Hiện nay tôi đang ở nhà, bán hàng online trên mạng. Vợ chồng tôi thuê một căn nhà trọ 25m2 ở Cầu Giấy, Hà Nội vừa làm nơi để sinh sống, vừa là nơi chứa hàng để tôi bán buôn. Hiện tôi muốn mở rộng hơn quy mô bán hàng nhưng ngặt nỗi không gian nhà trọ quá chật chội. Bình thường với số lượng hàng hóa cũ, cộng thêm vợ chồng tôi và con gái nhỏ 3 tuổi, căn phòng đã quá bí bách, hàng hóa la liệt, thậm chí con gái tôi còn chẳng có không gian để chạy nhảy. Nếu sắp tới tôi nhập thêm hàng, thì chắc phải xếp cả hàng lên giường mất. Chính vì điều này, vợ chồng tôi tính đến chuyện mua nhà.Sau 6 năm kết hôn, vợ chồng tôi đã dành dụm được 1,3 tỷ đồng. Tôi trọ tại khu Cầu Giấy lâu năm, khách quen đa phần cũng ở khu vực này nên tôi cũng mong muốn mua nhà ở đây. Tuy nhiên, với số tiền trên, tôi thừa hiểu đây là ước mơ xa vời. Vì là một trong những quận trung tâm nên giá nhà đất ở Cầu Giấy khá cao, nhà cấp 4 tầm 30m2 cũng đã trên 2 tỷ.
 |
Cần cân nhắc cẩn trọng khi hùn tiền mua nhà cùng người thân, bạn bè |
Ở các quận xa hơn, giá đất khá dễ chịu, tuy nhiên bài toán là nếu mua nhà tại các quận đó, việc bán hàng của tôi sẽ gặp thách thức. Thứ nhất, chắc chắn sẽ có khách hàng quen rời bỏ tôi, bởi chuyển đi xa, đồng nghĩa với phí vận chuyển sẽ tăng cao. Thứ hai, làm quen với môi trường sống mới, tìm kiếm khách mới cũng chẳng hề dễ dàng.
Những trăn trở này tôi có tâm sự với một người em họ con nhà chú ruột. Em ấy cũng đang thuê trọ ở Cầu Giấy và bán hàng online giống tôi nhưng khác mặt hàng. Nghe tôi kể xong, cô em nói rằng đúng là "ý tưởng lớn gặp nhau" bởi vợ chồng em ấy cũng đang tính mua nhà đất nhưng do tầm tiền nhỏ 1,8 tỷ nên đi xem nhiều căn ở Cầu Giấy mà chẳng ưng ý căn nào, những căn đẹp, rộng thì giá quá cao. Còn mua lùi ra quận ngoại thành thì em ấy cũng không muốn bởi sợ "mất khách" giống tôi.
Cô em họ liền trao đổi với tôi: "Hay nhà em với nhà bác "hùn tiền" để mua chung một ngôi nhà ở Cầu Giấy?". Theo tính toán của cô em tôi, tổng tiền cả hai gia đình hiện có khoảng 2,1 tỷ, chưa kể mỗi bên đều có thể vay mượn thêm họ hàng, bạn bè không mất lãi tầm 500 triệu. Như vậy, nếu gộp vào, chúng tôi sẽ có hơn 3 tỷ - với tầm tài chính này, tìm mua một căn nhà diện tích khoảng 40m2 tại quận Cầu Giấy không khó. Chưa kể, do cùng bán hàng online nên nếu về ở chung, chị em chúng tôi sẽ hỗ trợ được nhau rất tốt.
Nghe cô em nói, tôi thấy đúng là mọi thứ đều rất thuận lợi. Tuy nhiên, khi mang chuyện này kể với chồng, tôi không ngờ anh lại phản ứng quyết liệt. Anh nói rằng, họ hàng ở xa có khi còn quý mến nhau, chứ về sống chung dưới một ngôi nhà, bao nhiêu cái xấu, cái dở lộ ra hết rồi lại khó nhìn mặt nhau. Chồng tôi cũng nói cô em họ cư xử nhiều khi mất lòng, nhiều lần đăng Facebook "chửi bới" này nọ. Nếu sống chung, e là hai bên khó dung hòa hoặc "bằng mặt nhưng không bằng lòng".
Chưa kể, mua nhà chung, đứng tên chung về mặt pháp luật cũng rắc rối. Sau này, nếu chúng tôi nhận ra lối sống hai bên không phù hợp, muốn bán nhà chuyển đi nhưng không thống nhất với vợ chồng cô em họ, không được họ đồng ý thì cũng không thể một mình giao dịch được. Lúc ấy, một là bắt buộc vẫn phải sống chung một mái nhà, hai là vợ chồng tôi tự rời đi, chấp nhận "chôn" tạm tiền tỷ ở ngôi nhà đó.
Nghe chồng phân tích, tôi cũng thấy có lý. Giờ đây tôi đang rất phân vân, cá nhân tôi vẫn muốn hùn tiền mua chung nhà nhưng những rắc rối mà chồng nêu cũng khiến tôi lo lắng rất nhiều. Hiện cô em họ đang đang giục hỏi xem ý vợ chồng tôi thế nào, vì vợ chồng em ấy mới đi xem một căn nhỉnh 3 tỷ rất rộng thoáng, ưng ý. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên để tôi sớm đưa ra lựa chọn đúng đắn.
Độc giả chia sẻ ý kiến, thắc mắc, kinh nghiệm trong việc mua nhà xin chia sẻ về email: vland@vietnamnet.vnhoặc gửi ý kiến: TẠI ĐÂY |
Ngọc Minh (Hà Nội)

Mua mảnh đất cuối hẻm, trầy trật xây nhà vì hàng xóm ‘quái chiêu’
Bao phen khốn đốn vì bị hàng xóm cản trở thi công nhà, tôi từng nghĩ, giá mình mua một cái nhà xây sẵn, có lẽ đã chẳng phải rơi vào tình cảnh oái ăm này.
" alt="Dồn tiền tỷ mua chung nhà đất coi chừng ôm hận lật kèo"/>
Dồn tiền tỷ mua chung nhà đất coi chừng ôm hận lật kèo

Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho thấy số môn học của một khối lớp (như ở bậc THPT) là khá nhiều. Nếu không thay đổi phương thức kiểm tra, thầy cô và học sinh sẽ rất áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Đọc bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, là nhà giáo, tôi xin được chia sẻ mấy suy nghĩ dưới đây.
1. Chấm dứt hợp đồng giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng
Chương trình, sách giáo khoa mới chỉ phát huy tác dụng tích cực khi và chỉ khi được thực thi từ một đội ngũ giáo viên trách nhiệm, năng lực. Điều này đang là một thách thức lớn cho giáo dục – đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng. Vì thế, bồi dưỡng giáo viên là nhiệm vụ cần được ưu tiên. Nhưng cách thức bồi dưỡng thế nào cho hiệu quả?

|
Tới đây, việc bồi dưỡng giáo viên nên thực hiện qua Skyper, Facebook, Trường học kết nối.... (Ảnh: Đinh Quang Tuấn) |
Những lần cải cách, thay sách trước đây đã có nhiều cách thức bồi dưỡng giáo viên như: Giao cho đại học vùng phụ trách; bồi dưỡng cho đội ngũ cốt cán (của tỉnh, huyện) rồi số này sau đó về tập huấn lại cho giáo viên. Cách làm đó không mang lại hiệu quả.
Có nguyên nhân do nội dung bồi dưỡng chưa phù hợp, có nguyên nhân do năng lực của báo cáo viên, do thái độ học tập của người học, do cách thức kiểm tra...
Tới đây, trong việc bồi dưỡng giáo viên, Bộ GD-ĐT nên chỉ đạo các vụ chức năng phối hợp với cơ sở giáo dục để biên soạn các chuyên đề bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng nên thực hiện qua Skyper, Facebook, Trường học kết nối.... Người học tự nghiên cứu, làm việc theo nhóm và báo cáo sản phẩm thu hoạch.
Công tác kiểm tra tiến hành chặt chẽ, nghiêm túc. Người học không đủ tín chỉ hoặc kết quả học tập chưa đạt yêu cầu thì cơ sở giáo dục (quản lý người học) chấm dứt hợp đồng.
Lớp học giao cho ban giám hiệu quản lý, có sự theo dõi, kiểm tra của cấp trên và sự kiểm tra chéo giữa các trường trên cùng một địa bàn.
2. Minh bạch đầu tư cơ sở vật chất
Khoảng thời gian còn lại cho việc áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới chỉ còn hơn một năm. Cơ sở vật chất của không ít trường hiện nay có thể nói chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục mới. Sân chơi, dụng cụ thể dục thể thao, âm nhạc, mỹ thuật nhìn chung các trường THPT còn thiếu nhiều.
Vì thế, cần đầu tư phát triển cơ sở vật chất đúng địa chỉ, minh bạch, ưu tiên cho vùng khó, các trường chất lượng thấp, đồng thời tạo cơ chế để các cơ sở giáo dục thực hiện xã hội hóa nhằm tăng tốc xây dựng cơ sở vật chất.
3. Bỏ kiểm tra học kỳ
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho thấy số môn học của một khối lớp (như ở bậc THPT) là khá nhiều. Lớp 10 có đến 15 môn học (bắt buộc, có phân hóa) và môn tự chọn – vậy học sinh khối 10 sẽ học đến 16 môn. Số môn học ở khối 11,12 cũng không ít.
Nếu không thay đổi phương thức kiểm tra, thầy cô và học sinh sẽ rất áp lực, căng thẳng, mệt mỏi. Trong bối cảnh mới nên bỏ kiểm tra học kỳ I, học kỳ II, mỗi môn học hoặc chuyên đề chỉ quy định có từ 1 đến 2 lần kiểm tra.
Nên kết hợp giữa kiểm tra truyền thống (trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm tự luận) với kiểm tra qua sản phẩm như thuyết trình, mẫu vật sưu tầm, mô hình thiết kế, tư liệu tìm kiếm.... Kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số và đánh giá bằng nhận xét. Ưu tiên đánh giá bằng nhận xét.
4. Không đánh giá học sinh theo hạnh kiểm và học lực
Nội dung các môn học hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Đồng thời, học sinh được học trên lớp, ở nhà, bảo tàng...
Vì vậy, nên gộp đánh giá việc học tập, tu dưỡng của học sinh làm một và theo các loại Tốt, Khá, Đạt yêu cầu, Cần cố gắng.
Không đánh giá theo hai mặt hạnh kiểm và học lực như hiện nay.

|
Không nên đánh giá theo hai mặt hạnh kiểm và học lực như hiện nay (Ảnh: Thanh Hùng) |
5. Giảm một môn Giáo dục địa phương cho học sinh THPT
Bộ chỉ ban hành khung chương trình (và cả bộ sách giáo khoa chuẩn nếu Bộ GD-ĐT thấy cần thiết), khuyến khích các sở, viện, học viện, trường ĐH ... biên soạn sách giáo khoa.
Nếu các địa phương tích cực vào cuộc thì nội dung bài học sẽ gắn với tình hình của địa phương, phù hợp với đối tượng học sinh theo vùng – miền, không gây quá tải cho học sinh. Đồng thời, giảm một môn Giáo dục địa phương cho học sinh bậc THPT vì đã lồng ghép một cách linh hoạt, phù hợp thông qua việc địa phương biên soạn sách giáo khoa.
6. Khuyến khích tự chủ tài chính trong các trường công lập
Đội ngũ cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng. Tạo được sự thay đổi từ chương trình, sách giáo khoa mới hay không phụ thuộc đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục. Và điều này thì không thể tự nhiên mà có, càng không thể chỉ dựa vào sự tự giác – niềm tin.
Cần làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục, giám sát – kiểm tra. Thực hiện việc phân cấp cho các cơ sở giáo dục, khuyến khích mô hình tự chủ về tài chính trong các trường công lập; Điều chuyển cán bộ quản lý, giáo viên để đảm bảo chất lượng dạy học và giáo dục tương đối đồng đều khi áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới.
7. Không để thầy cô loay hoay “biểu diễn” tích hợp
Kiến thức cung cấp ngắn gọn, dễ dạy – dễ tự học. Tuyệt nhiên không nên ôm đồm, mong muốn nội dung ở sách giáo khoa phủ kín phương pháp dạy – học: Sách giáo khoa chẳng khác gì ... một bữa tiệc thịnh soạn mời thầy trò dùng, mà nào họ có dùng được đâu!
Thầy đóng vai trò hướng dẫn, trò – sau nhận biết là hoạt động để phát triển kỹ năng. Trò là người tích hợp kiến thức chứ không phải là thầy cô.
Chương trình mới cần khắc phục để thầy cô không mất thời gian, loay hoay “biểu diễn” tích hợp.
8. 5 phẩm chất chủ yếu
Phẩm chất chủ yếu của học sinh nên là: yêu nước, khoan dung, kỷ luật, trung thực, trách nhiệm.
Bởi có lòng yêu nước, khoan dung chắc chắn các em sẽ biết yêu thương bản thân, gia đình, cộng đồng. Kỷ luật để phát triển, khởi nghiệp. Trung thực và trách nhiệm để làm người công dân tử tế, hội nhập.
9. Tăng lên 50 đến 55 phút/ tiết học
Với cấp THPT, quy định một tiết có 45 phút là chưa phù hợp. Thầy trò không đủ thời gian để dạy: chủ đạo; học: chủ động. Đề nghị tăng lên 50 đến 55 phút/ tiết học.
Tầm nhìn của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể có thể đến năm 2040. Vì vậy, cần tính toán để dạy và học ở cấp THPT theo mô hình 2 buổi/ ngày.
10. Không nên dùng thuật ngữ bắt buộc
Với cấp THPT, chỉ quy định số môn học và tương ứng là số tín chỉ người học cần đạt để được xét công nhận tốt nghiệp THPT. Ưu tiên cho các bộ môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Giáo dục thể chất.
11. Không nóng vội
Thực nghiệm chương trình giáo dục mới qua việc chọn mẫu đại diện. Từ kết quả, có thể bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi rồi mới thực hiện đại trà.
Một câu hỏi tôi mong có sự trả lời từ Ban soạn thảo chương trình là "Mong muốn triển khai đại trà vào năm học tới liệu có nóng vội hay không, khi mà các điều kiện để thực hiện vừa yếu, vừa thiếu, vừa không đồng bộ?".
Nguyễn Hoàng Chương - Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Phát (Lâm Đồng)
" alt="11 góp ý của 1 hiệu trưởng với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể"/>
11 góp ý của 1 hiệu trưởng với chương trình giáo dục phổ thông tổng thể