设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Chân dung ông chủ nhà thầu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới 正文

Chân dung ông chủ nhà thầu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới

来源:NEWS 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-18 10:42:27

Sinh ngày 18/10/1950,ândungôngchủnhàthầusảnxuấtiPhonelớnnhấtthếgiớuefa champions league Terry Gou là một ngôi sao sáng chói của Đài Loan, song tên tuổi của ông trên thế giới lại không nổi tiếng bằng công ty do mình sáng lập, Hon Hai Precision (Foxconn). Đế chế điện tử này dang tuyển dụng hơn 1 triệu người tại Trung Quốc và hàng trăm ngàn lao động khắp nơi, từ Mỹ, Cộng hòa Séc tới Brazil. Foxconn chuyên lắp ráp điên thoại, thiết bị, bao gồm iPhone của Apple. Nếu đang sở hữu một chiếc máy chơi game Sony PlayStation hay máy đọc sách Amazon Kindle, khả năng cao nó đến từ một trong các nhà máy của ông Gou.

Khởi nghiệp bằng 7.500 USD vay của mẹ

Với thành công mà Foxconn đạt được, ông Gou là một trong các doanh nhân Đài Loan được trọng vọng nhất. Ông là một lãnh đạo mạnh mẽ, có thể đàm phán với cả phía Mỹ và Trung Quốc. Năm 1974, ông bắt đầu sự nghiệp của mình bằng 7.500 USD vay của mẹ ở tuổi 23. Cựu thủy thủ sử dụng khoản tiền này để mua máy ép nhựa cho Hon Hai, sản xuất núm vặn để đổi kênh trên các tivi đen trắng của các thương hiệu Mỹ, châu Âu. 

{ keywords}
 

Các cuộc khủng hoảng kinh tế cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 khiến ông chuyển hướng chú ý sang điện tử. Năm 1980, ông nhận được đơn hàng sản xuất tay cầm game từ Atari, đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự nghiệp. Dù vậy, ông biết mình cần học hỏi thêm nhiều nữa và tiến đến các linh kiện công nghệ cao hơn. Hon Hai bắt đầu sản xuất đầu nối và đế tấm mạch in cho máy tính cá nhân vào khoảng năm 1983 nhưng phải vật lộn kiểm soát chất lượng. Khi một nhà sản xuất đầu nối Nhật Bản lâm vào khó khăn tài chính, ông Gou đã tuyển một số nhân viên của họ và học cách làm tốt hơn. Ông thể hiện sự khiêm nhường và chú ý đến từng chi tiết, hoàn toàn không màng đến cái tôi khi yêu cầu sự giúp đỡ từ mọi người.

Để mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu những năm 1980, ông thực hiện một chuyến đi kéo dài 11 tháng đến Mỹ. Ông rong ruổi trên chiếc Cadillac đi thuê, ghé thăm các công ty mà không báo trước và cho họ xem đầu nối mà Hong Hai sản xuất giống như một nhân viên tiếp thị tại nhà tận tụy. Không ít lần ông được đón tiếp bằng thái độ thờ ơ, thậm chí bị nhân viên bảo vệ tống ra ngoài cửa song ông không hề nản chí. Tại Raleigh, Bắc Carolina, ông thuê một nhà nghỉ gần nhà máy IBM. Sau 3 ngày quanh quẩn ở đây, ông cũng có được một cuộc hẹn cùng đơn hàng sản xuất đầu nối.

Khiêm nhường, không ngại hỏi

Năng lực của ông trong việc kết hợp nhu cầu thiết bị của người Mỹ với nhân công giá rẻ châu Á thăng hoa cùng với sự mở cửa của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà sản xuất Đài Loan e ngại chuyển sản xuất ra nước ngoài, ông Gou lại mở nhà máy đầu tiên tại Thâm Quyến vào năm 1988. Việc kinh doanh từ đó cũng bùng nổ. Từng nhà máy nối tiếp nhau khai trương, ông Gou trở thành ông chủ lớn nhất cả nước. Những nhà máy của ông lấp đầy lao động trẻ đến từ tỉnh lẻ, có đầy đủ nhà ở, bếp ăn, phòng khám sức khỏe… Ban đầu đặt gần Hong Kong, các nhà máy sau đó trải dài khắp đất nước, bao gồm cả tỉnh Sơn Tây, quê hương của cha mẹ ông.

Foxconn bắt đầu sản xuất khung máy tính để bàn Compaq vào năm 1996. Theo một bài báo trên Nikkei, ông Gou xem đơn hàng của Compaq là một cơ hội đưa công ty đến với mô hình kinh doanh mới. Ông đã mua máy móc từ Nhật Bản nhưng từ đây, những thiếu sót của ông trong lĩnh vực này cũng được bộc lộ. Máy móc đắt hơn số tiên mà Compaq trả, ông đối mặt với viễn cảnh không thể hoàn vốn đầu tư. Chính điều đó thúc đẩy ông mở rộng dịch vụ và bắt đầu bán mô-đun Compaq với đầu nối và linh kiện giá rẻ nhưng không có bộ vi xử lý hay ổ đĩa cứng đắt tiền. Ý tưởng nhanh chóng nhận được sự chú ý từ các hãng khác như HP, IBM và Apple. Cách này giúp các hãng loại bỏ một số bước trong quá trình lắp ráp và giảm chi phí hiệu quả.

Một đột phá công nghệ khác mà Foxconn đạt được đến vào đầu những năm 2000, khi Apple muốn tìm cách sản xuất khung hợp kim nhôm cho máy tính Power Mac. Công ty của ông Gou sẵn sàng làm công việc phát triển để tìm ra giải pháp và giành được lòng tin của Apple. Nhờ vậy, ngày nay Foxconn là đối tác lắp ráp iPhone chính, cùng với hàng loạt sản phẩm khác của “táo khuyết”.

Rộng lượng, nghiêm trang

Là con cả trong gia đình có 3 con trai, ông Gou nổi tiếng vì những hành động vừa rộng lượng, vừa nghiêm túc. Ông từng buộc một giám đốc cấp cao phải đứng yên 10 phút vì câu trả lời không thỏa đáng tại một cộc họp có hàng trăm người, theo một người có mặt. Ông cũng thường tổ chức các cuộc họp kéo dài hàng tiếng đồng hồ và luôn yêu cầu sẵn sàng 24/7, 7 ngày/tuần. Mặt khác, ông lại thưởng lớn nhân viên và giám đốc bằng tiền túi của mình, sử dụng cổ tức từ cổ phiếu ông nắm giữ. 

Ông Gou không còn là người đứng sau cánh gà nữa. Khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào sản xuất tại Mỹ, ông Gou là một trong những người đầu tiên đáp lại với cam kết xây dựng một nhà máy quy mô 13.000 lao động tại Wisconsin để đổi lấy ưu đãi hơn 4,5 tỷ USD của chính phủ. Được ông Trump gọi là “một trong những thương vụ vĩ đại nhất”, dự án Wisconsin nhận chỉ trích vì trả lương thấp, sa thải đột ngột và môi trường hỗn loạn với các mục tiêu luôn thay đổi.

Năm 2019, ông Gou gây bất ngờ khi thông báo từ chức sau 45 năm tại nhiệm để tranh cử lãnh đạo Đài Loan. Dù vậy, giấc mơ chính trị của ông không thành công ngay vòng bầu cử sơ bộ. Điều khiến ông tự tin như vậy là vì không chỉ là một doanh nhân lớn, ông còn là nhà thiện nguyện hàng đầu Đài Loan. Ông cống hiến phần lớn tài sản để tìm ra phương thuốc chữa bệnh ung thư và một một bệnh viện ung thư tại Đài Bắc năm 2018. Vợ đầu của ông mất vì ung thư vú năm 2005, trong khi em trai qua đời sau khi chiến đấu với bệnh bạch cầu năm 2007.

Ông cho biết đã mơ thấy “nữ thần biển”, người động viên ông tranh cử. Đức tin của ông len lỏi vào các nhà máy, tất cả đều đặt tượng của Tudi Gong, thần đất của Trung Quốc. 

Tuy nhiên, những gì diễn ra tại nhà máy Foxconn đã được đưa ra ánh sáng vào năm 2010, khi hơn 10 công nhân Foxconn tự sát, đặt ra dấu hỏi về cuộc sống tại đây. Trả lời Bloomberg trong năm này, ông thừa nhận ban đầu không xem đây là vấn đề lớn do họ có khoảng 800.000 nhân viên vào thời điểm ấy. “Lúc đó, tôi thấy tội lỗi, nhưng tôi cũng không nghĩ tôi là người chịu trách nhiệm hoàn toàn”, ông Gou nói.

Dù thế nào đi nữa, rất ít nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực sản xuất điện tử như ông Gou. Ông đã xây dựng một đế chế điện tử từ xuất phát khiêm tốn, không ngừng học hỏi và gạt bỏ cái tôi để chạm đến những thành tựu mà ít người có được.

Du Lam

Công ty Trung Quốc tham vọng ‘khuấy đảo’ chuỗi cung ứng Apple

Công ty Trung Quốc tham vọng ‘khuấy đảo’ chuỗi cung ứng Apple

Nằm cách Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, 40km, các nhà tuyển dụng đang tranh nhau tìm kiếm hàng chục ngàn công nhân cho nhà máy của Wingtech Technology. 

热门文章

5.4212s , 7083.3046875 kb

Copyright © 2025 Powered by Chân dung ông chủ nhà thầu sản xuất iPhone lớn nhất thế giới,NEWS  

sitemap

Top