Trong báo cáo gửi Chỉnh phủ của Bộ Nội vụ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức,ĐềxuấtgiảmchứngchỉchứcdanhnghềnghiệpGiáoviênmongbỏhếngoại hạng anh 2024 viên chức, Bộ Nội vụ cho biết có sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, chương trình bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định. Bộ Nội vụ đề xuất bỏ đi 13/20 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp (CDNN) đối với giáo viên. | Quảng cáo tuyển sinh "Học online lớp chuẩn chức danh nghề nghiệp dành cho giáo viên, giảng viên" của một trung tâm |
Một giáo viên ở Hà Tĩnh chia sẻ trong hơn 30 năm đi dạy, anh luôn phải hoàn thành các modun theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Tuy nhiên, với anh thì việc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới “thực sự khủng khiếp” bởi thông tin loạn xạ, không biết phải học lớp nào, hạng gì, ở đâu, lúc nào?... Còn một cô giáo dạy tiếng Anh dạy tiểu học gần 20 năm ở Hà Nội cho biết ngoài chứng chỉ CDNN hạng III đã có, chị còn đang chờ để học lấy chứng chỉ hạng II để làm hồ sơ xét lên hạng. Những nội dung trong chương trình bồi dưỡng chứng chỉ chức danh, theo cô giáo này chỉ cần các trường đứng ra tự tổ chức hoặc giáo viên có thể dành thời gian tự học, tự đọc rồi tham gia bài test chứ không cần thiết phải đi học mất tiền triệu. "Tôi nghĩ rằng bỏ chứng chỉ đi thì chúng tôi vẫn làm tốt được công việc của mình, lại còn đỡ mất thời gian và tốn kém". Thầy giáo Nguyễn Văn Lực ở Khánh Hòa đưa ra các lý do để bỏ chứng chỉ CDNN với giáo viên như: giáo viên đã học 3-4 năm tại trường CĐ hoặc đại học, hàng năm giáo viên vẫn phải đang tự học bồi dưỡng thường xuyên, nội dung chương trình học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là những kiến thức thầy cô đã được học trong các trường sư phạm... Vì thế, chứng chỉ này "chỉ mang tính hình thức, tốn thời gian, tiền của giáo viên bỏ ra để đi học". Có thể bỏ hết các chứng chỉ liên quan nhà giáo Ông Nguyễn Hoàng Chương là người đã có hơn 30 năm công tác giảng dạy và quản lý trong ngành giáo dục ở Lâm Đồng, đề xuất “nên bỏ hết”. Ông Chương cho biết trong thời gian làm lãnh đạo ở trường phổ thông, hầu như lần kiểm tra nào ông cũng phát hiện có trường hợp sử dụng chứng chỉ giả. "Và đa phần, để có những chứng chỉ bắt buộc như tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ nghề nghiệp, giáo viên đều tham gia các lớp bồi dưỡng cho có chứng chỉ một cách hợp pháp”. Nhưng nếu không bỏ hết được các loại chứng chỉ mà buộc phải giữ lại một vài loại nào đó, thì theo ông Chương, “Bộ GD-ĐT hãy xây dựng chương trình sao cho người học cảm thấy hữu ích. Và hãy thực sự là đào tạo, chứ không phải bồi dưỡng, để giáo viên có động lực học thật, thi thật, làm thật". | Để được đứng trên bục giảng, các thầy cô đã mất 3 năm đối với hệ cao đẳng sư phạm, 4 năm với hệ đại học sư phạm. Ảnh: Thanh Hùng |
Cân nhắc tích hợp Tiến sĩ Trương Đình Thăng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Quảng Trị, thì cho rằng có một số điểm cần quan tâm đối với việc giữ hay bỏ chứng chỉ CDNN. Thứ nhất,theo ông Thăng, nên cân nhắc để tích hợp các chương trình bồi dưỡng CDNN vào các chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Đối với sinh viên sư phạm, chương trình bồi dưỡng để trở thành một viên chức hạng III có thể tích hợp trong chương trình đào tạo để khi các em ra trường là đủ điều kiện để có thể dự tuyển viên chức, và khi được tuyển dụng thì có thể đủ điều kiện để trở thành giáo viện hạng III luôn mà không cần phải bổ sung chứng chỉ. Thứ hai,đối với hạng II là theo nhu cầu của cá nhân và theo nhu cầu vị trí việc làm của từng địa phương, đơn vị. Vì vậy, thay vì yêu cầu có chứng chỉ thì tích hợp các chương trình đó vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên hàng năm của giáo viên. "Hiện nay, chương trình bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên hàng năm cũng yêu cầu đơn vị bồi dưỡng cấp chứng chỉ, vì vậy khi tích hợp vào và giáo viên đã tích luỹ đủ các chứng chỉ đó thì đủ điều kiện để xét lên hạng II chứ không cần phải có chứng chỉ CDNN riêng". Thứ ba,ông Thăng cho rằng đối với chức danh hạng I, cũng giống hạng II, tuỳ theo nhu cầu nâng hạng của giáo viên và nhu cầu của địa phương. Nếu hạng I cần phải có yêu cầu cao hơn và cần có chương trình bồi dưỡng chuyên sâu thì có thể thiết kế chương trình bồi dưỡng riêng. Thực tế thì tỷ lệ hạng I thấp nên có thể áp dụng được. Ông Thăng lưu ý thêm rằng cần rà soát toàn bộ chương trình bồi dưỡng để thiết kế và tích hợp các nội dung cho phù hợp và đảm bảo các nội dung đó tránh lặp lại, chồng chéo... Ngoài ra, cũng như ông Chương, nhu cầu bồi dưỡng là nhu cầu tự thân, khi giáo viên thấy thiếu kiến thức gì thì tự thân họ sẽ có mong muốn được cập nhật kiến thức, vì vậy các chương trình bồi dưỡng phải luôn cập nhật, hữu ích, thiết thực. "Một chương trình bồi dưỡng mà giáo viên đi học với tinh thần “học để lấy chứng chỉ” chứ không phải học để lấy kiến thức thì thất bại, lãng phí thời gian và tiền bạc" - ông Thăng khẳng định. Ở bậc đại học, PGS Phạm Quốc Thành, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho rằng một khoá học nếu học thật, thi thật thì chắc chắn ít nhiều hữu ích, nhưng đã đến lúc phải thay đổi cách tổ chức, chương trình học cho phù hợp hơn với thực tế. "Với các giảng viên mới, trường có thể tự tổ chức một lớp bồi dưỡng với giảng viên là chính các giáo sư đầu ngành của trường hoặc mời về, có thể là cả những người đã về hưu... tới truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm của công việc. Như vậy, tùy theo đặc điểm, nhu cầu của mỗi trường mà các khóa học sẽ có nội dung phù hợp. Làm như vậy cũng là một cách tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của trường. Với các giảng viên chính, giảng viên cao cấp, nếu có điều kiện nhà trường thậm chí có thể mời những giáo sư hàng đầu thế giới về trao đổi kinh nghiệm. Kiến thức là vô hạn trong khi sức học của con người là hữu hạn, vì vậy, tôi cho rằng hãy dạy và học những gì hữu ích, thiết thực nhất cho bản thân và công việc. Còn chứng chỉ này hay bằng cấp kia, nếu không thật sự cần thiết thì hãy bỏ đi". |
Phương Chi Chuyển từ quản lý theo chứng chỉ sang quản lý theo thực tàiThen chốt thay đổi ở toàn bộ câu chuyện quản lý viên chức chính là chuyển từ quản lý theo văn bằng, chứng chỉ sang quản lý theo thực tài. |