Và đức tính tuyệt vời ấy cũng được thể hiện ngay trong cách mà họ đổ rác: nghiêm ngặt và đầy kỷ luật.
1. Bạn phải phân loại rác và bỏ vào túi theo quy định của chính phủ
Quy định về phân loại ở mỗi nơi có thể khác nhau đôi chút, nhưng nhìn chung người Nhật sẽ chia rác làm 4 loại chính: rác nhựa, rác tái chế, rác đốt được và rác không đốt được.
Điều này đòi hỏi nhiều công sức hơn bạn nghĩ đấy. Ngoài việc nắm rõ các nguyên tắc, bạn cũng nên cẩn thận khi phân loại.
Trên bao bì các sản phẩm đều có ghi các kí hiệu để người dùng có thể dễ dàng phân loại sau khi sử dụng
Ví dụ như một số chai nhựa có phần thân và vỏ nylon ghi nhãn hiệu thuộc loại rác nhựa nhưng nắp chai lại là rác tái chế đấy nhé.
2. Rác cũng phải có nhãn ghi tên đàng hoàng nhé
Sau khi phân loại, phế thải sẽ được bỏ vào các túi do chính phủ phát hành. Mỗi màu tương ứng với một loại riêng và sẽ được công nhân vệ sinh mang đi vào một ngày nhất định trong tuần.
Túi rác trước khi được để ra nơi chuyên dụng sẽ phải gắn biển tên và số nhà của người đổ.
Điều này để phòng khi ai đó nhầm lẫn hay cố tình không phân loại rác, túi rác sẽ không được thu gom và mọi người đều biết ai là người có trách nhiệm với nó. Nếu chủ nhân của chiếc túi cố tình lờ đi thì hoặc hàng xóm sẽ mang tới tận nhà trả lại, hoặc họ sẽ bị "răn đe" bởi chủ đất hoặc thậm chí là cảnh sát.
3. Phế liệu, rác thải ngoại cỡ sẽ được đổ riêng và bạn phải trả thêm phí cho việc này
Ở mỗi nơi, số tiền phải trả sẽ một khác, nhưng đều theo một quy định chung là rác càng to, phí càng lớn. Bạn có thể đăng kí đổ rác ngoại cỡ online hoặc đăng kí trực tiếp tại trụ sở thành phố.
Chẳng hạn như tại Shibuya, Tokyo, bạn mất 400 yên để vứt 1 cái ghế, 1200 yên cho 1 cái đệm và 2000 yên cho 1 cái sofa. Sợ chưa?
4. Đổ rác cũng cần đúng giờ
Và khoảng thời gian này rơi vào đâu đó giữa 8 - 10 giờ sáng. Hãy chú ý nhé, vì nếu bạn lỡ mất khung giờ này thì có thể sẽ phải mang rác về nhà và chờ đến đợt thu gom sau đấy.
Khu đổ rác tập trung
5. Làm sạch... rác trước khi đổ
Đúng rồi đấy bạn không nhầm đâu. Các chai lọ, hộp đựng,... phải được rửa đàng hoàng trước khi vứt đi.
Ở Nhật, tới cả rác cũng sạch
6. Các quy định riêng của từng địa phương
Tùy vào nơi bạn sinh sống, chính quyền địa phương sẽ đưa ra thêm vài điều kiện riêng. Chẳng hạn một số vùng có nhiều quạ, bạn sẽ phải bao cái túi rác của nhà mình bằng một cái túi lưới nữa - để đề phòng rác bị lũ này bới tung tóe lên.
Tuy có phần phức tạp và mất thời gian, nhưng chỉ có như vậy thì việc tái chế và xử lí rác mới hiệu quả và nhanh chóng. Những quy định này có thể rất khắt khe với chúng ta, nhưng người Nhật đã thực hiện chúng từ rất lâu và họ coi đây là một phần rất bình thường của cuộc sống.
Còn bạn, bạn sẽ đồng ý chứ - nếu một ngày chúng ta cũng sẽ phải đổ rác theo nguyên tắc ngặt nghèo như vậy? Ý kiến của bạn là gì, hãy để lại bình luận phía dưới nhé!
Theo GenK
" alt=""/>Xem cách người Nhật đổ rác, bạn sẽ hiểu tại sao cả thế giới phải thán phục quốc gia nàyThực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc ban hành quy định các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán cần ghi rõ trong các hợp đồng cung ứng dịch vụ nội dung cụ thể về trách nhiệm trong việc tiếp nhận thông tin của khách hàng, thời gian xử lý, phương án đền bù đối với các trường hợp phát sinh rủi ro, sự cố trong hoạt động thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rà soát tổng thể các quy định pháp lý liên quan và xây dựng Thông tư số 30/2016 về việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư liên quan trước đó.
Cụ thể, đối với dịch vụ thẻ, Thông tư 30 quy định việc tổ chức phát hành thẻ phải quy định cụ thể về thời hạn chủ thẻ được quyền đề nghị tra soát, khiếu nại (không ít hơn 60 ngày kể từ ngày phát sinh giao dịch đề nghị tra soát, khiếu nại); thời hạn xử lý tra soát, khiếu nại của tổ chức phát hành thẻ (tối đa không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của chủ thẻ đối với thẻ có mã định dạng ngân hàng (BIN) do NHNN cấp…
Trong thời hạn tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho khách hàng, tổ chức phát hành thẻ thực hiện bồi hoàn cho chủ thẻ theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ thẻ hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng thỏa thuận tại hợp đồng.
Trường hợp tổn thất phát sinh do lỗi của các bên liên quan như tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ, tổ chức thẻ quốc tế đơn vị chấp nhận thẻ, bên có lỗi thực hiện bồi hoàn cho tổ chức phát hành thẻ theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
" alt=""/>Để xảy ra rủi ro, tổ chức phát hành thẻ phải bồi hoàn trong tối đa 5 ngàyChủ tịch HĐQT Công ty cổ phần ô tô Bắc Âu chia sẻ: “Chúng tôi rất vinh dự khi trở thành viên của hệ thống Tập đoàn Volvo Car để nhập khẩu và phân phối chính thức ô tô cao cấp thương hiệu Volvo tại Việt Nam. Bắc Âu có lợi thế là Công ty thành viên của Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng Hợp Sài Gòn (Savico) với bề dày kinh nghiệm trên 30 năm kinh doanh và cung cấp tại thị trường Việt Nam, với 27 đại lý ô tô 3S trên toàn quốc, doanh số bán hàng đạt gần 19.000 xe. Kết hợp với niềm tin vào các giá trị của thương hiệu Volvo, chúng tôi tự tin góp mặt vào phân khúc xe cao cấp của thị trường ô tô Việt Nam để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm sản phẩm dịch vụ ô tô cao cấp thương hiệu Volvo từ xứ sở Scandinavia độc đáo và hấp dẫn. Tất cả ô tô cáo cấp mới nhất của Tập đoàn Volvo Car sẽ được nhập khẩu trực tiếp từ Thụy Điển và Châu Âu”.
" alt=""/>Hãng xe sang Volvo chính thức phân phối chính hãng tại Việt NamTuy nhiên, họ không đạt mục tiêu chiếm 12% thị phần smartphone thế giới năm 2015. Doanh số điện thoại Xiaomi tại Trung Quốc quý vừa qua sụt giảm 45%, theo IDC, từ đó khiến giá trị công ty sụt giảm 40 tỷ USD sau 2 năm.
Đáp lại những nghi ngờ nhắm vào Xiaomi, Phó chủ tịch toàn cầu Hugo Barra cho biết mô hình kinh doanh của công ty không phụ thuộc vào doanh số thiết bị cầm tay. Họ cũng không cần gọi thêm vốn và mong chờ những cuộc định giá lên tới 46 tỷ USD như trước đây.
" alt=""/>Xiaomi thừa nhận bán smartphone không lãi một đồng