“Google Play chuẩn bị có mặt tại Trung Quốc”,ộtngàynàođóTrungQuốccóchophépGooglequaytrởlạkèo bóng đá hôm nay câu này chúng ta đã nghe được rất nhiều lần trước đó. Kể từ khi rút khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới năm 2010, có nhiều tin đồn về sự trở lại của Google. Trong bối cảnh thị trường smartphone nước này đang bùng nổ và các nhà sản xuất nội địa dần dần đánh chiếm thị phần toàn cầu, nhiều người cho rằng quay lại hay không với Google chỉ là vấn đề thời gian.
Dù vậy, có khả năng 2017 sẽ là năm các tin đồn được hiện thực hóa. The Information mới đây đưa tin Google đang thảo luận với NetEase để đưa Google Play và cả các dịch vụ Google khác vào Trung Quốc. Theo nguồn tin, chưa có giao dịch nào được ký kết mà mới dừng ở các cuộc trò chuyện.
Rõ ràng, ngay cả khi đạt được thỏa thuận, phải mất một thời gian nữa Google Play mới được phát hành tại đây. Nó cũng có nghĩa cơ hội xảy ra là 50/50.
Trong quá khứ, NetEase có lịch sử làm việc với các thị trường phương Tây để đưa ứng dụng, dịch vụ đến Trung Quốc, trong đó có StarCraft II, Diablo 3, Overwatch, World of Warcraft và Minecraft. Tất cả đều là game, còn hợp tác với kho ứng dụng của Google lại có thách thức riêng.
Trung Quốc có cho phép Google trở lại?
Về mặt kỹ thuật, Google là người “rũ bỏ” Trung Quốc, do đó chính phủ Trung Quốc có thể ủng hộ Google quay lại hay không? Rất khó nói nhưng miễn là Google “chơi” theo luật nước này về vấn đề kiểm duyệt và các hoạt động khác, Google không cần tới giấy phép đặc biệt. Việc họ đang bắt tay với một công ty Internet địa phương sẽ giúp vượt rào cản dễ hơn.
Tuy nhiên, nếu tuân thủ triết lý của chính phủ, Google sẽ chống lại chính triết lý của mình. Nếu muốn xóa bỏ kiểm duyệt, họ phải đưa ra lời đề nghị đặc biệt ấn tượng để kéo chính phủ về bên mình và điều đó khó xảy ra. Với Google, chỉ có hai lựa chọn: hoặc ở ngoài Trung Quốc hoặc nhường nhịn chính quyền.
Google Play phiên bản Trung Quốc sẽ như thế nào?
Ngoài việc có ngôn ngữ là tiếng Trung, Google Play Store Trung Quốc sẽ không khác các chợ ứng dụng ảo khác, ít nhất là về giao diện. Có thể nhìn Apple App Store để quy chiếu.
Phiên bản Trung Quốc của App Store về cơ bản hoạt động như các thị trường khác nhưng quy trình phê duyệt ứng dụng còn khắt khe hơn để bảo đảm làm theo hướng dẫn và quy định của chính phủ. Hệ quả là Apple thường gỡ các ứng dụng theo chỉ thị, chẳng hạn ứng dụng New York Times năm 2015. Apple thậm chí còn xóa một số dịch vụ riêng như phim, sách và Apple News.
Như vậy, Google Play Store Trung Quốc cũng yêu cầu mức độ kiểm soát cao hơn bình thường. Từ trước đến nay, Google vẫn có tiếng là dễ thở hơn Apple ở khâu phê duyệt. Không rõ hoạt động quản lý sẽ do Google, NetEase hay cả hai phụ trách. Nó sẽ có vài thay đổi lớn so với hoạt động hàng ngày của Google Play. Trung Quốc cũng sở hữu nhiều phần mềm độc hại và Google phải bảo đảm chợ ứng dụng của mình không trở thành “nam châm” hút mã độc. Ngay cả Apple, công ty không có nhiều vấn đề với mã độc, cũng từng là nạn nhân của chúng tại Trung Quốc.
Google và đối tác được hưởng lợi gì từ Google Play Trung Quốc?
Tại phương Tây, thị trường smartphone gần như đã bão hòa, tốc độ tăng trưởng chậm hơn hẳn trong quá khứ. Ngược lại, thị trường châu Á lại bùng nổ và dù Google đang tích cực hoạt động tại Ấn Độ, Trung Quốc vẫn là miếng bánh có khả năng mang về lợi nhuận lớn hơn.
Theo báo cáo hồi tháng 1/2017 của Accenture, gần 3 trong số 4 khách hàng Trung Quốc tham gia khảo sát cho biết họ sẽ mua smartphone năm 2017, tăng từ 61% năm 2016. Xét tới dân số của nước này, nó đại diện cho cơ hội khổng lồ đối với cả nhà sản xuất lẫn Google. Càng nhiều người dùng smartphone, càng nhiều sự quan tâm dành cho ứng dụng.