Nữ sinh mồ côi định từ bỏ ĐH Y Hà Nội được giúp đỡ hơn 260 triệu
Nhờ tiếp sức của bạn đọc VietNamNet,ữsinhmồcôiđịnhtừbỏĐHYHàNộiđượcgiúpđỡhơntriệam duong lich Giang có kinh phí để nhập học. |
Ngoài ra, rất nhiều tổ chức, cá nhân hứa sẽ tài trợ ăn ở và đóng tiền học phí cho em trong thời gian theo học tại Trường ĐH Y Hà Nội.
"Em không nghĩ bản thân mình nhận được nhiều sự quan tâm của nhà hảo tâm, chỉ sau một ngày Báo VietNamNet đăng tải em được giúp đỡ hơn 300 triệu đồng. Với số tiền này đã đủ cho em trang trải mấy năm học đại học nên em xin ngừng nhận giúp đỡ để nhường lại cho các hoàn cảnh khó khăn khác.
Qua đây, em xin cảm ơn Báo VietNamNet, các nhà hảo tâm, lãnh đạo địa phương đã quan tâm, giúp đỡ em được đến trường" - Trà Giang xúc động nói và cho biết em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt.
Trước đó, ngày 26/9, sau khi biết đến hoàn cảnh em Giang trên báo VietNamNet, lãnh đạo Tỉnh ủy Hà Tĩnh cùng Hội Khuyến học tỉnh đã đến động viên, thăm hỏi nữ sinh Nguyễn Thị Trà Giang. Quỹ khuyến học của Hà Tĩnh sẽ hỗ trợ cho Trà Giang 2,5 triệu đồng/tháng trong vòng 4 năm học.
Ông Nguyễn Văn Huấn (60 tuổi) - người nuôi dưỡng và cũng là cậu ruột của Trà Giang cho biết: "Với số tiền trên, chúng tôi sẽ nộp học phí cho cháu năm đầu và tiền sinh hoạt hàng tháng, còn lại gửi tiết kiệm đứng tên Giang để trang trải các năm học tiếp theo".
Nguyễn Thị Trà Giang (SN 2003, trú thôn Quyết Tiến, xã Đồng Môn, thành phố Hà Tĩnh, Hà Tĩnh) là nhân vật trong bài viết “Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc” đăng trên báo VietNamNet ngày 26/9.
Bố đột ngột qua đời từ khi mới 1 tuổi nên Trà Giang chưa kịp nhớ mặt bố. Hai mẹ con em vào Gia Lai kiếm sống. Thế nhưng, trong một lần trên đường đi làm về, mẹ Giang bị tai nạn giao thông nghiêm trọng và không qua khỏi.
Mới có 5 tuổi, Trà Giang đã mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Được người cậu đón về Hà Tĩnh chăm sóc, Giang đã nỗ lực vượt khó để vươn lên. Trong 12 năm liền, em là học sinh giỏi toàn diện, nhiều lần giành giải 3 học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học từ lớp 9 đến lớp 12.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Trà Giang đạt 26,1 điểm ở tổ hợp khối B00 (môn Sinh 9 điểm, môn Toán 8,4, môn Hóa 8,5 điểm), cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.
Với điểm số trên, Trà Giang trúng tuyển vào ngành điều dưỡng của Trường Đại học Y Hà Nội.
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND xã Đồng Môn cho biết ở địa phương hiếm có trường hợp nào như Trà Giang, mồ côi cha mẹ nhưng vượt lên nghịch cảnh để học giỏi.
Đậu Tình
Nữ sinh mồ côi định bỏ ĐH Y Hà Nội để học nghề làm tóc
Bố mẹ mất từ khi mới 5 tuổi, Trà Giang được cậu mợ đưa về nuôi dưỡng. Sống trong cảnh nghèo khổ song Giang luôn nỗ lực và vừa trúng tuyển vào Trường Đại học Y Hà Nội.
相关文章
Chủ tiệm massage bị streamer hành hung vì ngăn không cho livesteam (Ảnh: Chaiyot Pupattanapong).
Tuy nhiên, vào thời điểm xảy ra sự việc, streamer ngày tỏ ra quá đáng khi xông vào bên trong, vén tấm rèm nơi có một vị khách đang được massage bên trong rồi ghi hình. Điều này đã khiến vị khách bị giật mình nên cô Narin buộc phải ngăn chặn.
Chủ cơ sở massage đã cảnh báo, dùng tay đẩy chiếc điện thoại và streamer ra xa. Tuy nhiên, người này lại tiến tới túm lấy cánh tay và kéo cô ngã xuống đất, khiến Narin bị trật khớp vai.
Không những vậy, khi bạn trai người Hàn Quốc của cô đến can ngăn thì bị người này làm gãy mũi. Khi cảnh sát có mặt và bắt giữ, streamer mới ngưng livestream.
Đại sứ Hàn Quốc tại Thái Lan đã đưa ra thông báo liên quan đến sự việc, đồng thời, kêu gọi người Hàn đang cư trú hoặc du lịch tại Thái Lan cần thận trọng hơn.
"Việc ghi hình lại các cơ sở tư nhân như tiệm massage hoặc câu lạc bộ mà không được sự đồng ý của chủ tiệm, có thể gây ra các tranh chấp không cần thiết và dẫn đến trách nhiệm dân sự hoặc hình sự", thông báo nêu rõ.
Phan Hằng
'/>Ông Yến phải sử dụng khá nhiều sức với chiếc chày nặng 3,5kg dùng giã chè (Ảnh: Hoàng Lam).
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc giã chè, ngay cả con trai 25 tuổi của ông Yến cũng không đủ sức làm. Ông Yến nâng cái chày được làm bằng gỗ nghiến của mình lên, bảo: "Cái chày này nặng 3,5kg. Động tác giã phải nhanh, dứt khoát, đủ mạnh. Người không quen không làm được đâu".
Ở thị trấn Quỳ Hợp, ông Yến không phải là người duy nhất bán chè đâm. Thứ nước giải khát này được kế thừa của đồng bào Thái trên địa bàn huyện. Mặc dù đều chế biến từ lá, cành chè xanh giã nát nhưng mỗi nhà lại có bí quyết riêng, đảm bảo hương vị thơm, ngon, đậm đà, đặc trưng nhất.
Chị Trần Thị Thu An (thị trấn Quỳ Hợp) có một khoảnh vườn chuyên trồng chè, vừa phục vụ nhu cầu uống chè xanh của gia đình, vừa cung cấp cho các cơ sở chế biến chè đâm trên địa bàn.
Theo chị An, chè đâm phải sử dụng loại chè cổ, giống bản địa, không phải là chè công nghiệp. Quá trình chăm sóc chè không được bón phân hóa học hay dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chè trên 30 năm tuổi, trồng ở vị trí thoáng nắng sẽ cho vị ngon nhất.
Chè phải được thu hoạch và sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.
Chè sau khi được lựa chọn kỹ, rửa sạch, đưa vào cối giã. Quá trình giã sẽ được chế thêm nước đun sôi để nguội và đá lạnh nhằm giữ hương vị, màu sắc. Sau khoảng 10 phút, quá trình giã hoàn thành, đến công đoạn pha chế.
Với 7 năm kinh nghiệm chế biến chè đâm, ông Yến cho rằng, để chè giữ đúng vị, màu sắc đẹp phải sử dụng nước mưa đun sôi, để nguội, pha loãng hỗn hợp vừa giã. Nếu sử dụng nước giếng hoặc nước máy, chè sẽ bị bầm, không giữ được màu xanh ngọc.
Ông Yến dùng đũa đánh đều bã chè, hòa tan vào nước. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc lấy nước, bỏ bã.
"Mùa hè, trung bình mỗi ngày tôi giã, bán khoảng trên 100 chai nước, mỗi chai 10.000 đồng, mùa đông khoảng 40-50 chai. Chúng tôi cũng đóng chai, bảo quản trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở thị xã Thái Hòa, Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, nước chè đâm chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng với điều kiện bảo quản mát", ông Yến chia sẻ.
Theo ông Yến, làm chè đâm không cần nhiều vốn, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ trong chế biến. Thứ nước giải khát độc đáo này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.
Anh Ngô Văn Hùng (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, chè đâm là thức uống giải khát được anh và các thành viên trong gia đình sử dụng hàng ngày.
"Nước chè đâm khi chạm môi sẽ có vị đắng, mùi thơm đặc trưng. Nhấp ngụm nước chè, chậm rãi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu. Không chỉ giải khát, nước chè đâm có tác dụng giải rượu rất tốt. Tối có uống nhiều rượu đến đâu, sáng mai làm một cốc chè đâm, tự nhiên thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra", anh Hùng chia sẻ.
Với những người dân sành uống, chè đâm phải được thưởng thức chung với kẹo lạc, cu đơ. Vị ngọt, chát, thơm, bùi của chè đâm sẽ "dậy" hơn khi ăn kẹo lạc.
'/>Thanh Hóa chi hơn 343 triệu đồng thu hút 1 bác sĩ về Trạm Y tế xã Liên Lộc, thuộc Trung tâm Y tế huyện Hậu Lộc (Ảnh: Quang Tiến).
Nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn chi sự nghiệp y tế (kinh phí hỗ trợ chính sách thu hút bác sĩ trình độ cao và các bác sĩ làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập giai đoạn 2021-2025) trong dự toán ngân sách tỉnh Thanh Hóa năm 2024.
Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa giao Sở Y tế, Sở Tài chính chịu trách nhiệm toàn diện về tính pháp lý, thẩm quyền phê duyệt của nội dung tham mưu, thẩm định, số liệu báo cáo và việc đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo đúng quy định.
Sở Tài Chính phối hợp với Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa thực hiện các thủ tục nghiệp vụ hỗ trợ kinh phí cho Sở Y tế, đảm bảo theo đúng quy định hiện hành; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định đối với kinh phí hỗ trợ hàng tháng năm 2025 theo quy định, kịp thời tham mưu đề xuất, báo cáo nếu có khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
Sau khi kinh phí hỗ trợ được cấp vào tài khoản, Sở Y tế có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí được giao đúng chế độ, chính sách, công khai, minh bạch, chống thất thoát, lãng phí.
Đồng thời, Sở Y tế thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng chính sách và thực hiện thanh quyết toán theo đúng quy định; có trách nhiệm chủ động theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và giải quyết các công việc liên quan đến tổ chức thực hiện.
'/>Lý giải con đường lây truyền Covid
Dự báo nhiều ngành nghề gia tăng tuyển dụng lao động (Ảnh: Nguyễn Vy).
Về thị trường lao động trong quý IV, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo 51,68 triệu người có việc làm, tăng 116.000 người so với quý III. Trong đó, ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế; sản xuất sản phẩm từ cao su; chế biến thực phẩm có nhu cầu tăng tuyển dụng.
Ngược lại, 3 ngành như khai thác than, sản xuất thiết bị điện, nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản được dự báo sẽ giảm nhu cầu tuyển dụng trong quý IV.
Tích cực tham gia vào các phiên giao dịch việc làm, bà Hoàng Thị Lan, Trưởng phòng tuyển dụng của tập đoàn bán lẻ của Nhật Bản (Hà Nội) cho biết, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng 400 lao động với nhiều vị trí khác nhau dịp cuối năm.
Trong đó, vị trí được tuyển dụng nhiều nhất là nhân viên bán hàng, thu ngân, kế toán, nhân viên chăm sóc khách hàng, bảo vệ... với mức tiền lương cơ bản dao động trong khoảng 6-8 triệu đồng/tháng, chưa kể tăng ca.
Theo bà Lan, với các vị trí đòi hỏi lao động có kinh nghiệm, tay nghề thu nhập có thể lên tới 10-13 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, công ty còn hỗ trợ 1 bữa ăn ca, chế độ thưởng đạt doanh số, thưởng ngày lễ, Tết, áp dụng chế độ làm việc theo đúng Bộ Luật lao động.
Dự báo thiếu hụt lao động chất lượng cao
Trao đổi về thị trường lao động Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, có rất nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí hấp dẫn trong những tháng cuối năm. Đây là giai đoạn cao điểm về tuyển dụng cho các ngành bán lẻ, thương mại điện tử và dịch vụ do nhu cầu mua sắm và tiêu dùng tăng cao.
Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dự báo thời điểm cuối năm, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp lên đến 120.000-150.000 vị trí việc làm.
Trong đó, tập trung vào các vị trí như nhân viên bán hàng, dịch vụ, công nhân kỹ thuật, chuyên viên nghiệp vụ, kỹ thuật viên. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể đẩy mạnh tuyển dụng lao động thời vụ để phục vụ cho các chương trình khuyến mãi lớn và sự kiện như Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Bên cạnh đó, ông Thành cho biết, các vị trí tuyển dụng có mức lương dao động 7-15 triệu đồng, song cũng có mức trên 15-20 triệu đồng cho nhóm trình độ cao. Ngoài ra, còn có công việc cho mức dưới 7 triệu đồng cho nhóm lao động bán thời gian.
Bên cạnh những tín hiệu lạc quan của thị trường lao động, ông Vũ Quang Thành cũng chỉ ra những khó khăn hiện hữu của thị trường là thiếu hụt lao động có tay nghề cao. Đây là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tài chính.
Để đáp ứng nguồn lực cho doanh nghiệp sản xuất đơn hàng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ tăng cường kết nối thông tin về việc làm, giới thiệu việc làm cho người lao động, phối hợp địa phương tổ chức điểm, cụm, phiên giao dịch việc làm.
'/>
最新评论