Truyền hình vẫn thường xuyên là ngòi nổ cho những cuộc chiến Twitter của tổng thống. Chiếc TV giống như tài sản riêng của ông, không ai được chạm vào chiếc điều khiển từ xa, ngoại trừ chính ông và thi thoảng là nhân viên kỹ thuật. Trong các cuộc họp ở phòng ăn Nhà Trắng, tổng thống vẫn có thể theo dõi tin tức từ chiếc tivi 60-inch. Nếu có lỡ bản tin nào thì sau đó, ông Trump sẽ xem lại trên thiết bị mà ông gọi là "Super TiVo", hệ thống chuyên ghi lại tin tức.
Ông Trump thường bị chỉ trích là lúc nào cũng "dán mắt" vào TV và không nghiêm túc với công việc tổng thống. Tuy nhiên, ông đã thẳng thừng bác bỏ lời phán xét đó.
Trong chuyến thăm châu Á gần đây, New York Times chuyển cho tổng thống danh sách 51 câu hỏi để xác thực thông tin. Trước câu hỏi về thói quen xem tivi kỳ lạ, thay vì trả lời thông qua phụ tá, tổng thống đột ngột tuôn một tràng giữa máy bay khiến phóng viên các hãng tin ở đó ngớ người.
"Tôi đâu có xem tivi nhiều", ông nói khi đang ngồi trên chiếc Air Force One bay tới Việt Nam. "Tôi biết người ta - những người chẳng biết gì về tôi - thích nói là tôi xem tivi nhiều... Bạn biết đấy, họ là những phóng viên giả mạo, với tin tức giả mạo".
"Nhưng mà tôi không xem truyền hình nhiều, cơ bản là bởi vì đống tài liệu. Tôi phải đọc rất nhiều tài liệu", ông phân trần. Sau đó, tổng thống cằn nhằn rằng ông buộc phải xem CNN ở Philippines, bởi vì ở đó chẳng còn gì hay cả.
Năm đầu tiên của nhiệm kỳ sắp kết thúc cũng là lúc ông Trump định hình lại ý nghĩa của việc làm tổng thống. Ông xem chiếc ghế quyền lực cao nhất ở Mỹ như một phần thưởng mà ông phải chiến đấu để bảo vệ mọi lúc và Twitter là thanh kiếm quyền năng.
Song bấp chấp những lời lẽ "đao to búa lớn", Trump không xem bản thân như người khổng lồ thống trị thế giới, mà là một kẻ ngoại đạo luôn bị nói xấu, đang vật lộn để được công nhận, theo các cuộc phỏng vấn với 60 cố vấn, trợ lý, bạn bè của Tổng thống Trump và các thành viên trong Quốc hội.
Với các tổng thống khác, mỗi ngày là vật lộn để lèo lái đất nước, làm thế nào dung hòa các phe, nhóm lợi ích. Còn với Trump, mỗi ngày, mỗi giờ là cuộc chiến bảo tồn sinh mệnh chính trị của chính mình. Ông vẫn bức bối về cuộc bầu cử năm ngoái, khẳng định rằng cuộc điều tra Nga của công tố viên đặc biệt Robert S. Mueller là âm mưu nhằm hạ bệ ông. Bản đồ đánh dấu nổi bật các hạt ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm ngoái vẫn được treo trên những bức tường ở Nhà Trắng.
Trước khi nhậm chức, Trump nói với các trợ lý hàng đầu, hãy coi mỗi ngày của tổng thống là một tập trong chương trình truyền hình mà ở đó, ông phải đánh bại các đối thủ. Những người thân cận với tổng thống ước tính mỗi ngày ông dành ít nhất 4 giờ, thậm chí gấp đôi khoảng thời gian đó, ngồi trước màn hình tivi, đôi khi bật chế độ im lặng, xem tin tức nói gì để rồi sẵn sàng lao vào các cuộc chiến bất tận với truyền thông.
"Ông ấy thấy như thể luôn có người tìm cách phá hoại kết quả cuộc bầu cử và các cáo buộc thông đồng là vô căn cứ", Lindsey Graham, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đến từ South Carolina, cho biết. Graham là người dành nhiều thời gian tổng thống nhất trong số các nghị sĩ. "Ông Trump tin chắc rằng phe tự do cánh tả và truyền thông đang quyết tâm hủy hoại ông ấy".
"Cách để ông ấy đến được đây là chống trả và phản công. Nhưng Trump đang phải đối mặt với một vấn đề: Sự khác biệt giữa việc vận động tranh cử và công việc của một tổng thống", Graham nói thêm. "Người ta phải kết hợp tối ưu giữa việc làm một ứng viên tranh cử và việc làm một tổng thống".
Trong khi Trump nỗ lực củng cố và kiếm thêm sự ủng hộ từ nhóm cử tri xa rời với thế giới chính trị, phong cách lãnh đạo tùy tiện của ông khiến cho nhiều cựu binh ở cả hai đảng không thể an tâm. Một số chính trị gia và các nhà quan sát than vãn về sự bất ổn này, lo ngại tổng thống gặp phải các vấn đề về tâm lý.
Về phần mình, Trump lý lẽ rằng chính phong cách tùy tiện ấy đã giúp ông chiến thắng trong cuộc bầu cử, nên đó hẳn là phương thức đúng đắn. Vào thời điểm này của nhiệm kỳ, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump đang ở mức 32%, thấp kỷ lục so với các tổng thống Mỹ thời hiện đại, theo số liệu thăm dò mới nhất của Trung Tâm Nghiên cứu Pew. Mặc dù vậy ông ấy vẫn đạt được một số thành tựu nổi bật.
Sau nhiều tháng thất bại với các nỗ lực lập pháp, ông Trump cuối cùng cũng tiến tới chiến thắng đầu tiên trong việc cắt giảm thuế và đảo ngược một phần chương trình chăm sóc sức khỏe của người tiền nhiệm. Dù phần lớn các cam kết vẫn chưa được hoàn thành, ông đã đạt tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi các quy định về kinh doanh và môi trường. Nền kinh tế đang đà phát triển mà ông thừa hưởng từ nhiệm kỳ trước tiếp tục cải thiện, thị trường chứng khoán tăng lên mức kỷ lục. Lệnh cấm đi lại với các nước có đông dân số theo đạo Hồi cuối cùng cũng có hiệu lực sau nhiều cuộc chiến tại tòa án.
Jared Kushner, con rể và là cố vấn cấp cao của ông Trump, nói với các cộng sự rằng tổng thống 71 tuổi sẽ không bao giờ thay đổi phong cách lãnh đạo. Thay vào đó, Kushner dự đoán rằng ông Trump sẽ điều chỉnh Nhà Trắng theo ý của ông ấy.
Điều đó ít nhất đúng một nửa. Vào thời điểm này của nhiệm kỳ, có thể nói rằng, trận chiến "bảo tồn sinh mệnh chính trị" của Tổng thống Trump đang ở thế cân bằng.
Nói theo cách của quân đội, tướng 4 sao về hưu John F. Kelly từng được mệnh danh là "trùm dẹp loạn" của Thủy quân lục chiến trước khi tham gia cuộc chiến Iraq năm 2003, dẫn dắt lực lượng Mỹ tiến lên phía trước bất chấp lửa đạn. Trong vai trò Chánh văn phòng Nhà Trắng, Kelly cũng áp dụng cách tiếp cận tương tự, trong vòng 14 ngày đã áp đặt kỷ cương để thiết lập lại trật tự ở Cánh Tây.
Những tháng trước khi ông Kelly tiếp quản Nhà Trắng từ Reince Priebus, phòng Bầu dục luôn bận rộn với các trợ lý và vị khách qua lại không ngớt, họ đến để tư vấn hay đưa ra lời khuyên. Trong một cuộc gặp hồi tháng 4 với phóng viên New York Times, không dưới 20 người ra vào, trong đó có cả ông Priebus đi cùng Phó tổng thống Mike Pence. Tuy nhiên giờ đây, cánh cửa phòng Bầu dục giờ đây hầu như đóng kín.
Một cách kín đáo và tôn trọng, ông Kelly đang nỗ lực giảm bớt thời gian rảnh mà ông Trump dành để đăng bình luận bữa bãi trên Twitter, bằng cách tăng tốc cho ngày làm việc của tổng thống. Trước đó, Priebus cũng cố gắng để ông Trump bắt đầu công việc vào 9 hay 9h30 sáng, nhưng không mấy thành công.
Tần suất các cuộc họp đã tăng lên. Ngoài Kelly và Kushner, ông Trump còn họp với Cố vấn An ninh Quốc gia H. R. McMaster, con gái kiêm cố vấn của tổng thống Ivanka Trump, Giám đốc truyền thông Hope Hicks, Thư ký Nhà Trắng Robert Porter, và Cố vấn của tổng thống Kellyanne Conway.
Sau khi cố gắng tự mình quản lý chi tiết công việc ở Nhà Trắng trong những tháng nắm quyền đầu tiên, giờ đây, ông Trump đã có những nhượng bộ đáng kể. Và dù bực bội vì bị áp đặt những hạn chế, tổng thống thực ra cũng muốn có sự ủng hộ từ Chánh văn phòng Kelly, người mà ông xem là ngang hàng, những người thân cận với Tổng thống Trump cho biết.
Ông gọi cho Kelly tới hàng chục cuộc mỗi ngày, thậm chí tới 4, 5 lần khi đang ăn tối hay đi đánh golf, để hỏi về lịch trình hay xin lời khuyên về chính sách. Tổng thống cho hay quy trình làm việc mới này giúp cho ông có "thời gian để suy nghĩ".
Các trợ lý Nhà Trắng tuy phủ nhận việc ông Trump tìm kiếm sự tán thành từ Kelly, song xác nhận rằng tổng thống coi chánh văn phòng Nhà Trắng như người tâm phúc quan trọng nhất, và là người ông muốn hỏi ý kiến hơn cả.
Mặc dù vậy, Kelly nói với mọi người rằng ông ấy sẽ cố gắng chỉ kiểm soát những gì mà ông có thể. Thực tế khiến cho Kelly hiểu rằng, có nhiều điều mà ông không thể bao quát hết.
Minh chứng là tổng thống đôi lúc đã tìm được cách "lách khe cửa hẹp" của vị tướng về hưu. Trong Lễ Tạ ơn ở Mar-a-Lago, ông Trump lại tự do giao lưu với khách khứa như hồi chưa làm tổng thống. Một số người cho ông xem các đoạn tin tức mà Kelly chắc chắn không cho phép. Sau đó, tổng thống gọi điện cho những người bạn cũ, nghe họ bình luận về cuộc điều tra Nga để rồi khi trở về Washington, ông lại không thể kìm lòng mà lên Twitter trút giận.
Ở một mức độ nào đó, người ngoài cuộc hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Donald Trump, nhân vật nổi tiếng nhất hành tinh, vẫn "hồn nhiên" vui sướng mỗi khi nhìn thấy tên mình xuất hiện trên tin tức. Đó giống như niềm vui bất diệt của tổng thống. Một cựu cố vấn hàng đầu nói Trump sẽ bực bội nếu tên ông trong 2-3 ngày liền không được nhắc tới.
Dù vậy, hình ảnh Trump gắn với những cơn thịnh nộ liên miên đã che khuất mất phần mềm mỏng hơn của ông. Một số cố vấn cho hay tổng thống có thể chửi mắng họ vì những sai phạm nhỏ, như đưa trợ lý mới đến gặp ông mà không thông báo trước, nhưng chỉ vài phút sau, ông sẽ lại nói chuyện nhẹ nhàng với họ.
"Ông ấy biết rõ mình chỉ là người thứ 45 làm công việc của một tổng thống", cố vấn Conway nói. "Công việc này thay đổi ông ấy chút ít, và ông ấy cũng thay đổi nó. Trong thời gian làm tổng thống, ông ấy tỏ ra nhã nhặn, gần gũi hơn, những nét tích cách đó bộc lộ khó khăn trong thời kỳ đầu đầy hỗn loạn".
Những người thân cận tiết lộ rằng việc Trump khó thích nghi với chức vụ mới xuất phát từ kỳ vọng phi thực tế của ông về quyền lực. Tổng thống Mỹ hình dung công việc của mình gắn với quyền năng đầy mình, mà không biết về thực tế trần trụi là ông bị kiểm soát bởi hai nhánh còn lại trong hệ thống chính trị Mỹ (lập pháp và tư pháp).
Trong khoảng thời gian đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Trump thường ra lệnh cho các thượng nghị sĩ, khiến nhiều người không hài lòng. “Tôi không làm việc cho ông, thưa ngài tổng thống”, Thượng nghị sĩ Bob Corker từng phản ứng trước cách hành xử của ông chủ Nhà Trắng.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell của bang Kentucky, lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa, cũng tỏ ra bực bội khi bị ông Trump cắt ngang bài phát biểu trong một cuộc thảo luận về dự luật chăm sóc y tế tại phòng Bầu dục. “Đừng cắt ngang lời tôi”, ông McConnell nói với tổng thống.
Tuy nhiên, sau những tháng cầm quyền đầu tiên áp đặt mệnh lệnh và quát tháo, ông Trump có lẽ đang dần nhận ra cách làm này không phát huy hiệu quả. Mặc dù tổng thống 71 tuổi khó mà thay đổi bản chất con người mình, ít nhất ông cũng hiểu rằng để giải quyết công việc, cần phải thuyết phục, thay vì công kích các lãnh đạo đảng Cộng hòa.
Sau màn tranh cãi công khai vào mùa hè, tổng thống và ông McConnell giảng hòa và trò chuyện hầu như mỗi ngày. Lãnh đạo Mỹ cũng dần nhận ra Quốc hội có ảnh hưởng lớn như thế nào tới vận mệnh của ông.
Trump vốn không phải người thích đi sâu vào chi tiết chính sách. "Ai mà biết (chính sách) chăm sóc sức khỏe lại phức tạp đến thế", có lần ông đã nói như vậy.
Tuy nhiên, giờ đây tổng thống thoải mái hơn với các chi tiết về dự luật cắt giảm thuế. Theo các trợ lý, ông đã tập trung chú ý hơn trong các buổi nghe báo cáo tin tình báo hàng ngày. Ông cũng quan tâm sâu sát hơn về tình hình Triều Tiên.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham từng chỉ trích Trump nay trở thành đồng minh của ông. Ông Graham cho biết tổng thống Mỹ đang bắt nhịp nhưng lưu ý vào thời điểm này, "mọi thứ đều có thể xảy ra, từ thảm họa khủng khiếp cho đến một thành công tuyệt vời".
Vài tuần gần đây, bạn bè thân thiết của Trump lại chú ý đến giọng điệu khác lạ ở tổng thống Mỹ khi ông thừa nhận rằng nhiều trợ lý, thậm chí người nhà của ông, có thể bị tổn hại vì cuộc điều tra của Mueller. Về phần mình, Tổng thống Trump cho thấy thái độ sẵn sàng chấp nhận số phận một cách đáng ngạc nhiên.
"Đời là vậy", ông nói trong bình thản.
Donald Trump
Donald John Trump là tổng thống thứ 45 của Mỹ. Trước đó, ông nổi tiếng với vai trò là một tỷ phú doanh nhân, nhà sản xuất chương trình truyền hình. Tên tuổi của Trump được biết đến nhiều qua chương trình truyền hình thực tế The Apprentice với câu nói "You're fired" (bạn đã bị đuổi). Ngoài ra, ông còn có phần sở hữu trong các cuộc thi sắc đẹp như Hoa hậu Hoàn Vũ, Hoa hậu Mỹ...
Bạn có biết:Trump đã hai lần là ứng cử viên cho Giải Emmy, xuất hiện trong các chương trình truyền hình và phim ảnh với tư cách là chính mình nhưng dưới góc độ hài hước.
Trên thực tế, có nhiều GS tích lũy kinh nghiệm quản lý và trở thành hiệu trưởng, nhưng rất nhiều GS không bao giờ trở thành hiệu trưởng. Cũng không vì trường hợp đặc biệt của GS Thành để nói rằng chính sách thu hút nhân tài của nhà nước là không thành công, bởi vì hiện nay nhà nước và các cơ sở đang mở rộng cửa để chào đón đội ngũ tri thức này và quá trình hợp tác vẫn vẫn rất hiệu quả.
Những điểm ngẽn, rào cản, nút thắt vẫn được các cơ quan có thẩm quyền khai thông trên cơ sở tôn trọng pháp luật và cùng xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả. Vì vậy chúng ta cũng nên nhìn trên bình diện rộng hơn là đội ngũ trí thức Việt kiều vẫn ngày càng đóng góp to lớn cho đất nước.
Trường hợp của GS Thành, chúng ta cũng đã biết lý do, quy định của Luật hiện hành là như vậy và khi Luật hiện hành đang có hiệu lực thì các tổ chức, cá nhân đều phải tuân thủ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết, luật pháp cũng có tính lịch sử, có quy định phù hợp với giai đoạn này nhưng lại không phù hợp với giai đoạn khác, vì vậy sau một giai đoạn các quy định của luật cũng thường được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; tiêu chuẩn hiệu trưởng cũng đang là một quy định như vậy.
Bản thân tôi cũng đồng ý với ý kiến các bên chưa xử lý vấn đề này một cách linh hoạt. Nếu Trường ĐH Hoa Sen và ứng viên hiệu trưởng thực sự quyết tâm cao thì vẫn có thể có cách giải quyết là vẫn đạt được sự hợp tác, vẫn đúng luật và không nhất thiết phải bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, ngay thời điểm điều đó còn đang trái với luật, hoặc đến mức phải chấm dứt hợp tác.
Ví dụ, có thể bổ nhiệm với chức danh là Phó Hiệu trưởng phụ trách để chờ tới lúc Luật thay đổi phù hợp thì có thể bổ nhiệm hiệu trưởng. Với lộ trình sửa Luật Giáo dục Đại học hiện nay, nếu được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm nay, thì GS Thành có thể chỉ phải đợi 1 năm, tới 2019 là Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung đã có hiệu lực.
Ngoài quy định chung, liệu có nên xem xét riêng cho những trường hợp đặc biệt để tránh bỏ sót người tài, được tín nhiệm và cũng có kinh nghiệm quản lý nhưng vẫn còn những điểm chưa đủ "khớp" hết với quy định chung?
Ở thời điểm năm 2012, Luật Giáo dục Đại học quy định về điều kiện tham gia quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm là quy định mang tính định lượng rõ ràng về điều kiện này nhưng chính nó bó hẹp nguồn ứng viên hiệu trưởng. Những quy định như vậy là một trong các lý do cần phải sửa đổi bổ sung ngay Luật Giáo dục Đại học.
Hiện nay, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng của các trường đại học tư thục thuộc chủ tịchUBND cấp tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, khi Luật đang có hiệu lực thì từ Bộ GD-ĐT đến các cá nhân, tổ chức đều phải tuân thủ, thực thi.
Hiện nay,Ban soạn thảo đang khẩn trương thực hiện các quy trình để trình Dự thảo Luật ra trước Quốc hội theo đúng tiến độ, nhằm tháo gỡ ngay những "điểm nghẽn, nút thắt" nhất của Luật hiện hành như đã xảy ra trên thực tế.
Có ý kiến cho rằng quy định 5 năm quản lý cấp khoa/phòng chỉ nên áp dụng với trường công. Nếu áp với trường tư sẽ đi ngược lại xu thế tư chủ đại học, nhất là ở các trường tư thục hoàn toàn hoạt động bằng vốn của cổ đông như ĐH Hoa Sen?
Tôi đồng ý quy định về tiêu chuẩn hiệu trưởng cần chỉnh sửa cho phù hợp hơn trong giai đoạn sắp tới. Nhưng cũng không hẳn đồng ý về việc phân biệt công tư đối với chất lượng nói chung và chuẩn hiệu trưởng nói riêng.
Khác với quản trị, quản lý nói chung, quản lý của một trường đại học công cũng như tư, có nghĩa là quản lý tạo ra môi trường học thuật, học tập nghiên cứu để các GS, các trí thức, học viên nghiên cứu sinh, học viên làm việc hiệu quả nhất. Vì vậy không cần thiết phải phân biệt trường công, trường tư. Tất cả hiệu trưởng đều phải đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quản lý giáo dục đại học và vì vậy tiêu chuẩn này cũng là cần thiết để áp dụng chung cho cả hệ thống.Thực tế hiện nay không phân biệt các chuẩn chất lượng giữa ĐH công và tư thục, có khác nhau chỉ là khác về quy trình, thẩm định.
Tại sao hiệu trưởng cần có kinh nghiệm quản lý?
Từ thực tế hiện nay, nên tiếp cận tiêu chuẩn này theo hướng có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học nói chung chứ không nhất thiết phải là “kinh nghiệm quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam” như một số thông tin đã đưa.
Bởi vì, khác với quản trị, quản lý nói chung, đặc thù công việc quản lý của hiệu trưởng trường đại học là quản lý và tạo môi trường làm việc mang tính học thuật cho các nhàkhoa học là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh trong đào tạo, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng.
Vì vậy, kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học là một trong các điều kiện cần, nhưng không phải là điều kiện duy nhất hay điều kiện đủ.
Trước khi làm hiệu trưởng, hầu hết các nước, các trường đều có quy định có kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học. Chúng tôi cho rằng, trong điều kiện tự chủ đại học, các tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cần áp dụng thống nhất để tạo mặt bằng chất lượng chung trong toàn hệ thống.
Thời gian 5 năm để tích lũy kinh nghiệm quản lý mới được làm hiệu trưởng, theo bà có hợp lý và hiệu quả không?
Thực sự, chọn 1 con số cũng chỉ mang tính ước lệ. Rất khó để giải thích rằng 5 năm là phù hợp mà 4 năm lại không phù hợp.
Tuy nhiên Luật hiện hành chọn 5 năm vì đó là 1 nhiệm kỳ quản lý.
Thời gian không phải điều kiện duy nhất, cũng không phải là thước đo duy nhất với kinh nghiệm. Có người tích lũy kinh nghiệm nhanh, có người lâu hơn. Vì vậy, yếu tố thời gian phải kết hợp với các yếu tố khác nữa.
Qua chuyện GS Thành, dường như quy định hiệu trưởng không còn phù hợp với thực tế? Bộ đang sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục Đại học, quy định này được rà soát, sửa đổi, bổ sung thế nào, thưa bà?
Quy định chuẩn hiệu trưởng trước hết để tạo ra mặt bằng chất lượng chung đối với chức danh quan trọng này và chuẩn đó là căn cứ để lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn hiệu trưởng trước khi bổ nhiệm và đó cũng là căn cứ để lựa chọn hiệu trưởng tốt nhất trong các ứng viên đạt chuẩn.
Xét đến cùng thì chúng tôi cho rằng, đó là điều kiện để tạo ra tính chuyên nghiệp hóa trong công tác quản lý, quản trị đại học, để đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất. Những chuẩn này đến giai đoạn mới cần phải sửa đổi cho phù hợp hơn.
Hiện nay, Luật Giáo dục Đại học đang được sửa đổi theo hướng là mở rộng diện ứng viên hiệu trưởng để lựa chọn và kết hợp chuẩn có tính định lượng và chuẩn có tính định tính để đảm bảo mặt bằng chung, nhưng cũng đảm bảo quyền tự chủ cho các trường, thông qua trao quyền này cho Hội đồng trường hay Hội đồng quản trị để quyết định nhân sự hiệu trưởng.
Dự thảo hiện nay cũng đã bỏ thủ tục là hiệu trưởng trường ĐH tư thục thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh công nhận, mà trực tiếp là Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ĐH tư thục do Hội đồng quản trị trực tiếp quyết định. Tốt hơn ở chỗ mở rộng diện lựa chọn thì sẽ chọn được người tốt hơn và giảm thủ tục hành chính thì quyền tự chủ của nhà trường sẽ ở mức cao hơn.
Trong khối tư thục, gọi là đi thuê, hợp đồng hiệu trưởng, còn trong khối công lập cũng có thể là hợp đồng ở các trường tự chủ, hoặc Hội đồng trường quyết định và cơ quan có thẩm quyền công nhận. Khác nhau ở chỗ đó, nhưng chuẩn chất lượng không khác nhau. Hội đồng trường/hội đồng quản trị mới là người phải giải trình một cách thuyết phục với nhà trường, với cổ đông và các bên liên quan về sự lựa chọn hiệu trưởng của họ, vì sự phát triển của nhà trường.
Có ý kiến nói rằng Luật làm sao phải thu hút được hiền tài mới là Luật?
Hiền tài là nguyên khí quốc gia, đánh giá về hiền tài như thế nào cần đặt trên mặt bằng chung của cả hệ thống. Nếu không quy định mặt bằng chung thì lại phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền.
Chúng ta đã nói, luật hiện hành đang cần sửa đổi và đang được rà soát để sửa đổi bổ sung. Kỳ họp Quốc hội tới đây, Chính phủ đã trình dự luật ra Quốc hội. Quy định nào cũng có mặt trái và quan trọng là cơ quan quản lý phải có phương án phòng ngừa rủi ro các mặt trái của quy định này.
Ví dụ, với quy định thiên về định lượng, như ta nói là 5 năm cương vị quản lý cấp phòng chẳng hạn, định lượng này dễ hình dung, dễ áp dụng, tạo ra mặt bằng chung, nhưng cũng dễ bị coi là cứng nhắc, không linh hoạt trong những trường hợp cụ thể.
Và thông thường quy định định lượng tuổi thọ không cao, cần sửa đổi bổ sung nhanh hơn. Các quy định có tính chất định tính, cụ thể là trong Luật Giáo dục Đại học 2012 chỉ quy định năng lực quản lý, quản trị,… sẽ khiến các quy định đó dễ áp dụng trên thực tế, nhưng cũng dễ xảy ra khả năng bị vận dụng tùy tiện do phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của người có thẩm quyền, không tạo ra mặt bằng chất lượng chung cho cả hệ thống.
Vì vậy, khi sửa luật, chúng tôi phải kết hợp cả tiêu chuẩn có tính định tính và có tính định lượng, để đảm bảo mặt bằng chung nhưng cũng tạo ra sự tự chủ cho người có thẩm quyền, để linh hoạt trong từng trường hợp nhất định.
Cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ phê duyệt nhân sự do Hội đồng trường đề xuất. Nhân sự hiệu trưởng của trường công thì do Hội đồng trường quyết định và trình cơ quan có thẩm quyền công nhận. Nhân sự hiệu trưởng của trường tư thì do Hội đồng quản trị quyết định. Nội dung này trong dự thảo, theo bà có tác động như thế nào đến việc nâng cao năng lực quản trị đại học nói riêng, đẩy mạnh tự chủ đại học nói chung?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy định này chúng tôi cho rằng sẽ nâng cao năng lực quản trị giáo dục đại học thông qua quy định về thành phần, quy định về trách nhiệm của Hội đồng trường và Hội đồng quản trị.
Những thiết chế này được tự chủ quyết định về định hướng phát triển của nhà trường, qua đó trao quyền tự chủ cho nhà trường, tiến tới cơ chế giảm dần và xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản để thực hiện chủ trương tự chủ đại học ngày càng sâu rộng hơn.
Hội đồng trường sẽ thực sự là cơ quan quyền lực hướng tới mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và phục vụ cộng đồng tốt hơn. Khi phân định quyền hạn như vậy sẽ giúp cho cơ quan quản lý nhà nước làm việc 1 cách chuyên nghiệp hơn.
Tức là tập trung vào chức năng chính là xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, đề ra các chiến lược phát triển hệ thống, quy định các chuẩn chất lượng, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Như vậy các vai sẽ đúng hơn.
Hoàng Thanh (Ghi)
" alt="Vụ GS Thành 'trượt' hiệu trưởng: Cần sửa ngay Luật Giáo dục Đại học" />