Kể từ khi chính thức ra mắt vào ngày 29/9/2017, dịch vụ Samsung Pay đã có 100.000 người đăng ký, và trên 50.000 giao dịch đã được thực hiện.
Samsung Pay hiện đang được hỗ trợ trên các dòng điện thoại: Galaxy A 2016, A5, A7, S6, S6 edge, S7, S7 edge, S8, S8+, Note8 và Note FE mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho người dùng ở những phân khúc khác nhau.
Samsung đồng thời đã và đang hợp tác với các đối tác chiến lược như NAPAS, VISA và MasterCard; các ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, Sacombank, BIDV, Shinhan Bank, Citi Bank, AB Bank nhằm mang lại nhiều tiện ích cho người dùng. Danh sách các đối tác sẽ còn nhiều hơn trong thời gian tới...
“Hệ sinh thái” nhanh thích nghi và mở rộng
Để giải pháp thanh toán di động mới vận hành hiệu quả cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng của một hệ sinh thái mở rộng bao gồm các ngân hàng, các đơn vị trung gian thanh toán, các công ty Fintech và các điểm bán lẻ nhằm mang lại sự linh hoạt, dễ dàng và nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng trong khi vẫn đảm bảo tính an toàn trong thanh toán. Và tình hình thực tế cho thấy, việc kết hợp này đang diễn ra thuận lợi và chặt chẽ.
Samsung Pay liên tục mở rộng các dịch vụ thanh toán, bao gồm thẻ quà tặng.
Tính năng khách hàng thân thiết đã được thêm vào với hơn 110 cửa hàng tham gia chương trình Thẻ quà tặng của Samsung Pay và hơn 140 nhà bán lẻ tham gia chương trình thẻ thành viên và thẻ tín dụng cho khách hàng thân thiết. Người tiêu dùng còn có thể tải ứng dụng và lưu trữ các khách hàng thân thiết vào Samsung Pay và tính năng thành viên mới đăng kí có thể được sử dụng để lưu trữ các loại thẻ khác như bảo hiểm và thẻ căn cước để giữ an toàn.
Chính sách nhà nước cũng đã hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động dịch vụ Samsung Pay nói riêng cũng như phương thức ví điện tử và thanh toán di động nói chung. Với rất nhiều những điều kiện và lợi thế sẵn có, không khó nhận ra Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành một thị trường lớn trong việc thanh toán di động và hướng tới trở thành “quốc gia không tiền mặt”.
Tại Nam Phi, kết quả kinh doanh khởi sắc bất thường, số phiên truy cập website tăng 936% trong tháng 11. Điều này phản ánh xu hướng ưa chuộng thương mại điện tử quốc tế ngày càng bùng nổ của quốc gia, với 43% dân số ở độ tuổi trưởng thành mua sắm trực tuyến các sản phẩm nước ngoài. Với lượng truy cập nhìn chung tăng vọt vào tháng 11, không có gì đáng ngạc nhiên khi Black Friday là ngày có số giao dịch được thực hiện lớn. Các số liệu cung cấp đưa ra một cái nhìn tổng quan ấn tượng về cơn sốt mua sắm diễn ra trên toàn cầu. So với số giao dịch trung bình diễn ra vào tất cả các ngày khác trong năm, số lượt mua hàng của Nam Phi trên website của Picodi đã tăng 16.226%, nhiều hơn gấp đôi so với bất kỳ quốc gia nào khác. Số lượng giao dịch của Hy Lạp đã tăng khoảng 7.293% so với mức trung bình hàng ngày. Trong khi đó, số lượt mua hàng ở Pakistan, Mêhicô và Nigeria cũng tăng từ 3.000 - 4.400%.
评论专区