Theo chính quyền địa phương, hòn đảo nổi tiếng ở Hy Lạp này đón khoảng 3,4 triệu du khách mỗi năm, vượt xa con số 20.000 cư dân thường trú của Santorini.
Vào giai đoạn cao điểm có tới 17.000 hành khách từ tàu du lịch đổ xô đến hòn đảo để ghé tới những điểm tham quan như Fira hay thị trấn Oia ở mũi phía tây bắc, nổi tiếng với cảnh hoàng hôn ngoạn mục.
Nơi đây thậm chí còn được đặt biệt danh là "đảo sống ảo" vì có vẻ đẹp hoàn hảo.
Tuy nhiên, việc những con phố lát đá cuội hay các ban công trên vách đá luôn chật kín du khách chụp ảnh lúc hoàng hôn, đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương.
Nhiều người cho rằng việc phát triển du lịch đang khiến hòn đảo bị hủy hoại từng ngày.
Georgios Damigos - chủ một khách sạn trên đảo, cho biết điều kiện sống của người dân bị tác động rất nhiều: "Chúng tôi sống trên một hòn đảo nhỏ với diện tích chỉ khoảng 70km2.
Vậy cơ sở hạ tầng trên hòn đảo phải phát triển thế nào để ứng phó với sự gia tăng số lượng khách du lịch gấp hàng chục lần?".
Thị trưởng Santorini, Nikos Zorzos, đã đề xuất việc giới hạn số lượng du khách đến đảo bằng tàu du lịch ở mức 8.000 người/ngày.
Động thái này được Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis hết sức ủng hộ. Ông khẳng định rằng biện pháp này sẽ được áp dụng vào năm sau.
Các cuộc biểu tình phản đối khách du lịch đã trở thành "điểm nóng" ở châu Âu suốt mùa hè này.
Hôm 1/8, Venice đã giới hạn quy mô nhóm khách du lịch ở mức 25 người và cấm loa phóng thanh, sau khi tuyên bố biện pháp thu phí vào cửa bước đầu được coi là thành công, mang lại cho thành phố khoảng 2,64 triệu USD doanh thu.
Du lịch quá mức đã trở thành một thuật ngữ thông dụng những năm gần đây khi các điểm đến nổi tiếng phải tìm cách cân bằng giữa lượng du khách với chất lượng cuộc sống của cư dân, cũng như duy trì một môi trường bền vững.
Theo cam kết của chủ đầu tư, sau 18 tháng kể từ ngày có quyết định thuê đất, nhà máy bia Toàn Cầu sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động.
Dự án kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội trên địa bàn phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm, thu nhập cho khoảng 250 lao động tại địa phương. Đặc biệt, hàng năm, nhà máy còn đóng góp cho ngân sách địa phương từ 150-200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến năm 2013, sau gần 10 năm triển khai, khi phần lớn các hạng mục như hạ tầng kỹ thuật, nhà kho, xưởng chiết xuất đã gần hoàn thiện, thậm chí một số máy móc thiết bị nhập khẩu từ Cộng hòa liên bang Đức cũng đã được tập kết về thì bất ngờ dự án nhà máy bia Toàn Cầu dừng triển khai, chết yểu.
Dự án đắp chiếu khiến cho hàng chục nghìn m2 đất vàng ở trung tâm thành phố bị bỏ hoang, trở nên nhếch nhác.
Đến năm 2017, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương cho Công ty Việt Trung chuyển đổi, thực hiện dự án Trung tâm thương mại, khách sạn villa BMC – Việt Trung trên diện tích đất mà nhà máy bia bỏ hoang trước đó.
Dự án Trung tâm thương mại, khách sạn villa BMC - Việt Trung có tổng mức đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng. Nhà đầu tư cam kết sẽ hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào sử dụng sau 68 tháng kể từ ngày có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.
Tỉnh Hà Tĩnh còn cho chủ đầu tư thuê thêm khu đất rộng hơn 1ha bên cạnh để triển khai đầu tư bến thuyền, công viên cây xanh. Tổng diện tích của dự án Trung tâm thương mại, khách sạn Villa BMC Việt - Trung là hơn 4ha.
Theo cam kết của Công ty Việt Trung, đến tháng 10/2018 hoàn thành khu nhà ở giai đoạn 1 (bao gồm 67/159 căn biệt thự, nhà ở liền kề), bến thuyền du lịch và đến tháng 4/2020 đưa khu trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao cao 25 tầng vào hoạt động.
Đầu năm 2021, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục cho Công ty Việt Trung điều chỉnh về tiến độ, thời gian hoàn thành dự án. Nhà đầu tư cam kết, đến tháng 7/2022 hoàn thiện xong hạ tầng các hạng mục còn lại, cuối năm 2022 hoàn thiện và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động.
Tuy nhiên, sau 7 năm thực hiện dự án, đến nay, dự án này mới chỉ hoàn thiện được bến thuyền du lịch và khu công viên, còn các hạng mục khác vẫn đang nằm trên giấy khiến phần lớn diện tích của khu "đất vàng" nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố Hà Tĩnh bị bỏ hoang, lãng phí.
Hiện chủ đầu tư không đưa hạng mục bến thuyền vào hoạt động mà cho một doanh nghiệp khác thuê để mở nhà hàng, quán cà phê.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Phạm Mạnh Hiền, Chủ tịch UBND phường Đại Nài, cho biết dự án Trung tâm thương mại, khách sạn Villa BMC Việt - Trung bị bỏ hoang từ năm 2016. Qua các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân cũng đã phản đối quyết liệt vì chủ đầu tư chậm đưa đất đai vào sử dụng.
"Chúng tôi đề xuất chủ đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án. Việc khu đất vàng bị bỏ hoang ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường của địa phương", ông Hiền nói.
" alt=""/>Số phận trầy trật của khu 'đất vàng' ở thành phố Hà Tĩnh, 20 năm vẫn bỏ hoangGolf vẫn luôn được coi như một loại hình thể thao quý tộc kể từ đầu thế kỷ 16 khi giới hoàng tộc châu Âu yêu thích bộ môn này. Cho tới nay, các golf thủ vẫn luôn có những luật bất thành văn về quy cách ứng xử cũng như thời trang giữa những “người trong giới” trên sân cỏ rộng.
Nói tới thời trang khi chơi golf, từ những năm đầu thế kỷ 20, áo Polo (áo phông có cổ) - với chất liệu thoáng mát, thoải mái cho vận động và vẻ lịch sự, nghiêm túc của thiết kế áo, đã chính thức trở thành kiểu trang phục phổ biến nhất khi chơi golf.
Được dệt nên từ Cotton Ai Cập (loại cotton xa xỉ chỉ chiếm 1% sản lượng cotton trên thê giới), kết hợp cùng quy trình dệt và xử lý hiện đại nhất, áo polo Filo Giovanni có bề mặt mềm mịn như lụa nhưng ít nhăn nhàu, chất vải bền, khỏe, thoáng mát, hỗ trợ kháng khuẩn và bền màu hơn nhiều lần so với những loại vải cotton thông thường, mang lại cảm giác tự do khi vận động cho mọi Golfer.
Với sứ mệnh mang lại nét thanh lịch tự nhiên và phong cách Ý tới Việt Nam, BST bộ sưu tập áo Filo Giovanni dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu về sự thoải mái cũng như phong cách trang trọng, đẳng cấp cho mọi Quý ông có niềm đam mê với Golf - “môn thể thao của những người yêu sự lịch lãm”.
Bộ sưu tập hiện đã có mặt tại tất cả 32 gian hàng trên cả nước.