Nhiều vấn đề trong quản lý trò chơi điện tử trên mạng
Việt Nam hiện có nhiều vấn đề tồn tại đối với việc quản lý hoạt động cung cấp trò chơi điện tử trên mạng. Một trong những lỗ hổng lớn cần phải giải quyết là hoạt động khuyến mại trong lĩnh vực trò chơi điện tử. Thực tế cho thấy,ơigamephảicungcấphọtênkhôngđượcmuabánvậtphẩmảlịch thi đấu bóng đá aff cup việc quản lý hoạt động này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều bất cập.
Qua rà soát, kiểm tra Cục PTTH&TTĐT (Bộ Thông tin & Truyền thông) phát hiện một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng có dấu hiệu lợi dụng các chương trình khuyến mại (quay số may rủi) để thực hiện hành vi trả thưởng cho người chơi game.
Hoạt động này được thực hiện dựa trên các chương trình khuyến mại cho game đã được cấp phép theo quy định. Hành vi này đặc biệt phổ biến ở các game bắn cá. Đây thực chất là một hình thức đổi thưởng để thu hút người chơi, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành.
Việc lợi dụng các chương trình khuyến mại (quay số may rủi) để thực hiện hành vi trả thưởng cho người chơi game khiến khiến người dân liên tưởng đến "bóng ma" Rikvip quay trở lại. Ảnh: Trọng Đạt |
Đối với giải đấu thể thao điện tử, trong thời gian qua, cơ quan chức năng cũng ghi nhậnmột số doanh nghiệp tự đứng ra tổ chức một số giải thi đấu thể thao điện tử, chủ yếu là các trò chơi điện tử trên mạng.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có hướng dẫn về việc tổ chức các giải đấu, trách nhiệm quản lý và triển khai của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Quy định này nhằm bảo đảm kiểm soát các vấn đề tiêu cực phát sinh về nội dung game, quay số trúng thưởng, trao thưởng.
Đáng chú ý khi trong số các game vi phạm, có rất nhiều game cờ bạc đổi thưởng, game bạo lực, dung tục, có nội dung nhạy cảm về chính trị, về chủ quyền biển đảo, xuyên tạc lịch sử,… Phần lớn các game này đến từ các nhà phát hành game Trung quốc.
Trong bài viết trước, VietNamNet cũng đã đề cập tới tình trạng phổ biến của các tựa game lậu tại thị trường Việt Nam. Đây đều là những tựa game không cấp phép và tự phát hành lậu trên các kho ứng dụng dùng cho di động.
Quản lý chặt vật phẩm, tài sản ảo trong game
Nhằm tạo hành lang pháp lý phù hợp hơn với thực tế, khắc phục những tồn tại, hạn chế như đã nêu trên, Bộ TT&TT đang đề nghị Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP (Nghị định 72/2013) về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Đáng chú ý khi một nửa nội dung của Nghị định này sẽ bao gồm các điều khoản sửa đổi, bổ sung đối với những quy định về việc quản lý hoạt động của các trò chơi điện tử trên mạng.
Trong đó sẽ bao gồm chính sách quy định về cấp phép phát hành trò chơi điện tử trên mạng; thúc đẩy, khuyến khích phát triển, phổ biến game giáo dục và quy định về cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định mới cũng bổ sung quy định điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ qua kho ứng dụng và đưa ra chính sách giúp tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới.
Sẽ có những quy định cụ thể yêu cầu người chơi game phải cung cấp họ tên. Người chơi cũng sẽ không được tự mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng. |
Dự thảo nêu rõ, khi tạo tài khoản sử dụng trò chơi điện tử G1, người chơi phải cung cấp những thông tin cá nhân như Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ đăng ký thường trú; số Chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp; số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp người chơi dưới 14 tuổi và chưa có Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, người giám hộ hợp pháp của người chơi quyết định việc đăng ký thông tin cá nhân của mình để thể hiện sự đồng ý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký.
Đáng chú ý khi phần bổ sung, sửa đổi Điều 34c của Nghị định 72/2013 về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng có quy định:
Doanh nghiệp phát hành trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt, cấp phép. Không được gắn chương trình khuyến mãi có thưởng vào trong các trò chơi điện tử.
Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định mới cũng đề ra quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Trọng Đạt