xã hội hóa, dựa vào nguồn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Song, khi tìm hiểu, kể cả ở Mỹ, nguồn đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhiều nhất vẫn là từ nhà nước. Riêng đối với trường đại học, thống kê của họ cho thấy nhà tài trợ lớn nhất là nhà nước. Vì có những nghiên cứu không ra sản phẩm trực tiếp, các quỹ tập đoàn sẽ không tài trợ, họ chỉ tài trợ cho dự án nào gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Còn nhà nước vẫn phải làm vai trò nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất định hướng, dự báo, kể cả không "hot". Do vậy, nhà nước không thể nào bỏ qua việc tài trợ.
Nhưng chúng ta phải thay đổi hệ thống đánh giá, xét duyệt, vận hành quy trình để các quỹ mang tính chất dài hơi hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ, để một nhà khoa học đề xuất đề tài, họ phải đề xuất chủ đề nghiên cứu, lại có hội đồng xét duyệt chủ đề ấy rồi mang đi đấu thầu. Như vậy là không đúng vì chưa chắc người đề xuất đề tài ấy được thực hiện dự án đó. Nhà nước đã lấy cái đó làm đầu bài của nhà nước.
Tại sao không kết hợp hai cái làm một là đề xuất luôn chủ đề nghiên cứu và đề xuất luôn tôi sẽ làm dự án đó. Quy trình ấy nhiều năm nay vẫn tồn tại. Chính vì năng lực ra đầu bài không tốt nên huy động các nhà khoa học ra đầu bài. Đáng lẽ người ra đầu bài thực hiện luôn lại dùng nó để đi đấu thầu, tôi thấy chưa hợp lý. Tôi đề nghị nên thay đổi.
Ngoài ra, nhà nước cố gắng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khi nhà khoa học chuyển giao lo ngại nhất là mất quyền sở hữu trí tuệ. Họ sẽ phải đi đăng ký bằng sáng chế nhưng hiện tại do số lượng chuyên gia xét duỵet chưa được nhiều, thời gian lâu. Thời gian sau xảy ra tranh chấp, nên có hệ thống hỗ trợ họ.
Thêm nữa, làm thế nào để câu chuyện sử dụng hàng Make in Vietnam thực chất hơn thì doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học nhiều hơn.
Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam - một công ty chuyên về thiết bị chiếu sáng thông minh. Khi phát triển các sản phẩm công nghệ của mình Lumi có tiếp cận được có được tiếp cận các nguồn lực từ phía nhà nước như vốn đầu tư, cơ chế hỗ trợ khoa học công nghệ… hay không?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi ra đời từ năm 2012 tự lực là chủ yếu, Bộ KH&CN cũng có một số hỗ trợ như về sản phẩm đưa ra thị trường, hỗ trợ quảng bá ở các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Lumi đánh giá sự hỗ trợ này khá là thiết thực.
Ngoài ra việc đăng ký sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghệ, Lumi cũng có sự hỗ trợ từ Viện Sáng chế. Chúng tôi cũng được hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ để đảm bảo không có xung đột với nước ngoài.
Năm nay, Lumi còn được chứng nhận doanh nghiệp KH&CN, đây là vinh dự rất lớn để Lumi có nguồn lực tốt hơn đầu tư mạnh cho nghiên cứu & phát triển (R&D).
![]() |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty Lumi Việt Nam |
Vậy ông đánh giá sản phẩm ra thị trường hiện gặp vấn đề gì?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Chúng tôi gặp nhiều khó khăn ở chỗ ý tưởng này có chưa, có xung đột về mặt sở hữu trí tuệ hay không. Chúng tôi đánh giá phải có thông tin về việc này nếu không sẽ rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Bởi khi dành nhiều công sức cho sản phẩm, các nguồn lực khác sẽ bị hạn chế. Bộ KH&CN có thể hỗ trợ được nhưng một sản phẩm công nghệ phải đủ nhanh để ra thị trường (thông thường 6 tháng đến 1 năm), mất 2-3 năm xin tài trợ là quá muộn. Ngoài ra, Bộ có thể hỗ trợ doanh nghiệp mang sản phẩm công nghệ ra nước ngoài, được lắng nghe, phản hồi cải tiến đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là những khó khăn mà chúng tôi đánh giá Nhà nước có một phần hỗ trợ được.
Cụ thể Nhà nước phải hỗ trợ như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Về phần công nghệ lõi sâu, các nhà trường và Viện nghiên cứu nắm khá sâu, Lumi hay các doanh nghiệp dành thời gian nghiên cứu là rất khó khăn do bị hạn chế về nguồn lực và thời gian. Việc giúp Lumi kết nối các Viện, đứng vai trò doanh nghiệp như Lumi cần gì, hỗ trợ nguồn lực nghiên cứu sâu. Đây là những việc mà viện nhà trường nghiên cứu có thể làm được để kết nối.
Để một sản phẩm thương mại hóa ra thị trường, về mặt phần cứng, ví dụ như khuôn, chi phí là rất cao. Vì thế rất mong Bộ KH&CN có phương pháp giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất.
Ngoài ra, hỗ trợ doanh nghiệp chứng thực đây là sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, từ đó tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.
Ngoài ra Bộ KH&CN tổ chức các sự kiện truyền thông online/offline giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, kết nối các đối tác và doanh nghiệp nước ngoài.
Hỗ trợ đánh giá về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, bởi các thị trường nước ngoài như Mỹ, Nhật Hàn không quá quan tâm về thuế mà phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, những việc này doanh nghiệp như Lumi không nắm đầy đủ. Đây là việc mà các Viện nghiên cứu tư vấn đầu mối có thể hỗ trợ được doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài.
Mục đích cuối cùng là hỗ trợ để tạo ra thành quả tốt nhất, sản phẩm bán được ra thị trường thì tất mọi người hỗ trợ trong các khâu đều được hưởng lợi.
![]() |
Tôi quay trở lại câu hỏi với đại diện Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN, với các đề xuất của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu như trên thì Bộ KHCN hiện nay có thể hỗ trợ được thế nào để có thể thúc đẩy việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm.
Ông Trần An: Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ đến năm 2030 với mục tiêu chính: Tiếp tục triển khai bên cung bên cầu để chuyển hóa kết quả nghiên cứu thành sản phẩm. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát kiện toàn chính sách có liên quan về thị trường KHCN để có sự đồng bộ thống nhất khi triển khai. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các công cụ hỗ trợ phát triển công nghệ trong đó tập trung các tổ chức trung gian với vai trò kết nối bên cung bên cầu không chỉ chương trình 2075 và một số chương trình khác như 592, 68, đặc biệt quan tâm đến hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ. Thực tế bản thân các doanh nghiệp đã chủ động tham gia hoạt động KH&CN nhưng cũng có hạn chế khi chưa có bộ phận nghiên cứu chuyên ngiệp. Vì vậy doanh nghiệp gặp nhiều rào cản khi tham gia các chương trình KHCN theo quy định pháp luật. Vì vậy chưa tiếp cận được nên nhiều sự hỗ trợ của nhà nước.
Trong thời gian tới, trọng tâm của chương trình là: Tiếp tục thúc đẩy tăng giá trị giao dịch trên thị trường KHCN từ kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ; Kết nối thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam với thuế giới, thúc đẩy tính sẵn sàng chuyển giao của công nghệ Việt Nam ra nước ngoài, vào thực tiễn; Gia tăng sự tham gia của các hiệp hội ngành nghề đặc biệt là nhóm ngành có giá trị cao có đóng góp cao cho nên kinh tế.
Thưa ông Nguyễn Tuấn Anh, ở góc độ doanh nghiệp, ông đánh giá chính sách mà Bộ KHCN đưa ra hiện nay như thế nào?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Cần phải đưa ra chính sách rất nhanh bởi công nghệ rất dễ lạc hậu, đứng vai trò Bộ KH&CN cần giúp giải quyết vấn đề thực sự nhanh và hiệu quả, ví dụ như trình đề án cần rút xuống một quý để các nhà khoa học như Lumi nộp dự án. Nếu để 6-7 tháng thì mọi thứ đã thay đổi, thành sản phẩm mới mất rồi.
Vậy Lumi cũng đã được công nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ, điều này sẽ tác động như thế nào đến công ty thưa ông?
Ông Nguyễn Tuấn Anh: Lumi được nhận hỗ trợ về thuế rất lớn, ví dụ có lợi nhuận không phải nộp lại nhiều. Nhờ đó Lumi có thể đầu tư lại cho nghiên cứu & phát triển (R&D) hay hợp tác với trường hay Viện nghiên cứu, giúp Lumi tiếp cận nhanh và đi nhanh với sản phẩm công nghệ. Giải pháp mới cung cấp cho khách hàng, sản phẩm công nghệ phải đưa ra kịp thời đến khách hàng, nếu không chậm chân sẽ bị loại bỏ khỏi thị trường.
Tôi làm việc tại một Bộ ở Hà Nội, tôi thấy trong cơ quan tôi có rất nhiều đề tài khoa học nghên cứu nhận tiền xong thì cất ngăn kéo. Vậy Bộ KHCN có biện pháp gì để giải quyết vấn đề này? ( Độc giả Nguyễn Nam – Hà Nội)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Nghị định đã quy định phương án xử lý tài sản sau khi nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Vì vậy, các kết quả sau khi kết thúc nhiệm vụ mà phải có phương án xử lý nhất định như tiếp tục nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa.
![]() |
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN. |
Tôi là một nhà khoa học độc lập và sính sống tại Việt Nam, vậy tôi có thể tiếp cận với nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu KHCN hay không, nếu có thì làm cách nào? (Độc giả Bình Minh – TP.HCM)
Ông Trần An, Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KHCN: Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 đã quy định chính sách khuyến khích cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành các chương trình, đề án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cá nhân tham gia hoạt động khoa học và công nghệ.
Độc giả quan tâm đến vấn đề này xin gửi câu hỏi theo địa chỉ toasoan@ictnews.vn
Nhóm PV
" alt="Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”"/>Sức mạnh của Xiaomi 13T Series đến từ cụm ba camera Summicron do Leica đồng thiết kế. Cụ thể, bộ đôi sản phẩm được trang bị một camera góc rộng 50MP với tiêu cự tương đương 24mm, một ống kính phi cầu 7P thiết kế để thu được nhiều ánh sáng hơn, hỗ trợ chụp ở dải động cao và một ống kính tele 50MP với tiêu cự tương đương 50mm. Camera góc siêu rộng 12MP với tiêu cự tương đương 15mm, để chụp ảnh toàn cảnh và phong cảnh.
Ngoài ra, Xiaomi 13T series cũng gây ấn tượng bởi khả năng tối ưu hóa hiệu suất thông qua chip xử lý MediaTek Dimensity 9200+, thời lượng pin 5000mAh và màn hình CrystalRes 6,67 inch với tốc độ làm mới lên đến 144Hz.
Nếu như ở các sự kiện ra mắt smartphone trước đây, Thế Giới Di Động thường là đơn vị độc quyền bán các sản phẩm của Xiaomi, thì đợt ra mắt 13T series lần này có thêm sự xuất hiện của CellPhone S.
Cụ thể, ở phiên bản 13T rẻ nhất, với dung lượng RAM 8GB, bộ nhớ trong 256GB giá 11.990.000 đồng sẽ chỉ được bán độc quyền trên các chuỗi cửa hàng bán lẻ của Thế Giới Di Động. Trong khi đó, phiên bản 13T Pro cao cấp nhất với RAM 12GB, bộ nhớ trong 512GB giá 16.990.000 đồng sẽ chỉ được bán tại hệ thống của CellPhoneS.
Tại sự kiện này, Xiaomi còn giới thiệu chiếc máy tính bảng Redmi Pad SE, Xiaomi Watch 2 Pro, Xiaomi Band 8 và chiếc TV 86 inch của hãng. Đặc biệt, chó robot thông minh CyberDog 2 cũng bất ngờ xuất hiện tại sự kiện. Với phiên bản mới này, CyberDog 2 chỉ còn nặng 8,9kg. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là bản thương mại nên nó mới chỉ nghe được những khẩu lệnh bằng tiếng Trung.
Thế Giới Di Động và CellPhoneS thay nhau độc quyền bán smartphone của Xiaomi
Dàn diễn viên trong phim Tân dòng sông ly biệt, bộ phim được yêu thích những năm 2000. Ảnh: S.N.
Nhĩ Kiệt luôn miệng kêu đau, vẫn gào lên nức nở, nhưng hai mắt ráo hoảnh chẳng có lấy một giọt nước. Dì Tuyết ngoảnh lại, cứ như lúc này mới nhìn thấy tôi, làm bộ ngạc nhiên hỏi:
“Đến lúc nào vậy? Mẹ chị vẫn khoẻ chứ?”
“Khỏe!” Tôi âm thầm nghiến chặt răng, trong lòng rất khó chịu. Dì Tuyết kéo Nhĩ Kiệt ngồi xuống ghế, vẫn rối rít xoa đầu cho nó, dẫu rằng chỗ nó bị đánh đâu phải ở trên đầu, nhưng có vẻ nó cũng chẳng buồn cải chính, cứ kệ cho mẹ nó xoa, vẫn tiếp tục sụt sịt, cặp mắt ráo hoảnh liếc láo liên khắp phòng.
“Cha có nhà không?” Tôi buột miệng hỏi thẳng, chỉ muốn nhanh nhanh chóng chóng xong việc để quay về căn nhà nhỏ sơ sài của chúng tôi, ở đó không có đồ đạc xa xỉ, không lò sưởi, không sofa, nhưng tôi có thể tự do hít thở. Chắc chắn mẹ đang trông ngóng tôi về, kể từ mùa hè năm ngoái, sau cái lần tôi cãi vã với dì Tuyết vì không lấy được tiền, mỗi lần tôi sang đây, mẹ cứ lo ngay ngáy. Người mẹ tội nghiệp của tôi, coi như vì mẹ, tôi sẽ phải cố gắng nhẫn nhịn .
“Chấn Hoa! Y Bình đến này!” Dì Tuyết không buồn trả lời, ngoảnh vào nhà trong gọi một câu. Tuổi dì có lẽ xấp xỉ tuổi mẹ tôi, chắc cũng bốn sáu, bốn bảy rồi, nhưng trông dì vẫn trẻ trung lắm. Nếu dì và mẹ đứng cạnh nhau, kiểu gì người ta cũng nghĩ mẹ già hơn dì đến một hai chục tuổi, sự thực là con trai lớn của dì, Nhĩ Hào, còn lớn hơn tôi những năm tuổi!
Da dì trắng và mịn màng, tuy đã lớn tuổi mà không có lấy một nếp nhăn, cũng không hề khô ráp. Dì rất khéo trang điểm, mặt lúc nào cũng son phấn rực rỡ, trắng ra trắng, đỏ ra đỏ, nhưng không hề quá lố bịch. Dì lại có một đôi mắt ướt át, lúng liếng xuân tình, toát lên một vẻ quyến rũ lạ lùng, một vẻ quyến rũ mà nhiều người trẻ tuổi cũng không dễ gì có được.
Dáng dì cao ráo thanh thoát, nhưng vẫn cân đối uyển chuyển, vừa không phát phì như nhiều phụ nữ trung niên, cũng không gầy guộc héo hon như mẹ tôi. Tất nhiên, cả đời dì nhung lụa an nhàn, chứ không sống trong nước mắt như mẹ.
Cha từ nhà trong bước ra, ông mặc áo dài vải dạ, đầu đội mũ len, trong miệng ngậm một tẩu thuốc cổ lỗ. Ông chau mày, ánh mắt nghiêm khắc chiếu vào tôi cái nhìn lạnh lẽo. Tuy không thích ông, nhưng tôi vẫn không thể không đứng dậy, cung kính gọi ông một tiếng cha.
Ông khó chịu phẩy tay với tôi, dường như biết tỏng vẻ cung kính của tôi không phải thật lòng, nên muốn bảo tôi hãy miễn mấy thứ kiểu cách giả tạo này đi. Tôi rất không vui, bực bội và ấm ức ngồi lại xuống ghế. Cha càng nhíu chặt đôi mày, ngoảnh sang lớn tiếng quát Mộng Bình:
“Tắt ngay cái đài đi!”
Mộng Bình lưng ngúng nguẩy, môi trề ra, miễn cưỡng ra tắt máy hát, trong phòng lập tức yên tĩnh hẳn. Cha ngồi xuống bên dì Tuyết, nhìn sang Nhĩ Kiệt hỏi:
“Lại chuyện gì nữa vậy?” “Đánh nhau với Mộng Bình đấy!” Dì Tuyết nói, Nhĩ Kiệt thừa cơ tăng tiếng thút thít to gấp đôi.
Cha không nói gì, chỉ gườm gườm quét mắt về phía Mộng Bình. Mộng Bình dẩu môi, nem nép cụp mắt xuống, nhưng miệng vẫn cố lụng bụng:
“Mua được cái xe đạp mới là làm phách!”
Cha lại lừ Mộng Bình cái nữa, Mộng Bình rụt đầu vào trong cổ áo khoác, không còn dám ho he tiếng nào. Cha quay đầu lại nhìn thẳng vào tôi, ánh mắt sắc bén và trầm lạnh, cơ mặt kéo căng bất động, không một nét cười, giống như pháp quan đang thẩm vấn:
“Sao rồi? Mẹ chị đỡ hơn chút nào chưa?”
Ông vẫn còn nhớ đến mẹ tôi cơ đấy! Nghĩ là vậy, nhưng tôi vẫn buộc phải dịu giọng đáp: “Vẫn thế ạ, vẫn cứ nhức đầu luôn.”
“Có bệnh thì phải chữa dứt đi chứ.” Cha hờ hững nói.
Chữa dứt, nhưng tiền đâu ra? Chỉ vì tám trăm đồng sinh hoạt phí mỗi tháng mà tôi đã phải khúm núm hạ mình đến độ này để đến đây xin xỏ. Tôi làm thinh không đáp, cha rút tẩu khỏi miệng, gõ tàn vào đĩa gạt tàn trên mặt bàn. Dì Tuyết mau mắn đón lấy dọc tẩu, mở hộp thuốc lá, cẩn thận nhồi thuốc vào trong, bật lửa mồi thuốc, tự hít một hơi rồi mới đưa lại cho cha.
Cha nhận lấy, rít hai hơi thật sâu, mãn nguyện ngả người dựa vào lưng ghế sofa, hai mắt lim dim. Khoảnh khắc này, trông cha thật ôn hoà và hiền từ, cặp lông mày sát mắt giãn ra, vẻ lạnh lẽo nghiêm nghị đến độ khắc nghiệt cũng biến mất trong ánh mắt. Tôi mừng thầm vì đã đến đúng lúc, không chừng tôi sẽ đạt được mục đích dự định, ngoài khoản sinh hoạt phí và tiền thuê nhà, còn có thể xin thêm một món nữa!
" alt="Dòng sông ly biệt: Nỗi đau của đứa con vợ lẽ"/>Trước đó, ngày 8/3, Công an huyện Vân Hồ tiếp nhận đơn trình báo của anh Ngần Văn Nhung (SN 1986, ở xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ) bị mất trộm một con bò đực, màu nâu đen (2 năm tuổi, nặng gần 250 kg hơi), ước tính giá trị khoảng 15 triệu đồng.
Ngay sau khi nhận được tin báo, công an đã điều tra, làm rõ Ngần Văn Huân chính là đối tượng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của anh Ngần Văn Nhung sau đó đem đi bán.
Lực lượng chức năng đã thu giữ vật chứng và bàn giao cho gia đình bị hại.
Công an xác định, đối tượng Ngần Văn Huân, có 3 tiền án về tội trộm cắp tài sản vào các năm 1999, 2008, 2011.
" alt="Bắt khẩn cấp người đàn ông mang 3 tiền án vẫn đi trộm bò"/>![]() |
Righard Zwienenberg - Chủ tịch Tổ chức Tiêu chuẩn đánh giá phần mềm chống mã độc. |
Xin ông cho biết về những thiệt hại mà mã độc, virus, tội phạm mạng gây ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử? Những thiệt hại đó so với số tiền bỏ ra để nâng cao tính an toàn cho hệ thống mạng thì thế nào, thưa ông?
- Mã độc có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là trong thế giới thương mại điện tử. Những sự cố trong hệ thống xảy ra với thương mại điện tử đồng nghĩa với việc kinh doanh gặp sự cố: Không bán được hàng, không nhận được đơn hàng, không giao hàng... Điều này sẽ khiến các doanh nghiệp thương mại điện tử nhanh chóng “ra đi”.
Những công ty trong lĩnh vực thương mại điện tử - hơn ai hết - cần có sự đầu tư để nâng cao khả năng phòng vệ ở mọi cấp độ: Không chỉ ở điểm cuối, ở cửa vào mà còn cần bảo vệ các thiết bị giám sát trung gian, bảo vệ hạ tầng cơ sở trước các mối đe dọa từ bên trong và bên ngoài. Việc có một quá trình giám sát thiết bị hợp lý chỉ là một phần của công việc, giúp ngăn chặn các thiết bị chưa được kiểm duyệt xâm nhập mạng nội bộ ngay lập tức. Cái giá của việc nâng cao khả năng phòng vệ cho hệ thống sẽ không hề nhỏ, nhưng so với những thiệt hại kinh doanh do hệ thống bị đánh sập thì vẫn còn khá hời.
Với tư cách là một diễn giả chính trong hội nghị AVAR 2015, ông có thể “bật mí” cho độc giả biết được thông điệp của mình tại hội nghị?
- Bài diễn thuyết của tôi có tựa đề “Hợp tác công nghiệp: Làm hay không, thành công hay thất bại?”. Nó sẽ xoay quanh mối quan hệ hợp tác giữa các công ty trong ngành công nghiệp chống mã độc/chống virus và ở một góc nhìn rộng lớn hơn là cuộc chiến với tội phạm mạng. Trong những năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều cuộc hợp tác lớn có, nhỏ có, thành công có, thất bại có. Câu hỏi chính mà tôi muốn giải quyết là liệu hợp tác công nghiệp giữa các công ty có cần thiết cho sự tồn tại của ngành công nghiệp và để giành chiến thắng trong cuộc chiến với tội phạm mạng?
Nhìn chung, vấn đề bảo mật thông tin vẫn chưa được coi trọng đúng mức, mặc dù các cá nhân, tổ chức và chính phủ vẫn tiếp tục vi phạm quyền riêng tư của người dùng, họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng các phương tiện truyền thông trực tuyến.
Ông suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh mạng trên thế giới?
- Cuộc chiến tranh mạng đã và đang là cuộc chiến mới của loài người. Trong tương lai gần, đây có thể là cuộc chiến duy nhất khi mọi thứ đều được số hóa. Những tên tội phạm chỉ cần ngồi ở nhà để tiến hành những cuộc tấn công và ăn trộm thông tin từ các công ty, quốc gia ở bên kia địa cầu. Đã đến lúc chúng ta cần chuẩn bị cho tương lai. Các tổ chức cảnh sát quốc tế cũng cần phải phối hợp hành động với nhau, quên đi những rào cản để chống lại tội phạm mạng trên toàn cầu.
Xin cảm ơn ông!
Theo Hiền Thảo-Khoahocphattrien
Nguyễn Hữu Phước, người sáng lập LANG THANG Community+, dự án gieo tình yêu sách cho mọi người.
- Anh có thể nói thêm về cuộc thi với mục đích nghe khá lớn lao mà LANG THANG Community+ đang tổ chức?
Sau 3 năm hoạt động, chúng tôi nhận ra rằng, ngoài kia vẫn có rất nhiều dự án đang gặp khó khăn, nhiều ý tưởng còn dang dở. Các bạn tâm huyết và rất muốn làm, nhưng chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ. Do đó, cuộc thi này sẽ là một cơ hội lớn để các bạn biến ước mơ đó thành hiện thực.
Đối với tôi, sự thay đổi lớn lao luôn đến từ những ý tưởng nhỏ, xuất phát từ tấm lòng và nhiệt huyết của người trẻ. Các bạn đang là những người gieo hạt giống, vậy thì LANG THANG Community+ sẽ cùng các bạn nuôi dưỡng hạt giống đó. Khi hạt giống trưởng thành và lan tỏa, đó sẽ là niềm tự hào và hạnh phúc của tôi và ban tổ chức cuộc thi.
- Hẳn có nhiều bạn đọc cũng thắc mắc về ý nghĩa cái tên của dự án, điều gì thôi thúc anh sáng lập LANG THANG Community+?
“LANG THANG” có nghĩa là đi khắp nơi, khám phá, trải nghiệm và học hỏi. “Community+” chính là cộng đồng, một cộng đồng luôn phát triển, đi lên và mở rộng. Đó cũng là định hướng và giá trị mà chúng tôi muốn lan tỏa - không ngừng tìm tòi những chân trời mới, không chỉ qua sách mà còn qua trải nghiệm đa chiều của cuộc sống.
Với phương châm “Đi để đọc, đi để học, đi để nhìn đời”, chúng tôi luôn được thôi thúc việc xây dựng một cộng đồng - nơi mọi người có thể tự do khám phá thế giới tri thức, được học hỏi, chia sẻ và cùng nhau phát triển.
- Đến nay, dự án của anh đã đóng góp cụ thể điều gì trong phát triển văn hóa đọc?
Các hoạt động đã tiếp cận gần 300.000 người trẻ, hơn 15.000 người theo dõi trên mạng xã hội và khoảng 15 chương trình về phát triển, lan tỏa văn hóa đọc được tổ chức.
Đồng thời, chúng tôi cũng thường xuyên tham gia các chiến dịch như: Thu gom rác thải - Ươm mầm tri thức, quyên góp cho quỹ dạy học cho các trẻ em vùng cao,…
Tuy nhiên, điều tự hào không phải là những con số mà trong 3 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực kiến tạo không gian cho người trẻ yêu sách; xây dựng những cây cầu để các bạn kết nối, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc về sách và cuộc sống. Đó là điều quý giá nhất mà dự án làm được cho cộng đồng.
![]() ![]() ![]() |
Sự kiện khuyến khích đọc sách, nâng cao văn hóa đọc do Nguyễn Hữu Phước và các bạn trong LANG THANG Community+ tổ chức tại Đường Sách TP.HCM. |
- Làm nhiều chương trình và là giám khảo không ít cuộc thi về văn hóa đọc ở các trường đại học, nhóm, hội, anh đánh giá ra sao về niềm yêu thích đọc sách của giới trẻ hiện nay?
Các bạn trẻ có sự tò mò và khát khao khám phá rất lớn. Tuy nhiên, trong thời đại số hóa, việc đọc sách đôi khi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Nhưng tôi luôn tin rằng, nếu chúng ta tạo ra những không gian thú vị, những cách tiếp cận gần gũi hơn, sáng tạo hơn thì niềm đam mê đọc sách sẽ phát triển mạnh mẽ.
- Anh đang đọc cuốn sách gì, tiêu chí chọn sách của anh như thế nào?
Tôi đang đọc cuốn Những kẻ mộng mơcủa tác giả Elvis Nguyễn - một tác phẩm đầy cảm hứng giúp người đọc tìm lại chính mình, tìm lại hạnh phúc và bình yên trong cuộc sống.
Mỗi khi chọn sách, tôi không chỉ dựa vào thể loại hay chủ đề, mà chủ yếu tìm đến những tác phẩm có thể giúp học hỏi và phát triển bản thân trong giai đoạn hiện tại. Đối với tôi, mỗi cuốn sách đều giống như một người thầy - cung cấp cho tôi tri thức, những bài học quý báu và cách nhìn nhận cuộc sống từ nhiều góc độ khác nhau.
- Trên mạng xã hội, Hữu Phước cũng hay viết và nhận được nhiều tương tác tích cực, anh sẽ ra sách chứ?
Đó cũng là mục tiêu của tôi trong tương lai. Tuy nhiên, chắc chắn cần thêm thời gian và cơ hội để ấp ủ đó được thực hiện.
- Đọc và viết giúp ích gì cho anh trong cuộc sống, công việc cũng như bồi đắp giá trị bản thân?
Đối với tôi, đọc và viết không chỉ là phương tiện nâng cao tri thức mà còn là cách để phát triển tư duy và hoàn thiện bản thân. Khi đọc, tôi lắng nghe nhiều câu chuyện, quan điểm khác nhau; còn khi viết, tôi tìm thấy tiếng nói của chính mình. Cả hai điều này giúp tôi sống có mục đích hơn và luôn vững bước trên con đường đã lựa chọn.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Nỗi trăn trở phát triển văn hóa đọc của chàng trai mê sách"/>Hãy chăm chút ngoại hình để tự tin hơn, đừng để ý quá nhiều đến nhận xét của người khác. Ảnh: tVN.
“Tôi đang nói chuyện với vài thằng bạn, chúng tôi nghĩ cô sẽ xinh như chị gái của mình nếu giảm được khoảng mười cân”. Một lần nữa, gã vô duyên đó mỉm cười và nhắc lại câu nói này với tôi. Anh ta không biết rằng mình đừng nên nói ra điều đó thì tốt hơn.
Giờ thì tôi muốn quay trở lại trao cho mẹ anh ta một cái ôm, hoặc có thể là chị em gái của anh ta. Tôi muốn tìm địa chỉ Facebook của anh ta, kiểm tra để đảm bảo rằng anh ta sẽ không bao giờ nói những điều tương tự với những người phụ nữ khác mà anh ta quen biết. Bởi vì nếu bạn có thể đùa cợt như vậy với một cô gái xa lạ, mỉm cười như thể đang tặng đối phương một món quà, thì lời nói của bạn sẽ mãi mãi in sâu vào trái tim cô ấy.
Nhưng sau đó tôi nhớ lúc ấy mình mười bốn tuổi, trong khi anh ta không lớn hơn là bao. Tôi cầu nguyện rằng Chúa đã cho anh ta cảm nhận được tình yêu thương rồi khiến anh ta im lặng. Tôi nhớ mình cũng từng nói xấu bản thân hay những người khác. Có lẽ anh ta đã học được cách cư xử như vậy ở đâu đó và cần tự chữa lành cho bản thân.
Tôi biết chị gái mình rất đẹp. Tôi không mù. Tôi biết chị ấy được yêu quý ở trường. Tôi nhớ mình đã cảm thấy ấm áp và biết ơn (chứ không chỉ ghen tị) vì chính con người chị trước cả khi tôi gặp Chúa Giê-su, những cảm xúc tốt đẹp ấy chỉ tăng lên theo cấp số nhân kể từ đó. Song chẳng qua là vì không có ai từng so sánh chúng tôi hay diễn đạt điều này theo kiểu gây khó chịu. Trước kia tôi chưa từng chú ý đến nó nhưng giờ lại thấy bận tâm.
Đó không phải lần đầu tiên cũng chẳng phải lần cuối cùng ai đấy nói về khuyết điểm trên cơ thể tôi.
Nếu cô sửa răng… (cô sẽ ít bị phân tâm hơn).
Nếu cô giảm thêm một cân thôi… (khuôn mặt cô sẽ trông rất khác biệt).
Nếu cô làm săn chắc cánh tay của mình… (Tôi sẽ nói: thì cánh tay của tôi có thể đánh bạn đau hơn vì nói điều này?)
Nếu cô tiêm Botox… (thì bạn sẽ tới nhiều nhà thờ sử dụng camera HD hơn à?).
Nếu cô bơm ngực… (không ai biết, nhưng trang phục của cô sẽ trông đẹp hơn).
Còn nhiều điều khác nữa. Tôi biết tất cả chúng ta đều có thể viết thêm một vế phía sau các dòng chữ có tính sát thương mà người khác đã khuyên chúng ta làm để có cơ thể thanh lịch và đẹp đẽ hơn. Nhưng bây giờ tôi đang ở đây,
đang kéo cái đòn bẩy lớn nhất mà bạn có thể tưởng tượng, hét lên “Dừng lại!”, và đặt ra một số câu hỏi:
- Chúng ta thay đổi cơ thể như thế để làm gì?
- Ai là người quyết định điều gì được chấp nhận?
- Bao giờ chúng ta mới thấy đủ?
Trước khi đi xa hơn, tôi muốn đưa ra một đề xuất hoang đường: Dù bạn không làm gì khác, cơ thể của bạn vẫn rất đẹp. Dù bạn không làm gì khác, cơ thể của bạn vẫn rất quyến rũ. Dù bạn không làm gì khác, cơ thể của bạn vẫn rất dễ thương.
Có thể thế giới này khiến cơ thể ta bị thương, bị bệnh hoặc hoạt động kém hiệu quả. Nhưng tôi thường nghĩ phần lớn nỗi thất vọng với cơ thể đến từ việc chúng ta thiếu hiểu biết về mục đích của cơ thể mình và mục tiêu cuối cùng của bản thân.
Chúng ta yêu thương, chăm sóc cơ thể không phải để diện đồ bơi vào mùa hè, chuẩn bị cho tuần trăng mật hay cho quãng đường dài năm cây số hoặc cuộc thi siêu marathon nào đó; không phải để xuất hiện thật lộng lẫy trong buổi tiệc sinh nhật sắp tới hay buổi cầu nguyện vào cuối tuần tại nhà thờ.
Chúng ta không chăm sóc cơ thể chỉ để gây ấn tượng, gây bất ngờ hoặc trả thù ai đó. Vậy chúng ta đang chuẩn bị cho điều gì? Chúng ta đang hướng tới điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?
Những thứ chúng ta thấy ngày hôm nay, vào lúc này, sẽ biến mất vào ngày mai. Nhưng những thứ chúng ta không thể thấy bây giờ sẽ tồn tại mãi mãi. Lý do ta chuẩn bị sẵn sàng cho cơ thể mình cũng giống với lý do ta chuẩn bị sẵn sàng cho tâm hồn, trí óc và cuộc sống, câu trả lời là: sự vĩnh cửu.
Hãy giải thoát bản thân khỏi vòng xoáy điên cuồng mang tên: Cố làm cơ thể mình “phù hợp”, “trọn vẹn” hoặc “tốt hơn”. Bởi vì, cố gắng làm cơ thể mình trở nên phù hợp với thế giới cũng giống như cách mà từ lâu chúng ta đã dùng để cố gắng đánh bại lời nguyền.
" alt="Làm đẹp một cách mù quáng chỉ để vừa mắt ai đó"/>