Tại cuộc họp báo trực tuyến về ấn bản lần thứ 20 của báo cáo To Walk the Earth in Safety (Dạo bước an toàn trên Trái đất),ệtNamcóbướctiếnvượtbậctrongvấnđềràphábommìmc vs arsenal ông Jerry Guilbert có những chia sẻ về bước tiến lớn Việt-Mỹ trong vấn đề rà phá bom mìn. Ông nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam đã trở thành đối tác rất quan trọng của Mỹ trong việc giải quyết các di chứng của chiến tranh, không chỉ trong rà phá bom mìn chưa nổ mà còn trong giải quyết vấn đề quân nhân mất tích kể từ khi kết thúc chiến tranh, chất da cam... | Rà phá bom mìn tại tỉnh Quảng Trị |
Đặc biệt trong vấn đề rà phá bom mìn, Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm qua. Ông Jerry Guilbert dẫn thực tế rằng, trong vài năm trở lại đây, tại tỉnh Quảng Trị không hề có trường hợp tử vong nào xảy ra do vật liệu chưa nổ. “Như bạn có thể biết, Quảng Trị là nơi bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tỉnh này từng bị ném bom rất, rất nặng nề, và hiện tại vẫn còn rất nhiều vật liệu chưa nổ. Chính quyền tỉnh Quảng Trị đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc áp dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật mới, mang tính sáng tạo để xử lý bom mìn. Đến thời điểm này, chúng ta đang thực sự đi đúng hướng để biến Quảng Trị thành một địa phương không còn bị ảnh hưởng bởi bom mìn vào cuối năm 2025, đồng nghĩa với việc sẽ không còn một mối đe dọa bom mìn nhân đạo nào tại tỉnh Quảng Trị đối với các hoạt động sinh hoạt bình thường hàng ngày”, Giám đốc Chương trình loại bỏ và giảm thiểu vũ khí nói. Ông cho biết, thực tế mới chỉ vài năm trước, Quảng Trị từng là tỉnh bị ô nhiễm bom mìn nặng nề nhất, với các trường hợp thương vong thường xuyên xảy ra. “Mục tiêu biến Quảng Trị thành tỉnh không còn bị ảnh hưởng của bom mìn hiện đang ở trước mắt, và đích đến đang nằm trong tầm tay thực sự là một câu chuyện thành công rất lớn đối với cả người dân Việt Nam và Chính phủ Mỹ”, ông nhấn mạnh. To Walk the Earth in Safety (Dạo bước an toàn trên trái đất) là báo cáo thường niên về các hoạt động hỗ trợ phá hủy vũ khí thông thường của Mỹ trên toàn cầu. Kể từ năm 1993 đến nay, Mỹ đã cung cấp hơn 665 triệu USD trong khuôn khổ chương trình để giúp các quốc gia trong khu vực tiến hành rà phá bom mìn chưa nổ, hướng dẫn những người sống gần bom mìn biết cách giữ an toàn, giúp người sống sót sau tai nạn bom mìn phục hồi từ thương tật và tăng cường năng lực cho các chính phủ đối tác của Mỹ nhằm kiểm soát nguy cơ về lâu dài từ bom mìn và vật nổ. Bảo Đức Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ 'ước có thể đến Việt Nam sớm hơn'Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien hôm nay (22/11) đã giao lưu với sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh của Học viện Ngoại giao cũng như trao đổi nhanh với nhóm báo chí. |