Công nghiệp Game sẽ trở thành ngành xuất khẩu giá trị cao cho Việt Nam
Công nghiệp Game: Thành tố quan trọng của kinh tế số
Năm 2023,ôngnghiệpGamesẽtrởthànhngànhxuấtkhẩugiátrịcaochoViệtin bóng đá trên thế giới hiện có 3,4 tỷ người chơi game thường xuyên, chiếm 40% dân số toàn cầu. Trong năm nay, quy mô doanh thu ngành công nghiệp game thế giới đã đạt 187 tỷ USD và sẽ sớm chạm mốc 200 tỷ USD.
Xét trên bình diện toàn cầu, doanh thu ngành công nghiệp game hiện gấp 2 lần ngành phim (77 tỷ USD) và 7 lần ngành âm nhạc (26,2 tỷ USD).
10 quốc gia có doanh thu game và số lượng người chơi lớn nhất thế giới là Mỹ,Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Anh, Pháp, Canada, Ý, Brazil. Trong đó, các quốc gia châu Á hiện đang là tâm điểm của ngành game thế giới.
Đáng chú ý khi khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang đóng góp hơn một nửa số người chơi game và gần một nửa doanh thu game trên thế giới.
Tại khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng trung bình ngành game trong 5 năm từ 2022 - 2025 rơi vào khoảng 7,4%, cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng ngành game trung bình của toàn thế giới.
Chia sẻ tại Diễn đàn quốc gia ngành game Việt Nam năm 2023, ông Lã Xuân Thắng - Giám đốc phát hành trò chơi trực tuyến của VNG nhận định, với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp game khu vực, Việt Nam được hưởng lợi rất nhiều.
“Doanh thu ngành game Việt Nam đã vượt qua mốc 500 triệu USD năm 2022. Nếu thống kê đầy đủ hơn, quy mô ngành game Việt có lẽ đã vượt qua con số 1 tỷ USD nếu tính cả tiêu dùng trong nước”, ông Thắng cho biết.
Theo vị chuyên gia đến từ VNG, ngành game không chỉ sẽ mà đã và đang là ngành kinh tế quan trọng trên Internet. Đây là ngành sáng tạo kết hợp giữa nội dung và công nghệ, từ đó mang lại sự thoải mái và thư giãn cho người chơi. Chính vì vậy, game được xem là ngành kinh tế của tương lai.
Thể thao điện tử - một nhánh của ngành game và hiện đã tách ra thành một mảng lớn, trở thành bộ môn thi đấu trong nhiều kỳ đại hội thể dục thể thao. Trong tất cả các bộ môn thể thao, sức thu hút của thể thao điện tử đang đứng vị trí thứ 2, chỉ sau bóng đá. Đây là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy game đã và đang trở thành một nhân tố quan trọng, không thể thiếu nhằm định hình nền kinh tế số.
Game sẽ giúp nâng cao vị thế Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu
Theo ông Vũ Quốc Huy - Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC, Bộ Kế hoạch Đầu tư), game là một trong những hạt nhân của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam. Đây là một trong những lĩnh vực trọng tâm sẽ giúp Việt Nam có bước phát triển đột phá, góp phần vào công cuộc đổi mới mô hình tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệvà đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp game Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, doanh thu đã vượt 500 triệu USD, xếp thứ 5 Đông Nam Á.
Hơn một nửa dân số Việt Nam đã tiếp cận với game. Hệ sinh thái ngành game Việt đã có một số tên tuổi nổi bật như VNG, Appota, VTC, Sky Mavis, Amanote,... trong đó có nhiều cái tên mang tầm quốc tế.
Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia cho rằng, ngành game đã giúp Việt Nam tạo ra nhiều việc làm có giá trị kinh tế cao và có sức cạnh tranh toàn cầu trong mảng lập trình, thiết kế, đồ hoạ game. Với dư địa phát triển dồi dào, game có cơ hội trở thành ngành xuất khẩu có giá trị cao, nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tuy vậy, mặc dù có một số doanh nghiệp game thành công, sự phát triển của ngành game Việt vẫn gặp phải một số hạn chế vì chúng ta chưa hình thành nên một hệ sinh thái game thực sự.
“Các công ty không đi cùng nhau nên không tận dụng được lợi thế của nhau. Kỹ sư giỏi làm game thì thiếu kinh nghiệm phát hành nên khó tiếp cận đông đảo người dùng, nhà phát hành có kinh nghiệm thì không tìm được game chất lượng.
Nếu đánh giá chất lượng sản phẩm trên nhiều tiêu chí như tính phức tạp, cảm giác game, đồ họa thì chúng ta còn khoảng khá xa so với nhóm hàng đầu thế giới”, ông Huy đánh giá.
Để game trở thành ngành công nghiệp giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thế giới, tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao, theo Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, Việt Nam cần phải xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng quốc tế với hệ sinh thái đa dạng, gồm nhiều doanh nghiệp game gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau.
Sếp VNG kể chuyện giúp công ty sống sót, trở thành kỳ lân công nghệTừ một chủ quán PC game, sau 20 năm sáng lập VinaGame, ông Lê Hồng Minh giờ đây đã trở thành lãnh đạo của VNG - một công ty 'kỳ lân' công nghệ.下一篇:An toàn thông tin đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực CNTT
相关文章:
- Ra cửa hàng tiện lợi mua vé xem phim, vé máy bay…
- Nokia trình diễn công nghệ mạng nhanh gấp 1.000 lần Google Fiber
- Dân mạng phát cuồng với trào lưu mới: “Be like”
- Một nửa dân số thế giới đang sống trên 1% diện tích Trái Đất
- Tăng cường phòng ngừa tội phạm mạng ở Quảng Ngãi
- Xuyên tạc trên Facebook, bị phạt gần 9 triệu đồng
- (Clip) Chỉ cần 'xếp hình' cũng ra robot trong Star Wars
- [LMHT] 10 vị tướng dễ chơi nhất (Phần cuối)
- Porsche bán tới 240.000 xe trong năm 2016
- iMessage trên iPhone gặp lỗi gián đoạn ở Việt Nam
相关推荐:
- Cách xem trực tiếp lễ nhậm chức của ông Donald Trump
- Đã có 267 nghìn lượt truy cập Wi
- FIFA Online 3 chính thức cập nhật thêm 3 thẻ World Best mới
- Đại hồng thuỷ quái vật 'nuốt chửng' hàng nghìn người
- Quảng Bình có thêm trạm thu phí không dừng đi vào hoạt động
- 10 clip 'nóng': Cô gái bị tuột quần vì trò cảm giác mạnh
- Samsung tăng lợi nhuận gấp đôi sau vụ Note 7
- Hyundai chuẩn bị ra mắt phiên bản nâng cấp của i20
- Planet of Heroes
- Nóng: Xạ thủ GFL bị cảnh cáo vì bán hết đồ lúc gần hết trận
- FPT Telecom, VNPT, CMC Telecom dẫn đầu về tỷ lệ triển khai IPv6
- TechDemo 2017 mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp
- Nguy cơ từ đồ chơi người lớn thông minh
- Huawei tung quảng cáo chế giễu smartphone đầu bảng của Samsung
- Chọn server đồng bộ hay lắp ráp cho phòng game?
- Những câu nói Lạc Trôi nhất của các vị tướng Liên Minh Huyền Thoại
- USB vẫn đang là nguồn lây nhiễm virus chính, chiếm tới trên 50%
- Planet of Heroes
- Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0
- Trực tiếp V.League 2017 vòng cuối online: Hà Nội vs Quảng Nam vs FLC Thanh Hóa...