Về thực trạng việc dạy học Giáo dục thể chất, ông Tăng Văn Hợp (Trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở GD-ĐT Hải Dương) cho rằng chương trình bậc THCS và THPT có một số nội dung môn học còn lặp lại trong cả cấp học như Thể dục nhịp điệu, Chạy tiếp sức, Nhảy xa ưỡn thân, Cầu lông… gây sự nhàm chán cho cả giáo viên và học sinh. “Ngoài ra có những môn học sinh rất sợ học và không muốn học như Chạy bền, Đẩy tạ, Thể dục nhịp điệu, Nhảy xa ưỡn thân… nên không phát huy được tính tích cực luyện tập”.
Cũng theo ông Hợp, ở cấp tiểu học, nội dung bài tập thể dục phát triển chung còn quá đơn điệu khiến học sinh không hứng thú, phần tự chọn định hướng chưa phát huy năng lực tố chất thể lực học sinh. “Bộ sách dùng cho giáo viên quá cũ được tái bản từ năm 2006, phần kiểm tra đánh giá không phù hợp. Đặc biệt không có sách hướng dẫn cho học sinh học tập”, ông Hợp chỉ ra một số bất cập.
Nhiều đại biểu đánh giá công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học còn nhiều hạn chế và yếu kém. Đội ngũ giáo viên giảng viên còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Ths. Đinh Đức Thiện, chuyên viên Giáo dục thể chất - Sở GD-ĐT Bắc Ninh cho biết, tỉnh này hiện có 413 giáo viên được đào tạo giáo dục thể chất chính quy chia làm: 88 giáo viên/155 trường tiểu học, 96 giáo viên/135 trường THCS và 129 giáo viên/38 trường THPT. “Như vậy giáo viên các trường đang thiếu, thậm chí có nhiều trường còn không có hoặc có nhưng không đảm nhiệm hết số tiết. Vì vậy chúng tôi đang phải sử dụng giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm việc này”, ông Thiện cho hay việc này ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giờ học và cũng chính là nguyên nhân khiến học sinh không có hứng thú, thậm chí sợ học giờ giáo dục thể chất.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Giáo viên vừa thiếu vừa yếu
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho hay, theo thống kê cả nước gần 80.000 giáo viên thể thao trong các trường phổ thông và mầm non nhưng trong số đó chỉ khoảng ⅔ là chuyên còn lại là kiêm nhiệm.
“Nhìn chung đội ngũ vừa thiếu về số lượng so với yêu cầu, vừa yếu về kiến thức và kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng hướng dẫn vận động và thực hiện huấn luyện các phong trào thể thao. Giáo viên vẫn còn dạy theo chương trình cũ, lý thuyết nhiều, ít hướng dẫn dạy kỹ năng để vận động”.
Điều này cũng được Bộ GD-ĐT nhìn nhận trong báo cáo đánh giá thực trạng và định hướng phát triển công tác giáo dục thể chất và thể thao.
Cụ thể, đội ngũ giáo viên thể dục ở bậc phổ thông còn thiếu về số lượng, cơ cấu chưa đáp ứng được yêu cầu. Cấp Tiểu học có khoảng 20% số trường có giáo viên chuyên trách về giáo dục thể chất (chỉ từ 1 - 2 người, phần lớn là 1 người). Trên 90% giờ học thể dục ở cấp tiểu học do giáo viên kiêm nhiệm giảng dạy nên chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao.
Cũng theo kết quả điều tra, số lượng giáo viên bán chuyên trách còn nhiều (chiếm 26%) - đây là đội ngũ giáo viên chưa qua đào tạo chuyên ngành sư phạm về thể dục và 11,7% giáo viên trình độ trung cấp và sơ cấp sư phạm TDTT.
Ở bậc đại học, số giảng viên bán chuyên trách cũng còn tới 17% trên tổng số 2129 giảng viên thể dục.
Không chỉ số lượng chưa đảm bảo còn cao, Bộ trưởng Nhạ băn khoăn chương trình giáo dục tập huấn đào tạo các trường sư phạm thể thao và chương trình bồi dưỡng giảng dạy các môn giáo dục thể chất trong nhà trường hiện nay: “Lý thuyết nhiều nhưng kỹ năng hướng dẫn vận động thực hành ít. Về phương pháp thì nặng về truyền tải chứ không đi sâu vào và tạo sự chủ động cho học sinh. Khâu đánh giá vẫn nặng về chuyện Đạt hay không Đạt, rất áp lực cho người học mà không tạo được hứng thú”.
TS. Nguyễn Duy Quyết, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đánh giá: “Đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất có thể nói chưa thể đáp ứng được nhu cầu xã hội và không đồng đều về năng lực chuyên môn, thiếu nhiều kỹ năng, kiến thức để triển khai chương trình phổ thông mới như: kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổ chức các câu lạc bộ TDTT, kỹ năng về y học, dinh dưỡng thể thao…”
Nguyên nhân theo ông Quyết là các trường ĐH chuyên ngành giáo dục thể chất và đặc biệt là các khoa, việc xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu theo cách tiếp cận nội dung, giáo dục mang tính truyền thụ nội dung – kiến thức theo hình thức một chiều, thiếu sự tham khảo về nhu cầu thực tế của thị trường lao động và phản hồi của cựu sinh viên tại các đơn vị sử dụng lao động.
“Do đặc thù chuyên ngành giáo dục thể chất nên phần thực hành chiếm chủ yếu thời lượng đào tạo, tập trung nhiều thời gian cho việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo thực hiện động tác và thành tích thể thao, chưa chú ý nhiều đến việc phát triển các năng lực khác cần thiết cho người học như: năng lực dạy học, huấn luyện, nghiên cứu khoa học… Do vậy khi sinh viên ra trường công tác còn bộc lộ nhiều điểm yếu về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các năng lực cần thiết khác”, ông Quyết thừa nhận.
Ngoài ra, cơ sở vật chất cho đào tạo cũng còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện về sân tập, nhà tập, bể bơi, thiết bị dạy học đặc biệt... Từ đó, việc lựa chọn nội dung các môn học trong chương trình đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Thành thị thiếu quỹ đất, nông thôn thiếu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất
PGS.TS Vũ Đức Thu, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất (Bộ GD-ĐT), thẳng thắn chỉ ra khó khăn của công tác giáo dục thể chất trong các nhà trường: “Cơ sở vật chất thì quá thiếu thốn, còn có việc né tránh đầu tư”.
 |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Còn PGS Châu Vĩnh Huy, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP HCM cho rằng trong khi, đa số các trường ở thành thị thì thiếu quỹ đất, ở nông thôn lại thiếu kinh phí đầu tư xây dựng các công trình TDTT.
Ông Huy dẫn khảo sát thực tế các trường học trên địa bàn TP HCM cho thấy một số vướng mắc. “Thực tế trong trường học phổ thông, năng lực giáo viên Giáo dục thể chất chưa thực sự được khai thác tối đa, vướng mắc chính ở đây là điều kiện về cơ sở vật chất. Đặc thù của giáo dục thể chất và thể thao học đường đòi hỏi điều kiện sân bãi, thiết bị dụng cụ phải đáp ứng được nhu cầu tập luyện từ cơ bản đến nâng cao. Nhưng các trường học hiện nay, hầu hết không đảm bảo không gian hoạt động, cơ sở để triển khai học tập và tập luyện các môn thể dục thể thao theo xu hướng mở”.
TS Nguyễn Gắng (Trưởng khoa Giáo dục thể chất, ĐH Huế) cũng cho rằng vấn đề khó hiện nay là nhiều nơi đang thiếu trầm trọng sân tập, sân chơi cho học sinh. “Hiện nay trong TP Huế rất nhiều trường tiểu học và THCS không có khuôn viên. Làm như thế nào đó để các ban ngành có sự đầu tư. Vì không có sân chơi, học sinh muốn tập thể dục, chơi thể thao phải ra công viên tìm chỗ”.
Theo ông Gắng, điều kiện cơ bản để giải quyết vấn đề là tư tưởng, quán triệt chỉ đạo của lãnh đạo các cấp gồm giám đốc sở, trưởng phòng giáo dục và các hiệu trưởng các trường. Qua đó các hiệu trưởng có sự thay đổi tư duy cũng như cách nhìn nhận về dạy thể chất trong trường học.
Theo báo cáo tổng kết thực trạng của Bộ GD-ĐT, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục phát triển vận động trong các cơ sở giáo dục mầm non còn nhiều hạn chế. Cụ thể, số cơ sở giáo dục mầm non có phòng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ đạt thấp (31%); số nhóm, lớp thiếu trang thiết bị, đồ chơi giáo dục phát triển vận động cho trẻ còn nhiều (36% số nhóm trẻ và 25% số lớp mẫu giáo); 15% số điểm trường thiếu sân chơi; 25% số sân chơi ngoài trời thiếu thiết bị đồ chơi.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phục vụ công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học cũng còn nhiều hạn chế và bất cập. 80% số trường học phổ thông thiếu nhà tập TD, TT; 99,6% số trường thiếu bể bơi và 85% số trường phổ thông thiếu sân tập TD, TT. Ở bậc ĐH, có 36% số cơ sở đào tạo thiếu nhà tập luyện TD, TT; 87% số cơ sở thiếu bể bơi và 2,8% số cơ sở thiếu sân tập TD, TT.
Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục rất quan trọng. “Cơ chế có nhưng người đứng đầu cơ sở mà không coi trọng giáo dục thể chất và hoạt động thể thao thì phong trào cũng không bền được. Hiệu trưởng mà quan tâm, nhấn mạnh đến thể chất, phong trào thể thao thì sẽ được quan tâm. Ít nhất bản thân là Bộ trưởng, tôi rất quan tâm đến hướng này nên tin chắc tới đây sẽ khác”.
Thanh Hùng

"Trường bạn em học nhiều quá, không có thời gian chơi thể thao..."
Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng chương trình môn học giáo dục thể chất, phương pháp dạy học và cách kiểm tra, đánh giá còn nhiều bất cập, chưa thu hút và tạo sự hứng thú.
" alt="Mổ xẻ bất cập giáo dục thể chất và thể thao trường học"/>
Mổ xẻ bất cập giáo dục thể chất và thể thao trường học
Bà Kate Steenkamp, Giám đốc phụ trách chất lượng học vụ Apollo English Việt Nam chia sẻ nhiều hơn về chương trình học độc quyền của Apollo English Việt Nam kết hợp cùng nhà xuất bản danh tiếng National Geographic Learning.- Thưa bà, trẻ có thể trải nghiệm thế giới xung quanh như thế nào qua chương trình học tập của Apollo English Việt Nam (Apollo English)? Đây có phải là khái niệm rất mới và vĩ mô với trẻ?
Đây đúng là một khái niệm vĩ mô và mới mẻ đối với trẻ em Việt Nam, nhưng hiện nay đang trở thành xu hướng giáo dục hiện đại dành cho trẻ em tại Anh, Mỹ, Úc và các nước châu Âu. Thay vì để trẻ vui chơi một mùa hè bình thường như chúng ta vẫn thấy ở Việt Nam, tại Apollo English chúng tôi thiết kế ra những chương trình đặc biệt được gọi là “So Wow This Summer” để trẻ có thể trải nghiệm một mùa hè bổ ích và tràn đầy hứng khởi. Trẻ sẽ được truyền cảm hứng để khám phá thế giới, và học hỏi mỗi ngày với những nội dung học tập phù hợp.
Đặc biệt và mới lạ nhất của mùa hè năm nay tại Apollo là học viên được học trực tiếp với những nhà thám hiểm thực thụ như Joel Sartore - nhà thám hiểm chuyên nghiên cứu về động vật hoang dã, Annie Griffiths, nữ nhiếp ảnh gia đầu tiên của National Geographic, hay Archana Anand, nhà sinh vật học biển.
Thông qua các dự án các em thực hiện mỗi tuần tại Apollo, học viên sẽ được khám phá rất nhiều bài học bổ ích về cuộc sống dưới sự hướng dẫn trực tuyến của các nhà thám hiểm. Đây là nội dung mà Apollo English đặt hàng độc quyền với National Geographic Learning dành riêng cho mùa hè này.
 |
Lịch trình của trẻ sẽ đầy ắp các hoạt động lý thú, bổ ích cùng bạn bè và thầy cô nước ngoài từ 8:00 - 17:00 suốt các ngày từ thứ 2 - thứ 6 trong hè |
Như vậy, các em không chỉ được học ngôn ngữ, các em đang được trang bị những kiến thức và kỹ năng của những công dân toàn cầu thực thụ. Ngoài ra các em cũng được khuyến khích tham gia các buổi dã ngoại, cuộc thi hùng biện tiếng Anh, các cuộc thi tìm kiếm tài năng Apollo, Summer Gala, các sự kiện với diễn giả quốc tế để có thể sử dụng tiếng Anh trong môi trường thực tế. Một tin vui mà tôi muốn chia sẻ thêm đó là nhà thám hiểm Archana Anand sẽ đến Việt Nam vào cuối tháng 4/2019 để giao lưu với học viên Apollo tại Hà Nội và TP.HCM.
- Mục tiêu mà Apollo hướng tới sau khi trẻ tham gia chương trình hè tại Apollo là gì thưa bà?
Mỗi đứa trẻ đều tuyệt vời theo cách của chúng. Tại Apollo chúng tôi hướng đến việc giúp trẻ nhanh chóng thông thạo và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh với phương pháp học tập khác biệt. Trẻ được phát triển kỹ năng tương lai thông qua các hoạt động đa dạng. Cụ thể là trẻ được trang bị các nhóm kỹ năng quan trọng đầu đời là: sáng tạo, nhận biết môi trường xung quanh, ngôn ngữ & đọc viết, vận động, số học, nhận biết xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện.
Bên cạnh đó như đã chia sẻ, trẻ được vui chơi, học hỏi, và tận hưởng một mùa hè thật WOW, thật đáng nhớ với các buổi tham quan dã ngoại, phòng đa năng đầy ắp các hoạt động thể thao, âm nhạc, kịch nghệ, các bộ sách bổ ích, các tiện ích công nghệ… Khép lại mùa hè WOW sẽ là một đêm Apollo Summer Gala sôi động với màn trình diễn đặc biệt từ một nghệ sỹ khách mời quốc tế.
 |
Học sinh Apollo English giao lưu cùng nhiếp ảnh gia đến từ National Geographic Learning mùa hè 2018 |
- Tại sao Apollo lại có ý tưởng kết hợp cùng National Geographic Learning để ra mắt chương trình tiếng Anh hè hấp dẫn như vậy?
Chúng tôi có những chuyên gia ngôn ngữ hàng đầu làm việc nhiều năm trong ngành giáo dục. Các chuyên gia của chúng tôi đã nhận ra một điều rằng, một đứa trẻ được phát triển toàn diện khi chúng có kiến thức về thế giới xung quanh, có khả năng biểu đạt cảm xúc tốt và có có những hiểu biết nhất định về xã hội.
Câu hỏi đặt ra là cần có một chương trình học tập đủ thú vị để có thể khuyến khích trẻ học tập hiệu quả mà vẫn có một mùa hè hứng khởi. Chúng tôi đã cân nhắc nhiều đối tác trước khi quyết định National Geographic Learning là đối tác chiến lược. Đây cũng là nhà xuất bản hàng đầu thế giới có chung quan điểm và tầm nhìn với chúng tôi đó là “Đào tạo công dân toàn cầu và thúc đẩy sự thịnh vượng”.
 |
Lịch trình của trẻ sẽ đầy ắp các hoạt động lý thú, bổ ích cùng bạn bè và thầy cô nước ngoài từ 8:00 - 17:00 suốt các ngày từ thứ 2 - thứ 6 trong hè |
- Một mùa hè đang đến gần, bà muốn nói điều gì với các phụ huynh để có thể lên kế hoạch hè hiệu quả nhất cho con.
Không giống với người lớn, trẻ học khi chơi và học hiệu quả nhất khi trẻ vui vẻ và ham thích. Mùa hè là thời gian tuyệt vời cho trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí sau một năm học. Chương trình “So Wow This Summer” của Apollo sẽ mang đến cho trẻ một mùa hè tràn đầy niềm vui, tiếng cười và sự thoải mái. Kết hợp với rất nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới của National Geographic Learning… mùa hè năm nay tại Apollo sẽ rất đặc biệt.
- Xin cảm ơn bà và xin chúc Apollo English một mùa hè thật WOW!
Nhân dịp ra mắt chương trình “So Wow This Summer”, học viên sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt và quà tặng giá trị khi đăng ký từ tháng 3 Tham khảo tại: http://learning.apollo.edu.vn/tieng-anh-tre-em/tieng-anh-he-so-wow-this-summer.html Hotline: 1800 6655 |
Doãn Phong
" alt="Khám phá thế giới ngay tại Apollo English"/>
Khám phá thế giới ngay tại Apollo English