
Chính vì doanh số sụt giảm nhanh nên danh sách Top xe bán chậm tháng 7 khá đặc biệt khi xuất hiện nhiều mẫu xe có lượng bán trùng nhau. Trong đó gây chú ý là lần đầu tiên có 3 mẫu xe vốn bán khá chạy trên thị trường lọt vào danh sách "muốn quên" này, gồm Toyota Innova, Mazda BT-50, và Kia Sedona.
Bên cạnh đó, các mẫu xe có doanh số bằng 0 vì các nguyên nhân hết xe trong kho, không bán được trong tháng 7 như Toyota Alphard, Toyota Avanza, Toyota Granvia bị loại khỏi danh sách đã góp phần làm thay đổi bộ mặt danh sách xe bán chậm tháng 7.
 |
Danh sách các xe trong Top xe bán chậm tháng 7/2021 |
1. Honda Accord: 5 xe
Trong tháng 7, Honda Accord bán được 5 xe, tăng 1 xe so với tháng 6. Lũy kế từ đầu năm đến nay, chiếc sedan cỡ D này bán 73 xe, giảm 48,6% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 142 xe).
 |
Honda Accord |
Honda Accord hiện vẫn chỉ được bán 1 phiên bản duy nhất ở Việt Nam nhưng có 2 lựa chọn giá theo màu, gồm màu trắng giá 1,329 tỷ đồng và các màu còn lại giá 1,319 tỷ đồng.
2. Suzuki Ciaz: 5 xe
Cùng có lượng bán giống Honda Accord là 5 xe trong tháng 7, giảm 9 xe so với tháng 6, nhưng Suzuki Ciaz dồn 7 tháng được 302 xe nên sẽ ở vị trí số 2 trong bảng xếp hạng.
 |
Suzuki Ciaz |
Hiện tại Suzukia Ciaz bản mới chỉ bán một phiên bản duy nhất tại Việt Nam với giá 529 triệu đồng, ra mắt từ tháng 9/2020.
3. Isuzu D-Max: 6 xe
Chiếc bán tải nhà Isuzu trong tháng 7 vừa qua đã bán được 6 xe, giảm 4 xe so với tháng 6. Cộng dồn 7 tháng, Isuzu D-Max bán được 82 xe, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm ngoái (bán124 xe), thấp nhất phân khúc bán tải ở Việt Nam.
 |
Isuzu D-Max thế hệ mới |
Isuzu D-Max hiện đang bán thế hệ mới, được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt Nam từ tháng 4/2021 với 3 phiên bản thay vì 4 bản như trước. Giá dao động từ 630-850 triệu đồng.
4. Ford Tourneo: 6 xe
Cùng bán được 6 xe trong tháng 7 (giảm 8 xe so với tháng 6) tương tự Isuzu D-Max nhưng Ford Tourneo nằm ở vị trí số 4 nhờ tổng lượng tiêu thụ sau 7 tháng cao hơn, đạt 128 xe, giảm 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 170 xe).
 |
Ford Tourneo |
Ford Tourneo hiện bán 2 phiên bản Titanium và Trend đi cùng lựa chọn 5 màu gồm: trắng, nâu, đen, bạc và ghi xám. Mức giá bán lần lượt là 999 triệu đồng cho bản Trend và 1,069 tỷ đồng cho bản Titanium (đã bao gồm VAT).
5. Kia Rondo: 10 xe
Kia Rondo tiếp tục ở lại bảng xếp hạng ở vị trí số 5 với 10 xe bán ra trong tháng 7, giảm 45 xe so với tháng trước đó. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, chiếc MPV cỡ nhỏ này đã bán được 324 xe, giảm 46,3% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 604 xe).
 |
Kia Rondo |
Kia Rondo hiện có giá bán từ 559 triệu đồng. Mẫu xe này canh tranh trực tiếp với các đối thủ Mitsubishi Xpander, Suzuki Ertiga.
6. Isuzu mu-X: 19 xe
So với tháng 6 trước đó bán được 2 xe, mẫu SUV 7 chỗ Isuzu mu-X đã bán tăng thêm 17 xe trong tháng 7, nhưng vẫn chưa đủ để ra khỏi danh sách bán chậm. Cộng dồn sau 7 tháng, Isuzu mu-X bán được 97 xe, giảm 62% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 255 xe).
 |
Isuzu mu-X |
Với 4 phiên bản được phân phối ở Việt Nam, Isuzu mu-X hiện có mức giá dao động từ 779 triệu đến 1,12 tỷ đồng. Phiên bản 2021 đã ra mắt ở Thái Lan từ đầu năm nhưng đến nay chưa có thông tin bán tại Việt Nam.
7. Mazda BT-50: 36 xe
Đối với Mazda BT-50, đây là lần đầu tiên mẫu bán tải này lọt danh sách bán chậm trong năm 2021. Lượng tiêu thụ tháng 7 của Mazda BT-50 là 36 xe, giảm 58 xe so với tháng 6. Cộng dồn 7 tháng, Mazda BT-50 bán được 698 xe, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 804 xe).
 |
Mazda BT-50 |
Hiện tại Mazda BT-50 có 4 phiên bản bán ở Việt Nam với giá bán dao động từ 569 đến 749 triệu đồng. Xe được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
8. Kia Sedona: 36 xe
Kia Sedona lần đầu rơi vào danh sách bán chậm kể từ đầu năm đến nay. Trong tháng 7, chiếc MPV cỡ lớn này bán được 36 xe, giảm 64 xe so với tháng 6. Lũy kế 7 tháng, Kia Sedona bán 970 xe, tăng nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 948 xe).
 |
Kia Sedona |
Kia Sedona hiện có tất cả 5 tùy chọn phiên bản gồm: Kia Sedona DAT Deluxe, DAT Luxury, DAT Signature, GAT Premium và GAT Signature, giá từ 1,019 tỷ đến 1,519 tỷ đồng.
9. Toyota Land Prado: 41 xe
Mẫu SUV Toyota Land Prado có doanh số bán ra trong tháng 7 tăng 1 xe so với tháng 6. Cộng dồn 7 tháng, Prado bán được 294 xe, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 244 xe).
 |
Toyota Land Prado |
Chiếc SUV Toyota Land Prado hiện được bán ra duy nhất một phiên bản với mức giá là 2,379 tỷ đồng.
10. Toyota Innova 2021: 41 xe
Vị trí số 10 gây bất ngờ bởi đó là mẫu xe Toyota Innova. Chiếc MPV 7 chỗ này lần đầu lọt danh sách "ế" gây ngạc nhiên bởi trước đây Innova thường được coi là "gà đẻ trứng vàng" của hãng xe Nhật. Dù một năm trở lại đây có dấu hiệu đi xuống, nhưng với lượng bán chỉ 41 xe trong tháng 7, giảm tới 158 xe so với tháng 6, đã khiến Innova mất hẳn "ánh hào quang" của quá khứ.
 |
Toyota Innova 2021 |
Cộng dồn 7 tháng, Toyota Innova có lượng bán 1.811 xe, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái (bán 2.825 xe). Hiện Toyota Innova đang bán phiên bản nâng cấp ra mắt từ tháng 10/2020, với 4 phiên bản có giá từ 750 triệu đến 997 triệu đồng.
Đình Quý
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Top 10 xe bán chậm nhất tháng 6: Hai mẫu Toyota doanh số bằng 0
Trong tháng 6, top xe bán chậm ghi nhận sự xuống dốc của một số mẫu xe Toyota và Isuzu khi lượng bán nhỏ giọt chỉ vài chiếc, thậm chí là con số 0.
" alt="Top 10 xe bán chậm nhất tháng 7/2021"/>
Top 10 xe bán chậm nhất tháng 7/2021
Phóng viên: - Theo đánh giá của GS, Đề án 'Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030' (gọi tắt là Đề án 89) có ưu điểm gì?GS Nguyễn Đình Đức: Đây là một đề án rất tích cực, phù hợp với thực tiễn và đáp ứng rất cao nhu cầu của các trường ĐH ở Việt Nam, vì mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng đến nay tỷ lệ tiến sĩ trong đội ngũ giảng viên đại học mới đạt khoảng 28%.
 |
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Thanh Hùng |
Ngay từ năm 2013, với tư cách là Trưởng Ban Đào tạo của ĐHQGHN, tôi đã chủ trì xây dựng Đề án đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN, mục tiêu lựa chọn một số ngành xuất sắc như Toán học, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Công nghệ sinh học,… đào tạo các nghiên cứu sinh (NCS) từ các nguồn khác nhau trong cả nước về ĐHQGHN làm luận án tiến sĩ với 3 hình thức như trên, với chuẩn đầu ra có công bố quốc tế như NCS được đào tạo hoàn toàn ở nước ngoài, nhưng rất tiếc Đề án này không có nguồn kinh phí hỗ trợ để triển khai thực hiện. Đề án 89 này đã giúp cho nguyện ước bấy lâu nay của chúng tôi, nay có thể trở thành hiện thực.
Đề án 89 có mục tiêu rất đúng và trúng là đào tạo đối tượng là giảng viên hoặc tạo nguồn giảng viên đại học, có thể hiểu là đào tạo những “máy cái” đào tạo nguồn nhân lực của nước nhà.
Hai là hình thức đào tạo rất linh hoạt. Những hình thức này sẽ không chỉ đào tạo NCS, mà còn góp phần nâng cao trình độ và năng lực hợp tác và hội nhập của đội ngũ giảng viên trong nước, thông qua NCS là cầu nối hợp tác với các GS nước ngoài, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng và đổi mới quy trình tổ chức và quản lý đào tạo NCS của các trường đại học trong nước.
Ba là các đối tác nước ngoài được lựa chọn là những ngành có uy tín, trong top 500 trong các bảng xếp hạng của thế giới;
Bốn là hình thức tuyển chọn với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, thu hút và khích lệ được các giảng viên trẻ làm luận án tiến sĩ, và cuối cùng, đó là quay trở về như hồi chúng tôi làm NCS 40 năm về trước: học toàn thời gian chính quy và còn được hưởng sinh hoạt phí trong quá trình đào tạo. Tôi cho rằng đào tạo tiến sĩ là phải như vậy và có như vậy, chúng ta mới kỳ vọng có nhiều luận án chất lượng tốt.
- Trong hướng dẫn triển khai Đề án này trong năm 2021 và 2022 của Bộ GD-ĐT có nêu yêu cầu là “Cơ sở đào tạo ở nước ngoài có ngành đào tạo thuộc nhóm 500 ngành hàng đầu tại các bảng xếp hạng theo nhóm ngành và lĩnh vực đào tạo có uy tín trên thế giới”. Quan điểm của GS ra sao?
Tôi cho rằng hướng dẫn như vậy là phù hợp và khả thi. Đúng là có nhiều bảng xếp hạng khác nhau, mỗi bảng xếp hạng lại có các tiêu chí khác nhau nhưng các bảng xếp hạng được thế giới thừa nhận đều là các bảng xếp hạng uy tín cả, nên tôi thấy cứ trong nhóm 500 ngành hàng đầu trong các bảng xếp hạng nào cũng là phù hợp.
- Việc này liệu có khả thi không khi mà những giảng viên thực sự có năng lực thì không khó để tự xin được các suất học bổng?
Việc này rất khả thi, vì như tôi đã nói đến ở trên, hiện nay trung bình mới khoảng 28% giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ, nhu cầu có học bổng đi làm tiến sĩ là rất lớn. Hơn nữa vì nhiều lý do khác nhau, không phải ai cũng có thể làm NCS ở nước ngoài, trong khi trong nước cũng có nhiều ngành rất mạnh, hoàn toàn có thể đào tạo tiến sĩ không thua kém nước ngoài, hơn nữa lại góp phần tiết kiệm ngân sách cho nhà nước.
- Có ý kiến cho rằng, tại sao lại cấp học bổng cho người đi mà không phải là thu hút bằng cách cấp tiền trực tiếp để thu hút các tiến sĩ về cơ sở giáo dục.
Theo tôi phải làm song song cả hai. Nhưng thực tế là cách hỗ trợ cho việc làm luận án như Đề án 89 sẽ giúp đạt mục tiêu không chỉ nâng cao chất lượng, trình độ, mà nhanh chóng chủ động đạt cả mục tiêu về số lượng đội ngũ giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ.
- Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, cơ sở cử giảng viên đi đào tạo có trách nhiệm thu hồi học bổng và chi phí đào tạo đã cấp khi người được cử đi đào tạo vi phạm quy định. Việc này liệu có khả thi không, thưa GS?
Trước khi trả lời vào câu hỏi này tôi muốn đề cập đến mức kinh phí hỗ trợ cho NCS. Người làm luận án tiến sĩ chính là nhân lực khoa học công nghệ của nhà trường, phải xem những NCS là những nhà nghiên cứu, chứ không chỉ là người học. Vì vậy ở nhiều nước phát triển, học bổng hoặc sinh hoạt phí cấp cho NCS không chỉ đủ sống mà còn khá rộng rãi, để đảm bảo cho NCS sống tốt, yên tâm làm luận án (ngoài ra còn có những hỗ trợ khác về cơ sở vật chất, thiết bị thực hành, thí nghiệm; kinh phí đi hội thảo trong, ngoài nước) và thậm chí học bổng của NCS đủ trang trải nuôi được gia đình.
Vì vậy, tôi mong muốn đi đôi với Đề án 89, thì các định mức hỗ trợ NCS và hoạt động đào tạo tiến sĩ phải tới tầm và thỏa đáng.
 |
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức trong buổi bảo vệ luận án tiến sĩ của học trò |
Về điều khoản khoán, giao cho các trường chịu trách nhiệm thu hồi kinh phí bồi hoàn theo tôi là khó khả thi. Chỉ tương đối khả thi với các đối tượng đang là giảng viên cơ hữu của nhà trường.
Mặt khác cũng phải hình dung là không thể tránh khỏi khi theo Đề án 89 làm giảng viên, nhưng khi có bằng tiến sĩ, do nhiều nguyên nhân khách quan, lại chuyển sang các bộ ngành khác trong nước không làm giảng viên nữa, trong trường hợp này cũng nên cân nhắc việc có thu hồi học phí không? Nếu có thì thu như thế nào cho phù hợp?
Còn trường hợp khi người học theo Đề án đã có bằng tiến sĩ mà sau đó lại xin được việc ở làm ở nước ngoài, việc giao cho các trường thu hồi kinh phí, theo tôi là rất khó khăn và khó khả thi.
- Để tăng tỉ lệ tiến sĩ cho các trường ĐH thì có những cách nào khác? Như ĐH Quốc gia HN tăng tỉ lệ tiến sĩ bằng cách nào, thưa GS?
Tính đến 31/12/2020, tổng giảng viên cơ hữu của ĐHQGHN là 2067 người. Trong đó, có 402 GS và PGS, chiếm tỷ lệ 20,4%; 877 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, chiếm tỷ lệ 61%. Cá biệt một số trường như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ thì tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt trên 85%.
Để tăng tỷ lệ và chất lượng tiến sĩ cho các trường đại học, thì giải pháp rất quan trọng là phải đầu tư xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học, để nhà trường ngày càng có nhiều giảng viên, nhà khoa học xuất sắc, những nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn. Đào tạo NCS phải gắn với nghiên cứu khoa học, và thông qua môi trường NNC.
Với ĐHQGHN, đã có nhiều giải pháp rất quan trọng và hiệu quả như cho phép các đơn vị đào tạo được triển khai đào tạo dự bị tiến sĩ để các ứng viên có thời gian chuẩn bị tốt về ngoại ngữ và chuyên môn trước khi đăng ký làm NCS. Thu hút chuyển tiếp NCS, tức là các em sinh viên xuất sắc, có thành tích nghiên cứu tốt được giữ làm giảng viên tạo nguồn và cho làm NCS ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
ĐHQGHN và các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cũng quan tâm đầu tư học bổng cho NCS từ kinh phí của đơn vị, tích cực hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cấp học bổng cho NCS. Và chính thương hiệu, uy tín của ĐHQGHN cũng thu hút NCS về làm luận án tiến sĩ.
Hiện nay, số NCS được tuyển sinh hằng năm của ĐHQGHN đông nhất trong các cơ sở giáo dục đại học của cả nước.
- Xin cảm ơn GS!
Thanh Hùng
Xem Công văn 1943 về hướng dẫn đào tạo theo Đề án 89 năm 2021 - 2022 TẠI ĐÂY
Xem Quyết định số 89/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030 (Đề án 89) TẠI ĐÂY

Sau những đề án nghìn tỷ, Đề án 89 cử giảng viên học tiến sĩ có gì mới?
Trước Đề án 89, trong vòng 20 năm trở lại đây, Bộ GD-ĐT từng chủ trì thực hiện 2 đề án đào tạo nhân lực trình độ tiến sĩ và thạc sĩ có kinh phí nhiều nghìn tỉ đồng.
" alt="Đề án 89: “Đào tạo tiến sĩ phải tới tầm và thỏa đáng”"/>
Đề án 89: “Đào tạo tiến sĩ phải tới tầm và thỏa đáng”