Tên hacker được cho là đã liên lạc và yêu cầu nạn nhân phải cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng để giải quyết một số vấn đề về người dùng trên chiếc MacBook. Thực tế,ảnhânviênAppleđánhcắphàngnghìthời tiết ngày hắn đã sử dụng chính những thông tin này để đánh cắp số tiền mà nạn nhân có thể không bao giờ lấy lại được.
Bằng cách đóng giả nhân viên Apple qua điện thoại, tên hacker đã khiến nạn nhân phải cung cấp các thông tin cá nhân quan trọng. Ảnh: Null Byte. |
“Mọi người thường rất dễ bị lừa bởi thủ đoạn tương tự, đặc biệt là với những người không rành công nghệ có một chiếc máy tính đang bị lỗi”, Dianne Waunsch, người thân của nạn nhân nói với một nguồn tin địa phương.
“Đây là thủ đoạn hàng đầu mà những tên lừa đảo thường sử dụng để cố gắng trộm tiền của nạn nhân. Chúng sẽ đột nhập vào máy tính, đánh cắp tất cả dữ liệu có thể bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của bạn”, Rich Kolko, chuyên gia an ninh của Wink News cho biết.
Apple thừa nhận những trò gian lận tương tự liên quan đến những kẻ lừa đảo đóng giả làm nhân viên kỹ thuật khá phổ biến. Theo lời khuyên từ nhà sản xuất MacBook, nếu có ai đó gọi điện tự xưng là nhân viên của công ty, người dùng hãy lập tức cúp máy và gọi trực tiếp cho Apple.
Nhằm hạn chế những trường hợp tương tự, Apple trước đây đã từng nộp đơn xin cấp bằng sáng chế về một hệ thống phát hiện những kẻ lừa đảo qua điện thoại.
Cụ thể, hệ thống được đề xuất sẽ cho mọi người biết được liệu một cuộc gọi đến có xuất phát từ địa điểm họ yêu cầu trợ giúp kỹ thuật hay không. Tuy nhiên, Apple cho đến nay vẫn chưa giới thiệu hệ thống này.