Sống ngày nào lo lắng ngày đóNgay trung tâm sầm uất TP.HCM, chung cư Nguyễn Công Trứ , P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 được xây dựng từ trước năm 1975. Xây dựng trên khu đất có diện tích đất chỉ 268m2, đây là nơi sinh sống của 28 hộ gia đình.
Có tuổi thọ hơn 40 năm, hệ thống kỹ thuật của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã quá xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, môi trường vệ sinh ẩm thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của những cư dân tại đây không được đảm bảo, tâm trạng bất an.
 |
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1. |
Sống tại căn hộ 25, tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ mấy chục năm qua, bà Trần Thị Mỹ Lệ cho hay, cơ sở vật chất của toà nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mảng tường ngoài ban công có nhiều vết nứt hiện rõ.
“Thỉnh thoảng, nằm trong nhà nghe cái rầm chạy ra thì thấy trần nhà rơi xuống, nhất là những khi trời mưa, không ai dám ra ban công vì sợ sập lúc nào không hay. Còn bình thường chỉ dám ra phơi đồ rồi chạy vội vào, sống ngày nào lo lắng ngày đó”, bà Lệ nói.
 |
Bê tông bị bong tróc, lộ lõi thép tại chung cư Nguyễn Công Trứ. |
Men theo dãy hành lang tối với đồ đạc để lộn xộn hai bên, PV VietNamNetgặp ông Nguyễn Hoàng Hùng, cư dân tại tầng 4 chung cư. Ông Hùng chia sẻ, hiện tại trong chung cư có nhiều trường hợp 1 căn hộ 30-40 m2 có tới 2-3 gia đình sống chung. Đáng nói, có những gia đình sống trong phòng trước đây là nhà vệ sinh, sau đó cải tạo lại thành phòng để ở, chật chội, bí bách vô cùng.
 |
Đây là căn phòng của một hộ gia đình được cải tạo từ nhà vệ sinh. |
“Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”,bà Tài Thị Hiệp, cư dân tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ cho biết thêm về trình trạng xuống cấp của chung cư.
 |
Căn hộ chưa đầy 40m2 này tại chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 là nơi sinh sống của 2 gia đình. |
 |
Lối đi chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 được ngăn ra, là nơi sinh sống của hai người vô gia cư. |
Tương tự, cũng nằm ngay trung tâm Q.1, chung cư Lê Thị Riêng hiện đang trong tình trạng xuống cấp khiến các cư dân tại đây bất an.
Chỉ vào các bức tường đầy rong rêu và loang lổ các vết thấm nước, cư dân ở đây cho hay tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, lối lên xuống cầu thang lúc nào cũng có nước dột, phải lau liên tục.
 |
Bức tường chi chít vết thấm và nứt tại chung cư Lê Thị Riêng, Q.1. |
Ông Vũ Đức Minh Phú, cư dân ở tầng 2 chung cư Lê Thị Riêng cho hay, hệ thống điện của chung cư không đảm bảo ở mức cơ bản. Lối đi ở tầng trệt luôn trong tình trạng tối om, có căn hộ không có ánh sáng tự nhiên, phải bật đèn 24/24. Tường bị thấm nước lâu ngày, gõ tay vào nghe tiếng lộp cộp không biết đổ sập lúc nào?
Di dời chậm trễ, không đồng nhất
Là chung cư được xác định cấp D, tức nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân, tuy nhiên chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ di dời được khoảng 10/100 hộ dân.
Cầm quyết định phê duyệt bố trí tạm cư tại địa chỉ mới, bà Thành mừng rỡ cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến chỗ ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà Thành phải sống trong nơm nớp, lo sợ toà nhà sập. Ngoài ra, tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi thối do rò rỉ đường ống thoát nước ảnh hướng đến sức khoẻ.
Theo một số hộ dân khác ở chung cư Trúc Giang, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đã đăng ký tạm cư nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục cuộc sống trong chung cư xuống cấp này.
 |
Dù đã xuống cấp nghiêm trọng, tại chung cư Trúc Giang vẫn còn nhiều hộ dân chưa được bố trí tạm cư. |
Tính đến năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Phần lớn những chung cư này đã xuống cấp, hư hỏng. Không được bảo trì, sửa chữa nên ảnh hướng đến kết cấu chịu lực công trình, không đảm bảo an toàn.
Theo UBND TP.HCM, tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ tại những chung cư này phức tạp, vừa có sở hữu riêng của tư nhân, sở hữu nhà nước cho thuê, lấn chiếm, chuyển nhượng sang tay bất hợp pháp. Hầu hết các hộ dân trong chung cư đều là người có thu nhập thấp.
Giai đoạn 2016 – 2019, TP.HCM đã tháo dỡ 9 chung cư cũ (3 chung cư cấp D) và sửa chữa, cải tạo 116 chung cư. Tổng cộng đã cải tạo, sửa chữa hoặc đã tháo dỡ chuẩn bị khởi công 125/237 chung cư, đạt tỷ lệ 52,74% so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.
Năm nay, TP.HCM phấn đấu hoàn tất cải tạo hoặc tháo dỡ đầu tư xây mới 114 chung cư. Trong đó, hoàn tất di dời tại 9 chung cư cấp D để tháo dỡ đầu tư xây mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mặc dù UBND TP.HCM đã có cơ chế, giải pháp như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại chung cư cũ và phân cấp cho UBND quận thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn.
Những chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, vướng mắc khác là UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây mới chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất nhỏ (dưới 1.000m2), nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
Giải pháp là cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện. Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, trình tự thủ tục để sử dụng, giải phóng mặt bằng các khu đất công là rất lâu.

Mưa lớn, dân chung cư cũng tát nước như ở nhà phố
Sống trên các tầng cao nhà chung cư nhưng nhiều hộ dân vẫn phải vất vả tát nước ra khỏi căn hộ khi trời mưa lớn. Chuyện lạ này xảy ra tại chung cư Tecco Town Bình Tân, quận Bình Tân, TP.HCM.
" alt=""/>Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCM
Các tin liên quan "Bà đầm thép" Thatcher qua đời
Dù yêu mến hay ghét bà, không ai có thể phủ nhận một điều là vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Anh chính là người đã giúp ‘thay máu’ nước Anh, định hình nên một thế hệ chính trị tại vương quốc này.
 |
Bà Margaret Thatcher. (Ảnh: Guardian)
|
Bà Thatcher cầm quyền từ năm 1979 tới năm 1990. Quãng thời gian 11 năm đó đầy dấu ấn của nữ thủ tướng, khi bà đã áp đặt ý chí mạnh mẽ của mình lên một đất nước bảo thủ, suy sụp – phá vỡ liên minh, giành phần thắng trong một cuộc chiến ngoài khơi (tranh chấp với Arghentina), chuyển biến nền công nghiệp trong nước với tốc độ kỷ lục.
Bà đã để lại một chính phủ suy yếu hơn và một đất nước phồn thịnh hơn vào thời điểm bị đánh bật khỏi tòa nhà số 10 phố Downing.
Lãnh đạo Đảng Bảo thủ từ năm 2003-2005 là Michael Howard chia sẻ về sự ra đi của bà: “Bà đúng là một người khổng lồ trong nền chính trị Anh”.
“Tôi tin rằng bà đã cứu đất nước này, bà đã chuyển đổi nền kinh tế của và tôi tin rằng bà sẽ đi vào lịch sử như một trong những vị thủ tướng kiệt xuất nhất của chúng ta” – ông Howard nói thêm.
Trên chính trường thế giới, bà xây dựng nên mối ‘quan hệ đặc biệt’ gần gũi với cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Bà cũng là người phản đối mối quan hệ thân mật hơn với châu Âu.
Mối quan hệ của bà với Reagan mật thiết đến nỗi bà gọi ông bằng tên thân mật là ‘Ronnie’. Tuy vậy, bà cũng không thoái lui bất kể khi nào bất đồng với ông về các vấn đề quan trọng, ngay cả khi Mỹ là đồng minh giàu hơn và mạnh hơn rất nhiều trong ‘mối quan hệ đặc biệt’.
Nhìn vào mối quan hệ mật thiết giữa Thatcher và Reagan, Thatcher dường như có được động lực từ một niềm tin không gì lay chuyển về việc các thị trường tự do sẽ xây dựng nên một quốc gia tốt hơn là dựa vào một chính phủ trung ương mạnh mẽ.
Một điều nữa bà chia sẻ với vị tổng thống Mỹ là: một xu hướng thu nhỏ rắc rối tới mức cơ bản nhất, lựa chọn một hướng đi và theo đó tới tận cùng bất kể mọi sự chống đối.
Di sản mà bà để lại có thể được gọi đơn giản là Chủ nghĩa Thatcher - đó là một loạt các chính sách mà những người ủng hộ bà nói rằng giúp thúc đẩy tự do cá nhân và xóa bỏ các phân chia về tầng lớp đã chia rẽ nước Anh suốt nhiều thế kỷ.
Với những người mến mộ bà, Thatcher quả là người đã cứu vớt nước Anh khỏi tình cảnh sụp đổ và tạo nền tảng cho một sự hồi sinh về kinh tế thần kỳ. Còn với những người chỉ trích bà, Thatcher lại là một lãnh đạo ‘không có tim’ khi đã đẩy những người nghèo khó ra đường, còn những người giàu lại trở nên giàu hơn một cách bất nhân.
Thư ký báo chí suốt thời gian cầm quyền của bà là Bernard Ingham nói rằng “bà là một nhân vật gây nhiều tranh cãi”. “Bà là một người thật sự thô bạo. Bà cũng là một người yêu nước với một tình yêu lớn lao, chính bà đã nâng vị thế của nước Anh ở nước ngoài”.
Về tranh chấp tại quần đảo Falkland với Argentina năm 1982, bà đã rất cứng rắn, thậm chí ngay cả khi các cố vấn quân sự nói rằng việc đòi quần đảo này là không khả thi.
Ingham nói rằng cuộc chiến Falkland là giai đoạn căng thẳng nhất trong ba nhiệm kỳ Thatcher cầm quyền. Khi ngoại giao không mang lại kết quả, bà đã viện đến lực lượng quân đội đặc nhiệm để đạt cho bằng được mục đích của mình.
“Việc đó cần tới năng lực lãnh đạo lớn lao” – Ingham nói. “Đấy là một việc làm kinh khủng, một rủi ro có thể thấy rõ, và bà đã thể hiện tài lãnh đạo của mình khi nói rằng bà sẽ ban lệnh xuất phát cho quân đội và để họ thực hiện nhiệm vụ”.
Là nữ thủ tướng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Anh nhưng bà lại coi thuyết nam nữ bình quyền chỉ gây phiền hà. Bà cũng không sử dụng túi xách để nhấn mạnh sự phóng khoáng cũng như quyền lực của mình.
Bà là một người tiên phong mà từ buổi đầu tiên còn tin rằng việc tiên phong là điều không thể. Năm 1974, bà nói với tờ Nhật báo Bưu điện Liverpool rằng trong cả đời mình, không nghĩ là một phụ nữ lại có thể làm lãnh đạo đảng hoặc thủ tướng.
Nhưng khi cầm quyền, bà không bao giờ mảy may nghi ngờ điều này.
Thatcher còn có thể khiến những người làm việc cho mình vừa nể vừa sợ. Các nhà ngoại giao Anh đã thở phào trong ngày đầu tiên bà có chuyến công du tới Washington DC với tư cách là thủ tướng. Họ phát hiện ra bà cảm thấy dễ chịu đến mức có thể tận hưởng một ly rượu whiskey và một nửa cốc rượu trong suốt bữa trưa tại sứ quán.
Ban đầu, bà bị đảng của mình, cũng như giới truyền thông và sau đó là các đối thủ nước ngoài coi thường. Nhưng sau đó, tất cả họ sớm hiểu ra và nể trọng bà.
Tên gọi ‘Bà đầm Thép’ là do một nhà báo Liên Xô đặt cho bà, một bằng chứng bất đắc dĩ thể hiện ý chí và quyết tâm mãnh liệt của Thatcher.
“Bà ấy đẹp, vui tươi, rất tốt và hiểu biết” – Denis Thatcher, chồng của bà trả lời phỏng vấn trên một tờ tạp chí. “Ai có thể gặp Margaret mà không bị khuyất phục hoàn toàn bởi cá tính và trí tuệ lỗi lạc của bà?”
Lê Thu(Theo AP/CNA)
" alt=""/>Người đàn bà Thép và những di sản đầy mâu thuẫn