Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận xây dựng Chính phủ điện tử theo hướng ứng dụng CNTT và cải cách hành chính, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm. |
Một dấu mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký bằng chữ ký số, ban hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Cổng Dịch vụ công quốc gia trên Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành và gửi văn bản điện tử này thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia vào ngày 12/3/2019. Đây cũng chính là thông điệp mạnh mẽ của Chính phủ về quyết tâm cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, loại bỏ dần việc xử lý công việc bằng văn bản giấy.
Tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ khai trương Hệ thống đến ngày 25/02/2020, đã có hơn 1,3 triệu văn bản điện tử gửi, nhận qua Trục liên thông văn bản quốc gia, số lượng văn bản điện tử gửi, nhận trong tháng thứ 10 so với tháng đầu tiên khi vận hành đã tăng gấp 2 lần. Hiện nay, Trục liên thông văn bản quốc gia đã kết nối, liên thông với 100% bộ, ngành, địa phương và Văn phòng Trung ương Đảng phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử ở 2 cấp chính quyền.
Chính phủ cũng đưa Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) vào khai thác, sử dụng hướng tới Chính phủ không giấy tờ, theo dõi tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Hệ thống e-Cabinet đã giúp việc tổ chức lấy ý kiến các thành viên Chính phủ một cách đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả trên môi trường mạng và góp phần rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí in ấn, sao chụp tài liệu giấy. Hệ thống được tích hợp chức năng hỗ trợ các Thành viên Chính phủ theo dõi tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trên Hệ thống e-Cabinet. Hệ thống đang được tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp để đáp ứng yêu cầu xử lý công việc trên môi trường mạng.
Vẫn theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ Nhật Bản đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam các thiết bị phần cứng của Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, với giá trị 500 triệu Yên. Thiết bị này được sản xuất ở Nhật để đảm bảo an toàn thông tin. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ cử chuyên gia sang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử.
Chính phủ điện tử là cơ hội cho Việt Nam phồn vinh
Phát biểu tại hội thảo, ông Umeda Kunio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cho biết: "Nhật Bản nhận thấy việc xây dựng Chính phủ điện tử có tính quyết định đến sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ Nhật sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng Chính phủ điện tử. Nhật Bản đang chuẩn bị sản xuất các thiết bị cho Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ tại Nhật và có độ an toàn rất cao để hỗ trợ Việt Nam. Chính phủ và Nhân dân Nhật Bản mong muốn Việt Nam tận dụng tối đa cơ hội này để phát triển đất nước phồn vinh".
Chia sẻ tại hội thảo, Cố vấn Bộ nội vụ và Truyền thông của Nhật cho hay, Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng dân số già nên cần có những dịch vụ công phù hợp và Chính phủ phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân. Bên cạnh những thành công thì Nhật Bản đã từng thất bại khi đưa ra dịch vụ mà người dân không sử dụng. Vì vậy, Việt Nam cần tránh những bài học thất bại của Nhật và làm thế nào để người dân tận dụng được các dịch vụ. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ dịch vụ số, kỹ thuật số cho người dân cũng như những người yếu thế trong xã hội.
Các chuyên gia của Nhật Bản chia sẻ về kinh nghiệm xây dựng Chính phủ điện tử. |
Các chuyên gia của Nhật đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc xử lý dữ liệu dùng chung của các bộ ngành để giúp người dân tiếp cận dịch vụ công một cửa thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, các chuyên gia Nhật cũng nhấn mạnh đến vai trò của CIO (Giám đốc công nghệ) của Chính phủ và các địa phương trong xây dựng Chính phủ điện tử. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò CIO Chính phủ với vai trò thuyền trưởng có thể hỗ trợ, tư vấn cho các CIO của các bộ ngành và địa phương. Thế nhưng, tại Nhật, CIO Chính phủ lại được thuê ở bên ngoài để đảm bảo tính độc lập và khách quan.
Vân Anh
" alt=""/>Xây dựng CPĐT phải gắn kết ứng dụng CNTT và cải cách hành chínhApple luôn biết cách để tạo nên “cách mạng” cho những lĩnh vực sản phẩm mà hãng này lựa chọn. Có thể thấy rõ điều đó khi nhìn vào hàng loạt các sản phẩm như: iPod, iPhone, iPad, iWatch. Vì thế, việc hình dung Apple sản xuất ra một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp cũng không có gì là quá xa vời. Dưới đây là 5 lý do cho thấy Apple hoàn toàn có thể đầu tư nghiêm túc vào việc tạo nên một chiếc “iCamera” trong tương lai!
Apple đang nghiên cứu việc sản xuất ô tô, và hãng này hoàn toàn có thể mở rộng thêm danh mục sản phẩm
Apple vốn quen thuộc với các danh mục sản phẩm công nghệ như máy tính, laptop, iPod, iPad và iPhone. Và mới đây nhất, có nhiều “tin đồn” xung quanh việc Apple sẽ sản xuất cả ô tô! Có thể thấy điểm chung của những sản phẩm mà Apple đã, đang và có ý định sản xuất là các sản phẩm này đều gắn liền với hoạt động hàng ngày của người sử dụng (từ máy nghe nhạc, máy tính, điện thoại hay xe hơi). Vì thế, một chiếc máy ảnh với tiêu chí như trên hoàn toàn xứng đáng để Apple cân nhắc đưa thêm vào danh mục sản phẩm của hãng.
Máy ảnh thông minh, tại sao không?
Trong khi công nghệ hình ảnh liên tục phát triển và đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc thì dường như công nghệ máy ảnh vẫn dậm chân tại chỗ. Nếu điểm mặt lại thay đổi đáng kể nhất của công nghệ máy ảnh thì đến giờ chỉ có bước chuyển mình sang máy ảnh kỹ thuật số là lớn nhất. Nhưng cũng kể từ đó, người chụp ảnh chưa có cách nào mới mẻ hơn để tương tác với bức hình chụp. Mặc dù một số dòng máy ảnh đã được trang bị thêm cả chức năng kết nối Wi-Fi nhưng người dùng vẫn cần ở máy ảnh những cải tiến “mạnh dạn” hơn nữa.
Ngược lại, smartphone với các cải tiến và nâng cấp thường xuyên về công nghệ chụp đã mang lại cho người dùng nhiều tiện ích và chia sẻ ảnh dễ dàng hơn. Điều này lý giải tại sao nhiều người lựa chọn chiếc smartphone để chụp ảnh và quay lưng lại với chiếc máy ảnh. Tất yếu là doanh số bán hàng của ngành sản xuất máy ảnh bị chững lại trong suốt những năm vừa qua. Đã đến lúc, các hãng máy ảnh nghĩ tới việc cập nhật thêm tính năng cho chiếc máy ảnh, cho phép người sử dụng tải về các ứng dụng mới cho thiết bị, thay vì chỉ giới hạn sử dụng các chức năng đã được lập trình sẵn.
Apple, vốn rất biết cách tạo nên đột phá, đã từng làm nên những những cuộc “cách mạng” trong ngành sản xuất laptop, điện thoại, đang được kỳ vọng là sẽ tiếp tục lập nên “chiến công” và cho ra đời những chiếc máy ảnh thông minh.
Apple luôn biết cách tạo nên một sản phẩm chất lượng theo cách riêng
Khi mua máy ảnh, mọi người thường chỉ “chăm chăm” chú ý tới các thông số như megapixel, khẩu độ, kích thước cảm biến... nhưng trong quá trình thực tế sử dụng, việc thiết bị xử lý ảnh như thế nào mới là điều quan trọng. Apple hiểu điều này và hãng đã làm rất tốt khi tạo ra các phần mềm xử lý ảnh tuyệt vời. Cũng bởi vậy mà dẫu không nắm trong tay những thông số kỹ thuật tốt nhất nhưng Apple vẫn luôn là cái tên nằm trong top đầu những thiết bị chụp ảnh đẹp.
" alt=""/>5 lý do để Apple bổ sung máy ảnh vào danh mục sản phẩm