Trung Quốc không muốn Jack Ma trở thành Mark Zuckerberg thứ hai
Vào ngày 10/11,ốckhôngmuốnJackMatrởthànhMarkZuckerbergthứlich Ủy ban Chống độc quyền của Trung Quốc đã đưa ra dự thảo sơ bộ về bộ luật hạn chế nhiều công ty Internet. Cụ thể, bộ luật quy định nhiều hành vi được coi là chống cạnh tranh như lợi dụng dữ liệu cá nhân của người dùng, thiết lập các liên minh để tiêu diệt các đối thủ cạnh tranh yếu hơn hay bán dưới giá thành.
Đây là lần thứ hai chỉ trong nửa tháng các công ty công nghệ, Internet Trung Quốc bị chính quyền nước này hạn chế. Ngày 3/11, startup tài chính công nghệ Ant Group do tỷ phú Jack Ma sáng lập bất ngờ thông báo dừng IPO ở 2 thị trường Thượng Hải và Hong Kong. Động thái này là một bước đi gây chấn động của sự kiện IPO vốn được đánh giá là lớn nhất lịch sử.
Quy định mới khiến cổ phiếu của nhiều đại gia Internet Trung Quốc như Tencent, Alibaba sụt giảm. Cả thị trường công nghệ mất tới 290 tỷ USD. Ảnh: Bloomberg. |
Chuyện gì đã xảy ra?
Những sự kiện liên tiếp khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu chính phủ Trung Quốc có muốn chấm dứt sự tự do đối với các công ty công nghệ. Đây là một trong những yếu tố giúp các tỷ phú sáng lập như Jack Ma, Pony Ma đạt thành công như hiện nay.
Bloomberg nhận định chính quyền Trung Quốc đã nhiều năm quản lý lỏng lẻo, giúp cho Ant Group trở thành một gã khổng lồ trong ngành tài chính. Những lĩnh vực mà công ty này tham gia bao gồm cả thanh toán, ngân hàng, quản lý tài sản và bảo hiểm.
Dự thảo luật để quản lý các công ty Internet Trung Quốc khiến cho thị trường hoảng loạn, và 290 tỷ USD giá trị bị thổi bay chỉ trong 2 ngày giao dịch cuối cùng của tuần qua, trong đó những công ty thiệt hại nhiều nhất là Tencent và Alibaba.
Một số nhà phân tích cho rằng chính quyền Trung Quốc có thể đang điều chỉnh lại cán cân quyền lực, hoặc muốn "dạy" cho các tỷ phú một bài học. Vào tháng 10, Jack Ma từng chê nền tài chính Trung Quốc. Ông đã so sánh Hiệp định Basel với những yêu cầu nghiêm ngặt về vốn cho các ngân hàng là một "câu lạc bộ dành cho người cao tuổi".
Trước đó 1 tuần, Ant Group cũng buộc phải dừng IPO, có thể do các phát ngôn của nhà sáng lập Jack Ma. Ảnh: Reuters. |
Vị tỷ phú đã được triệu tập đến một cuộc họp kín vào ngày 2/11 với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và ba nhà quản lý tài chính hàng đầu khác về vấn đề này. Trong cuộc họp, Jack Ma nhận lời cảnh báo rằng Ant Group sẽ bị kiểm soát tương đương các ngân hàng thông thường chứ không có ngoại lệ. Chỉ 1 ngày sau, cả 2 đợt IPO của Ant bị hoãn.
Theo Wall Street Journal, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đích thân ra lệnh cho các cơ quan quản lý của Trung Quốc điều tra Ant Group. Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đề xuất các quy định quản lý tài chính mới và triệu tập Jack Ma.
Liệu có làm lung lay nền công nghệ Trung Quốc?
Chính phủ Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, phát triển ngành công nghệ. Định hướng sản xuất của Trung Quốc giúp nước này trở thành "công xưởng thế giới", nơi nhiều công ty trên khắp thế giới đặt nhà máy. Những gã khổng lồ như Apple và đối tác Foxconn sẽ không chọn các thành phố như Trịnh Châu, nơi giờ đây được gọi là "thành phố iPhone", nếu không có các ưu đãi của chính quyền địa phương.
Việc Trung Quốc chặn nhiều công ty Internet lớn cũng giúp các công ty nội địa như Tencent, Sina phát triển các mạng xã hội với hơn 1 tỷ người dùng. Với người Trung Quốc hiện nay, Internet là WeChat, Weibo và Baidu chứ không phải Facebook, Twitter hay Google.
Tổng giá trị vốn hóa của Alibaba, Tencent và Ant vào đầu tháng 11 được ước tính vào khoảng 2.000 tỷ USD, cao hơn cả Ngân hàng Trung Quốc. Các công ty này đầu tư vào hầu hết lĩnh vực trong công nghệ, từ AI, tài chính số tới cả thực phẩm sạch. Chính những khoản đầu tư này cũng tạo ra nhiều công ty lớn như Meituan, Didi Chuxing. Số startup lớn mạnh mà không nhận đầu tư từ 2 gã khổng lồ đếm trên đầu ngón tay, có thể kể đến ByteDance, công ty sở hữu TikTok.
Hai đại gia công nghệ Trung Quốc Alibaba, Tencent là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ quy định mới. Ảnh: Reuters. |
Trong số các quy định mới dành cho công ty Internet Trung Quốc, quy định về hình thức gọi vốn VIE (Variable Interest Entities) được chú ý nhất. VIE là hình thức tạo ra công ty liên doanh trong nước, mà mọi nguồn vốn, quyết định đưa ra đều phải thông qua công ty này.
Vì luật Trung Quốc hạn chế đầu tư nước ngoài, VIE là cách mà nhiều công ty, trong đó có cả Alibaba, lựa chọn để gọi vốn từ nước ngoài. Hình thức này trở nên phổ biến từ vụ IPO năm 2000 của Sina, nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng về mặt pháp lý. Trong quy định mới, chính phủ Trung Quốc sẽ yêu cầu cấp phép đối với mọi vụ đầu tư theo hình thức VIE.
Đây không phải lần đầu Trung Quốc đưa ra các quy định ảnh hưởng tiêu cực đến công ty trong nước. Năm 2018, các quy định mới về game khiến nhiều game bị dừng, quy trình cấp phép phát hành chậm hẳn lại. Tencent cũng chịu ảnh hưởng từ quy định đó, nhưng sau đó đã hồi phục.
Bloomberg cho rằng với những quy định mới, các công ty Trung Quốc sẽ buộc phải thay đổi. Khi mà mỗi đại gia nắm dữ liệu của hàng trăm triệu người dùng, chính quyền nước này sẽ không thể quản lý theo cách lỏng lẻo như trước đây.
Theo Zing
Công ty của Jack Ma ‘bay’ 140 tỷ USD vì bị hoãn IPO
Trung Quốc đình chỉ vụ IPO lịch sử của Ant Group có thể khiến giá trị của công ty fintech này giảm tới 140 tỷ USD.
相关推荐
- Chùm ảnh xe sang treo biển ngũ quý 0
- Ôtô của nữ tài xế leo lên xe Porsche trong bãi đỗ
- VinaPhone, 25 năm truyền cảm hứng vì cộng đồng
- Ngoại tình... không sex
- Xuất hiện 'công nghệ' mới trộm xe ô tô khởi động bằng nút bấm
- Thi làm nhà thú cưng từ bao bì sinh thái, lan toả sống xanh
- 'Con cái có hiếu không cần chờ đến Tết mới về quê thăm cha mẹ'
- Bi kịch của cuộc đoàn tụ gia đình sau 15 năm con trai bị bắt cóc