Mã độc dịch vụ – công cụ nguy hiểm dần trở nên phổ biến trong giới tội phạm mạng

edzqt8cz15puoo6qx1h9a3l4k2m0l8jl.jpg
Các chuyên gia cảnh báo các cuộc tấn công bằng mã độc đang gia tăng.

Farnetwork – ví dụ điển hình của phương thức mã độc dịch vụ

Các chuyên gia của công ty an ninh mạng quốc tế Group-IB đã theo dõi hoạt động của tổ chức tội phạm mạng Farnetwork và thu được những thông tin hết sức đáng chú ý về xu hướng sử dụng các mã độc dịch vụ của giới tội phạm mạng thời gian gần đây. 

Thông tin cho thấy,ãđộcdịchvụ–côngcụnguyhiểmdầntrởnênphổbiếntronggiớitộiphạmmạkêt qua bóng da trong 4 năm qua, Farnetwork có liên quan đến ít nhất 5 chương trình mã độc khác nhau, hoạt động trên mô hình “mã độc dịch vụ” (Ransomware-as-a-Service/RaaS), tức là thuê ngoài nhiều chức năng và giai đoạn của một cuộc tấn công mã độc điển hình, chỉ trao một phần nhỏ tiền chuộc cho các nhà thiết kế mã độc ban đầu.

Với phương thức này, nhà phát triển phần mềm sẽ cung cấp mã độc hoàn chỉnh cho tin tặc, sau đó tin tặc sẽ tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của mình và sử dụng nó trong các cuộc tấn công mạng.

Nhà phân tích mối đe dọa an ninh mạng của Group-IB Nikolay Kichatov cho biết, Farnetwork bắt đầu tham gia hoạt động tội phạm mạng vào năm 2019. Trong thời gian này, Farnetwork đã tham gia vào một số dự án liên quan đến các mã độc Jsworm, Nefilim, Karma và Nemty, bao gồm cả việc phát triển và quản lý chúng.

Farnetwork có nhiều tên gọi khác, bao gồm Farnetworkit, Farnetworkl, Jingo, Jsworm, Piparkuka và Razvrat. Vào năm 2022, Farnetwork bắt đầu phát triển và phân phối mã độc Nokoyawa.

Cùng lúc đó, tin tặc đã tung ra dịch vụ botnet (mạng máy tính ma) của riêng chúng với cùng tên Farnetwork để cung cấp cho các khách hàng quyền truy cập vào hệ thống mạng của các tổ chức bị xâm nhập.

Kể từ đầu năm 2023, Farnetwork đã tuyển dụng hàng loạt ứng viên tham gia phát tán mã độc Nokoyawa, yêu cầu họ sử dụng thông tin đăng nhập bị đánh cắp để nâng cấp đặc quyền và phát tán mã độc mã hóa dữ liệu của nạn nhân.

Bằng cách phát tán mã độc thông qua các chiến dịch lừa đảo và quảng cáo, thông tin đánh cắp sẽ được tin tặc bán trên thị trường ngầm, nơi các tin tặc khác có thể mua được quyền truy cập ban đầu vào các địa chỉ được nhắm trước.

Theo công bố của các chuyên gia Group-IB, trong mô hình RaaS của Farnetwork, thông thường các tin tặc trực tiếp thực hiện các cuộc tấn công mạng sẽ nhận được 65% số tiền thu được, chủ sở hữu botnet - 20% và nhà phát triển mã độc - 15%.

Kể từ tháng 10/2023, mã độc Nokoyawa đã ngừng hoạt động, nhưng Group-IB tin rằng Farnetwork sẽ lại xuất hiện dưới một cái tên khác và với chương trình RaaS mới.

Sự hình thành của “hệ sinh thái mã độc” cực kỳ nguy hiểm

Trên thực tế, botnet Farnetwork nêu trên chỉ đóng vai trò là nhà môi giới truy cập ban đầu (IAB). Mô hình này cho phép ngay cả các tin tặc thiếu kinh nghiệm cũng có thể sử dụng quyền truy cập đã được cấp để dễ dàng xâm nhập vào hệ thống mạng của các tổ chức nhắm đến, gia tăng hiệu quả và tốc độ lây lan của mã độc.

Điều này đang thay đổi bản chất của hoạt động tội phạm mạng. Thực tế là các tổ chức tội phạm mạng đang có xu hướng thu gọn cơ cấu và tạo ra mạng lưới các đối tác chuyên môn khiến chúng trở nên ít bộc lộ hơn trước các hoạt động triệt phá của cơ quan thực thi pháp luật.

Điều đó tạo ra một thị trường gồm các nhóm nhỏ hơn, thậm chí cả các nhà thầu riêng lẻ, có thể phát triển các bộ công cụ chuyên sâu để nâng cao hiệu quả của cuộc tấn công bằng mã độc, tương tự như cách một chuyên gia về bẻ khóa két sắt góp phần giúp một vụ cướp ngân hàng thành công.

Như vậy, thay vì thực hiện một cuộc tấn công từ đầu đến cuối, tin tặc có thể nhắm mục tiêu vào nạn nhân cụ thể và sau đó thuê một loạt nhà thầu để thực hiện chuỗi nhiệm vụ liên quan (thiết kế, phát tán, điều khiển mã độc và khai thác dữ liệu, thương lượng với nạn nhân, chuyển tiền…). Mỗi nhiệm vụ này đều yêu cầu các kỹ năng chuyên biệt. 

Xu hướng này đang tạo ra một “hệ sinh thái mã độc” vô cùng nguy hiểm và có khả năng thích ứng cực kỳ cao trong bối cảnh các cơ quan chức năng đang ráo riết áp dụng các biện pháp ngày càng cứng rắn để chống lại tội phạm mạng.

(theo SIW)

Ngày 'Thứ Hai đen tối' ở Đức: Mã độc làm gián đoạn dịch vụ công ở 70 địa phương

Ngày 'Thứ Hai đen tối' ở Đức: Mã độc làm gián đoạn dịch vụ công ở 70 địa phương

Vụ tấn công bằng mã độc (ransomware) vừa tạo ra ngày 'Thứ Hai đen tối' ở một số thành phố và khu vực của Đức, làm gián đoạn nghiêm trọng dịch vụ công của chính quyền các địa phương.
Công nghệ
上一篇:Pha quay đầu xe máy phức tạp bậc nhất của cô gái gây 'bão' mạng
下一篇:Ra cửa hàng tiện lợi mua vé xem phim, vé máy bay…