Một siêu thị Nguyễn Kim ở Hưng Yên. Ảnh: nguyenkim |
Câu hỏi đặt ra là liệu có doanh nghiệp ngoại nào đang nhắm đến việc sở hữu một chuỗi bán lẻ hàng công nghệ hoặc nhà bán lẻ nói chung nào ở Việt Nam hay không?
Ở lĩnh vực điện máy, Việt Nam hiện có những cái tên đáng chú ý gồm Điện máy Xanh, Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn, Thiên Hoà, Media Mart, Pico. Ở lĩnh vực điện thoại di động và các phụ kiện có chuỗi Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viettel Store, CellphoneS,...
Năm 2018, khi điện máy Trần Anh bị thâu tóm bởi Điện máy Xanh, ông Trần Xuân Kiên – cựu Chủ tịch HĐQT Trần Anh - đã đánh giá thị trường này “không còn tương lai”. Các số liệu thống kê cho thấy, người dân Việt Nam đa số đã có các vật dụng điện máy thiết yếu trong gia đình, dẫn đến nhu cầu giảm. Tại thời điểm đó, các chuyên gia cho rằng trừ Điện máy Xanh, một số chuỗi khác đang hoạt động cầm chừng và có thể chờ được mua lại.
Trước đó, vào năm 2015 - một nửa Nguyễn Kim đã về tay người Thái, và chính thức thuộc sở hữu gia tộc tỷ phú Thái vào giữa năm ngoái.
Do nắm đến gần 40% thị phần, Điện máy Xanh đang đẩy các chuỗi khác vào thế khó, thị phần bị thu hẹp. Do đó, khả năng một số chuỗi cần nguồn vốn nước ngoài hoặc sự tư vấn từ nước ngoài để tiếp tục hoạt động là có thể xảy ra.
Khi Central Group mua lại Nguyễn Kim, tập đoàn bán lẻ này muốn hoàn thành mảnh ghép bán lẻ tại Việt Nam khi đã có chuỗi bán lẻ tổng hợp (BigC), hai cửa hàng bán lẻ thời trang rất lớn (Robins); và Nguyễn Kim là cái tên sáng giá nhất ở TP.HCM, sau Điện máy Xanh.
Ở thời điểm này, khi thị trường đang cạnh tranh hơn, nhu cầu khách hàng không còn cao như trước, việc một đại gia bán lẻ nước ngoài nào đó muốn sở hữu một chuỗi bán lẻ điện máy có lẽ khó xảy ra. Một số vụ sáp nhập nếu có có lẽ đến từ các doanh nghiệp trong nước, như Điện máy Xanh với Trần Anh, VinPro với Viễn Thông A, là các ví dụ.
Thị trường cạnh tranh tới mức các doanh nghiệp am hiểu nội địa như Viễn Thông A, VinPro đều phải ra đi thì trừ khi có nhu cầu thực sự cao, có lẽ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài phải thực sự cân nhắc trước khi nhảy vào.
Trong bối cảnh các chuỗi nhỏ hơn có thể chờ đợi một thương vụ M&A, chuỗi lớn như Thế Giới Di Động (và Điện máy Xanh) khả năng bán cho nước ngoài rất thấp. Ông Nguyễn Đức Tài, đồng sáng lập và chủ tịch HĐQT công ty - cổ đông tư nhân nắm vốn lớn nhất ở chuỗi này, thường xuyên khẳng định chuỗi này được xây dựng lên không phải để bán.
" alt=""/>Sau Nguyễn Kim, chuỗi bán lẻ công nghệ nào sẽ về tay nước ngoài?Al Nordquist (hiện 89 tuổi) và Phyllis Nordquist đã sống trong ngôi nhà ở Camarillo, bang California, Mỹ suốt 53 năm qua. Tại đây, họ đã nuôi dưỡng các con, rồi cháu chắt. Ngôi nhà đã chứng kiến biết bao kỷ niệm của gia đình.
Tuy nhiên, vào đầu tháng 11, khi đám cháy rừng Mountain Fire lan tới khu vực nhà của họ, cặp vợ chồng già buộc phải rời đi trong vội vã, không kịp chuẩn bị gì.
Khi mọi việc qua đi, họ quay về. Trong khi nhiều vật dụng và tài sản bị thiêu hủy vì đám cháy, một điều kỳ diệu đã xảy ra.
Album ảnh cưới ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc của cặp đôi trong ngày trọng đại vào năm 1961 đã may mắn không bị ảnh hưởng. Cụ Al chia sẻ: "Đó là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi".
Dù mất đi ngôi nhà thân yêu, họ vẫn giữ được ký ức về một đám cưới hạnh phúc qua những trang ảnh cưới.
Cặp vợ chồng già tin rằng, việc giữ gìn được album cưới là một biểu tượng cho sự tái sinh và hy vọng vào một khởi đầu mới trong cuộc sống.