- Hai gương mặt Nguyễn Lê Hà và Hoàng Thị Trang - lớp 12C3 Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) đã đạt giải Nhất quốc gia môn Địa lí năm nay với số điểm 17/20.
- Hai gương mặt Nguyễn Lê Hà và Hoàng Thị Trang - lớp 12C3 Trường THPT Phan Bội Châu (Nghệ An) đã đạt giải Nhất quốc gia môn Địa lí năm nay với số điểm 17/20.
Ngay trung tâm sầm uất TP.HCM, chung cư Nguyễn Công Trứ , P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 được xây dựng từ trước năm 1975. Xây dựng trên khu đất có diện tích đất chỉ 268m2, đây là nơi sinh sống của 28 hộ gia đình.
Có tuổi thọ hơn 40 năm, hệ thống kỹ thuật của chung cư Nguyễn Công Trứ hiện đã quá xuống cấp, nhiều hạng mục hư hỏng nặng, môi trường vệ sinh ẩm thấp khiến cho chất lượng cuộc sống của những cư dân tại đây không được đảm bảo, tâm trạng bất an.
![]() |
Hàng lang chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1. |
Sống tại căn hộ 25, tầng 2 chung cư Nguyễn Công Trứ mấy chục năm qua, bà Trần Thị Mỹ Lệ cho hay, cơ sở vật chất của toà nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt mảng tường ngoài ban công có nhiều vết nứt hiện rõ.
“Thỉnh thoảng, nằm trong nhà nghe cái rầm chạy ra thì thấy trần nhà rơi xuống, nhất là những khi trời mưa, không ai dám ra ban công vì sợ sập lúc nào không hay. Còn bình thường chỉ dám ra phơi đồ rồi chạy vội vào, sống ngày nào lo lắng ngày đó”, bà Lệ nói.
![]() |
Bê tông bị bong tróc, lộ lõi thép tại chung cư Nguyễn Công Trứ. |
Men theo dãy hành lang tối với đồ đạc để lộn xộn hai bên, PV VietNamNetgặp ông Nguyễn Hoàng Hùng, cư dân tại tầng 4 chung cư. Ông Hùng chia sẻ, hiện tại trong chung cư có nhiều trường hợp 1 căn hộ 30-40 m2 có tới 2-3 gia đình sống chung. Đáng nói, có những gia đình sống trong phòng trước đây là nhà vệ sinh, sau đó cải tạo lại thành phòng để ở, chật chội, bí bách vô cùng.
![]() |
Đây là căn phòng của một hộ gia đình được cải tạo từ nhà vệ sinh. |
“Mỗi khi trời mưa, mùi hôi thối bốc lên rất kinh khủng. Mặc dù sống ngay trung tâm thành phố hiện đại thế nhưng điều kiện sống của các cư dân nơi đây rất tệ”,bà Tài Thị Hiệp, cư dân tại tầng 1 chung cư Nguyễn Công Trứ cho biết thêm về trình trạng xuống cấp của chung cư.
![]() |
Căn hộ chưa đầy 40m2 này tại chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 là nơi sinh sống của 2 gia đình. |
![]() |
Lối đi chung cư Nguyễn Công Trứ, Q.1 được ngăn ra, là nơi sinh sống của hai người vô gia cư. |
Tương tự, cũng nằm ngay trung tâm Q.1, chung cư Lê Thị Riêng hiện đang trong tình trạng xuống cấp khiến các cư dân tại đây bất an.
Chỉ vào các bức tường đầy rong rêu và loang lổ các vết thấm nước, cư dân ở đây cho hay tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục, lối lên xuống cầu thang lúc nào cũng có nước dột, phải lau liên tục.
![]() |
Bức tường chi chít vết thấm và nứt tại chung cư Lê Thị Riêng, Q.1. |
Ông Vũ Đức Minh Phú, cư dân ở tầng 2 chung cư Lê Thị Riêng cho hay, hệ thống điện của chung cư không đảm bảo ở mức cơ bản. Lối đi ở tầng trệt luôn trong tình trạng tối om, có căn hộ không có ánh sáng tự nhiên, phải bật đèn 24/24. Tường bị thấm nước lâu ngày, gõ tay vào nghe tiếng lộp cộp không biết đổ sập lúc nào?
Di dời chậm trễ, không đồng nhất
Là chung cư được xác định cấp D, tức nguy hiểm cần di dời khẩn cấp nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho cư dân, tuy nhiên chung cư Trúc Giang nằm trên đường Lê Văn Linh, Q.4 mới chỉ di dời được khoảng 10/100 hộ dân.
Cầm quyết định phê duyệt bố trí tạm cư tại địa chỉ mới, bà Thành mừng rỡ cho biết, cuối cùng gia đình bà cũng được chuyển đến chỗ ở mới. Nhiều năm qua, gia đình bà Thành phải sống trong nơm nớp, lo sợ toà nhà sập. Ngoài ra, tình trạng rỉ nước, bốc mùi hôi thối do rò rỉ đường ống thoát nước ảnh hướng đến sức khoẻ.
Theo một số hộ dân khác ở chung cư Trúc Giang, trong thời gian chờ cải tạo chung cư, họ đã đăng ký tạm cư nhưng vẫn chưa được giải quyết. Vì không có điều kiện thuê nhà nên những hộ dân vẫn phải tiếp tục cuộc sống trong chung cư xuống cấp này.
![]() |
Dù đã xuống cấp nghiêm trọng, tại chung cư Trúc Giang vẫn còn nhiều hộ dân chưa được bố trí tạm cư. |
Tính đến năm 2016, trên địa bàn TP.HCM có 474 chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Phần lớn những chung cư này đã xuống cấp, hư hỏng. Không được bảo trì, sửa chữa nên ảnh hướng đến kết cấu chịu lực công trình, không đảm bảo an toàn.
Theo UBND TP.HCM, tình trạng pháp lý sở hữu căn hộ tại những chung cư này phức tạp, vừa có sở hữu riêng của tư nhân, sở hữu nhà nước cho thuê, lấn chiếm, chuyển nhượng sang tay bất hợp pháp. Hầu hết các hộ dân trong chung cư đều là người có thu nhập thấp.
Giai đoạn 2016 – 2019, TP.HCM đã tháo dỡ 9 chung cư cũ (3 chung cư cấp D) và sửa chữa, cải tạo 116 chung cư. Tổng cộng đã cải tạo, sửa chữa hoặc đã tháo dỡ chuẩn bị khởi công 125/237 chung cư, đạt tỷ lệ 52,74% so với mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020.
Năm nay, TP.HCM phấn đấu hoàn tất cải tạo hoặc tháo dỡ đầu tư xây mới 114 chung cư. Trong đó, hoàn tất di dời tại 9 chung cư cấp D để tháo dỡ đầu tư xây mới, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra.
Mặc dù UBND TP.HCM đã có cơ chế, giải pháp như ban hành tiêu chí điều chỉnh tăng chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại chung cư cũ và phân cấp cho UBND quận thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn.
Những chung cư có kết quả kiểm định không phải cấp D nhưng đã xuống cấp cần tháo dỡ để xây mới, theo quy định có 2 phương án giải quyết, đó là phải có 100% chủ sở hữu đồng ý tháo dỡ, xây dựng mới hoặc triển khai như một dự án đầu tư xây dựng thông thường theo phương thức chỉnh trang đô thị.
Trong khi phương án 1 rất khó đạt được thì phương án 2 lại mất nhiều thời gian để nhận được sự đồng thuận của người dân trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Ngoài bất cập trong việc bố trí quỹ nhà tạm cư tại khu vực có chung cư cũ, vướng mắc khác là UBND TP.HCM không kêu gọi được nhà đầu tư xây mới chung cư cũ. Bởi phần lớn chung cư cấp D có diện tích đất nhỏ (dưới 1.000m2), nếu xây mới thì quy mô công trình mới không đủ để bố trí tái định cư tại chỗ và thu hồi vốn.
Giải pháp là cần phải mở rộng ranh, trong đó nếu kế cận các khu đất công sản thì có thể thực hiện. Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, trình tự thủ tục để sử dụng, giải phóng mặt bằng các khu đất công là rất lâu.
Sống trên các tầng cao nhà chung cư nhưng nhiều hộ dân vẫn phải vất vả tát nước ra khỏi căn hộ khi trời mưa lớn. Chuyện lạ này xảy ra tại chung cư Tecco Town Bình Tân, quận Bình Tân, TP.HCM.
" alt=""/>Sống trong nhà vệ sinh, lối đi ở chung cư ‘chờ sập’ ngay trung tâm TP.HCMNội dung phim chưa tiết lộ rõ nhân vật Đông sống chết ra sao. Tuy nhiên, những người có mặt ở bệnh viện như bố Đông, trưởng công an xã Nam đều rơm rớm nước mắt.
![]() |
Đông gặp nguy hiểm chưa rõ sống chết ở tập 29 bộ phim. |
Trên trang cá nhân, Phùng Đức Hiếu cũng chia sẻ lại hình ảnh nhân vật Đông nằm hấp hối trước khi được đưa đi cấp cứu.
Nam diễn viên úp mở: "Tạm biệt anh em đồng đội, người dân Tân Xuân! Cảm ơn tất cả, sẽ nhớ mãi những kỷ niệm đẹp cùng cô bán quạt, sự chăm sóc, quan tâm của anh Nam và Hoàng! Rất vui vì trong thời gian qua được khán giả yêu mến".
![]() |
Nam khóc vì đồng nghiệp gặp nguy hiểm sau khi cứu mình. |
Ngay lập tức, dòng chia sẻ của diễn viên Đức Hiếu nhận được sự quan tâm rất lớn của khán giả. Nhiều người suy đoán, trong tập tối nay Đông sẽ chết.
Ở phần bình luận, dàn bạn diễn trong phim Phố trong làngcũng trêu đùa bạn diễn một cách hóm hỉnh.
Diễn viên Minh Thu (vai Hải - người yêu Đông) chia sẻ: "Tỉnh lại đi anh Đông, em hứa không đòi chia tay nữa, em hứa không mè nheo, không xấu tính, không bắt nạt anh nữa".
Diễn viên Duy Khánh (vai Hoàng) cũng nói: "Mọi người thả 1000 trái tim để anh Đông hồi sinh nào".
Trong khi đó, Phạm Anh Tuấn (vai Nam) hóm hỉnh bình luận: "Em yên tâm hứa sẽ coi bác Sơn như bố và Hoàng sẽ coi cô Hải như ……à mà thôi nhắm mắt lại đi em".
![]() |
Khán giả đòi đạo diễn không được để Đông chết. |
Về phía khán giả, phần lớn mọi người không muốn Đông chết. Nếu nhân vật này chết thật, nhiều khán giả đòi bỏ phim.
"Trong phim này thích mỗi anh Đông thôi, anh đừng chết mà", "Anh Đông mà chết chắc nghỉ xem phim này mọi người ơi", là những bình luận của khán giả khi biết tin Đông có thể sẽ chết trong tập tối nay 21/12.
Nhiều khán giả còn đòi tìm trang cá nhân của đạo diễn Mai Hiền để yêu cầu "không cho Đông chết".
![]() |
Nhân vật Đông được nhiều khán giả yêu mến. |
Phim Phố trong lànglà bộ phim về đề tài nông thôn xoay quanh cuộc sống và công việc của 3 chàng công an xã chính quy. Tuy không phải là nhân vật chính nhưng Đông (Đức Hiếu) lại nhận được nhiều tình cảm của khán giả nhờ vẻ ngoài điển trai, tính tình ngây ngô, đáng yêu.
Liệu Đông có chết thật như lời đồn đoán của khán giả, tập 30 Phố trong làngsẽ lên sóng tối 21/12 trên VTV1.
Hà Lan
Ở tập 30 Phố trong làng, Đông phải nhập viện cấp cứu vì đỡ thay Nam nhát dao.
" alt=""/>Khán giả đòi bỏ xem Phố trong làng nếu Đông chếtĐường sắt từ ga Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc có nhiều đoạn chạy len lỏi trong lòng các khu dân cư Thủ đô.
Người dân sống ở đây có không gian sống vô cùng chật hẹp khi khoảng cách từ nhà tới đường ray chỉ khoảng 1 mét. Bởi vậy, khi tàu chạy qua, tiếng ồn, sự rung lắc và cả nguy hiểm là điều khó tránh khỏi.
![]() |
Người dân con phố hai bên đường tàu qua đường Điện Biên Phủ đã quen với không gian sống không được thoải mái của mình. |
![]() |
Mọi sinh hoạt từ nấu nướng, giặt giũ, rửa bát ... đều được người dân thực hiện bên đường tàu chạy. Tất cả đã trở thành thói quen bình thường trong cuộc sống của họ. |
![]() |
Họ chấp nhận nó như một phần vốn dĩ trong cuộc sống của mình. |
![]() |
Nhịp sống thường nhật trên đường tàu số 8 Điện Biên Phủ vẫn trôi qua dù mối nguy hiểm từ đường ray vẫn rình rập họ mỗi ngày. |
![]() |
Mọi hoạt động, từ lao động kinh doanh … |
![]() |
... cho tới những sinh hoạt đời thường đều được người dân thực hiện sát bên đường ray tàu hỏa. |
![]() |
Những gánh hàng rong cũng thường xuyên xuất hiện trên đường tàu cắt phố Điện Biên Phủ. |
![]() |
Trên khu chắn tàu Trần Phú, các hoạt động kinh doanh, mua bán của người dân vẫn diễn ra bình thường. |
![]() |
Kể cả những quán “trà đá vỉa hè” cũng giành một chỗ trên đoạn đường tàu chật hẹp chạy qua con phố Phùng Hưng. |
![]() |
Mọi thứ đều diễn ra bình thường bởi họ đã quen với giờ tàu chạy, mỗi ngày có khoảng 10 chuyến tàu qua lại. |
![]() |
Họ đã quen sống với không gian náo nhiệt ồn ào và chật hẹp mà những toa tàu mang đến. |
![]() |
Khi tàu tới, người dân sẽ vào trong nhà. Khi tàu qua, họ sẽ quay trở lại với công việc cũ. Bởi đã quen với lịch tàu chạy nên những người sống ở đây không coi đó là một mối nguy hiểm lớn. |
![]() |
Khói bụi và tiếng ồn cũng chính là yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người già và trẻ nhỏ nơi đây. |
![]() |
Nếp sống của cả phố, từ thế hệ này qua thế hệ khác ... |
![]() |
Chị Thủy, một người thuê nhà sống cạnh đường tàu cắt Điện Biên Phủ cho hay: “Đường tàu hẹp nên cũng có khi tàu đi qua cuốn theo xe máy để bên đường. Nhưng người thì biết tránh. Tôi không thấy có gì nguy hiểm cả. Mọi người ở đây cũng vậy, đã quen với giờ tàu chạy. Tàu đến thì mọi người tránh đi, cả trẻ con chúng nó cũng biết”. |
Bài và ảnh: Đặng Hương
" alt=""/>Cuộc sống xung quanh phố đường tàu ở Hà Nội