Hai người bị cách ly bà Phan Thị Hân (SN 1955, mẹ của Thủy) và anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1985, anh trai Thủy), tất cả cùng ngụ khu phố Tân Long, phường Tân Đông Hiệp.
Lý do 2 người này bị cách ly là do có tiếp xúc với Thủy một đêm trước khi cô gái này được đưa đến khu cách ly tập trung tại Trường quân sự tỉnh Bình Dương (phường Phú Hòa, TP Thủ Dầu Một).
Trao đổi với PV, chủ tịch UBND phường Tân Đông Hiệp Võ Văn Giàu cho hay, sau khi đưa 2 người thân đến nơi cách ly, lực lượng chức năng đã tiến hành phun thuốc khử trùng tại căn nhà gia đình Thủy ở và khu vực dân cư xung quanh để phòng chống dịch.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương Huỳnh Thanh Hà, chiều qua Thủy đã chủ động đến BV đa khoa tỉnh để khám sức khỏe, sau đó xin vào khu cách ly tập trung do trước đó đã từ Hàn Quốc trở về.
Thời điểm kiểm tra sức khỏe, Thủy không có biểu hiện bệnh, sức khỏe hoàn toàn bình thường. Đơn vị y tế đã tiến hành điều tra dịch tễ, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm.
Trước đó Thủy lên facebook khoe mình không bị cách ly khi từ Hàn Quốc về |
Trước đó, Thủy gây xôn xao dư luận khi lên facebook phát trực tiếp (livestream) nói mình vừa từ vùng dịch ở Hàn Quốc về, sau đó khoe mình thông minh nên không bị cách ly tại sân bay.
Đoạn livestream của Thủy sau đó lan truyền trên mạng xã hội, vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận.
Biết mình bị chỉ trích, ngày 26/2 Thủy đã đón taxi từ nhà mẹ ruột ở phường Tân Đông Hiệp đi khám sức khỏe rồi xin vào khu cách ly tập trung.
Trong diễn biến liên quan, Sở Y tế Bình Dương vừa ban hành công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế địa phương thực hiện cách ly 14 ngày, theo dõi ít nhất 7 ngày đối với những người từ Hàn Quốc và từ các vùng khác có dịch về Bình Dương.
" alt=""/>Cô gái về từ Hàn Quốc, cách ly tiếp 2 người thân, phun khử trùng nhàThông thường, bệnh cảm cúm có thể hồi phục trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, cúm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim cấp… hoặc gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, sảy thai, thai lưu, sinh non.
Viêm gan A, B
Virus viêm gan B lây truyền từ người sang người qua 3 con đường chính là qua máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Nếu không được kiểm soát, viêm gan B có thể gây biến chứng nguy hiểm như xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Virus viêm gan A lây truyền từ người sang người qua đường tiêu hóa. Có đến 90% người mắc bệnh viêm gan A không có triệu chứng rõ ràng. Đây là nguyên nhân gây tổn thương tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan.
Sởi
Là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, khi mắc có dấu hiệu sốt cao, nhức mỏi, mắt đỏ, mũi chảy dịch, đau họng, có nốt phát ban đỏ li ti, nốt phát ban thường mọc ở mặt, vai gáy rồi lan ra khắp cơ thể.
Thông thường, bệnh kéo dài từ 7-10 ngày. Những người có sức đề kháng suy giảm dễ gặp các biến chứng như tiêu chảy cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, mù lòa, viêm cơ tim... Phụ nữ mang thai có thể gây sảy thai, sinh non, dị tật thai nhi.
Quai bị
Người mắc quai bị có các triệu chứng sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, đau cơ, sưng bìu và đau tinh hoàn...
Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, vô sinh (với nam giới), viêm buồng trứng, rong kinh, sảy thai, thai chết lưu (phụ nữ mang thai), ngoài ra gây viêm cơ tim, viêm màng não...
Rubella
Rubella lây truyền qua đường hô hấp, dấu hiệu "gợi ý" mắc bệnh rubella gồm phát ban trên da, sốt nhẹ, hạch sưng to...
Bệnh này gây nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi như nguy cơ sinh non, mắc dị tật điếc, bệnh tim bẩm sinh, chậm phát triển trí tuệ, hoặc tử vong.
Thủy đậu
Thủy đậu gây phát ban, ngứa, nổi mụn nước và sốt. Người mắc thủy đậu có thể bị nhiều mụn nước. Tuy là bệnh lành tính, nhưng có thể gây nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm não... hoặc gây sảy thai, dị tật thai nhi ở phụ nữ mang thai.
Phế cầu
Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là loại vi khuẩn rất dễ lây lan thông qua đường hô hấp, là tác nhân gây nhóm các bệnh nguy hiểm gồm viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não… Bệnh có thể gây di chứng nguy hiểm ở hệ thần kinh, hệ hô hấp…
Bác sĩ lưu ý, ngoài ra, người dân cần cảnh giác các bệnh truyền nhiễm khác như viêm não Nhật Bản, uốn ván, ho gà, tiêu chảy cấp...
Vắc xin - “áo giáp” bảo vệ cơ thể
Theo BS. Trang, trước những bệnh truyền nhiễm trên, người dân có thể chủ động phòng bệnh qua những biện pháp sau:
Chủ động phòng bệnh bằng tiêm vắc xin: là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch cách nhận biết, chống lại sự lây nhiễm từ các tác nhân gây bệnh.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước súc miệng, nước muối sinh lý.
Tăng sức đề kháng qua ăn uống: Cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Giữ vệ sinh môi trường: Thường xuyên vệ sinh môi trường nhà ở, nơi công cộng. Ngoài ra, cần đeo khẩu trang khi đến nơi đông người, tránh lây nhiễm chéo.
Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thăm khám kịp thời: Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu bất thường, cần đến các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng của Hệ thống Y tế MEDLATEC được đầu tư toàn diện để đáp ứng tốt nhất nhu cầu người dân về địa chỉ tiêm vắc xin chất lượng với đa dạng các loại vắc xin.
Trung tâm Tiêm chủng - Hệ thống Y tế MEDLATEC • Cơ sở 1: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội. • Cơ sở 2: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ - 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội. • Cơ sở 3: Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Thanh Xuân - 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội. Tổng đài: 1900 56 56 56 Website: www.medlatec.vn YouTube: https://tinyurl.com/y7yc2zpn |
Thế Định
" alt=""/>Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể phòng ngừa bằng vắc xinLạc rang muối
Nguyên liệu:
- 100g lạc (chọn loại chắc hạt)
- ¼ chén dầu ăn (60ml dầu)
- Bột canh vừa đủ
Để biết thêm chi tiết, xem tại cách làm lạc rang muối.
Lạc rang xào sa tế
Chuẩn bị:
- 200gr lạc xát vỏ. Nếu không có lạc xát vỏ thì rang xong xát vỏ cũng được
- 3 thìa nhỏ sa tế
- 3 thìa nhỏ tương ớt, 2 thìa nhỏ dầu rán, 1-2 quả ớt, 2 đến 3 thìa nhỏ gia vị bột nêm, 1 thìa nhỏ đường, một chút hành lá.
Để biết thêm chi tiết, xem tại cách làm lạc rang xào sa tế.
Trứng chưng cà chua
Nguyên liệu:
- 2 quả trứng
- 2 quả cà chua cỡ nhỏ
- 1 nhúm muối tiêu
- ¼ chén dầu ăn; 1/8 muỗng cà phê đường; ½ muỗng cà phê muối; 1 nhánh hành lá thái nhỏ
Để biết thêm chi tiết, xem tại cách làm trứng chưng cà chua.
Thịt chưng mắm tôm
Chuẩn bị:
- 300gr thịt lợn nửa nạc nửa mỡ
- 1/2 củ hành, 3 thìa nhỏ mắm tôm đặc (nếu mắm tôm loãng 8 thìa nhỏ) 3 thìa nhỏ đường, 3 thìa nhỏ nước nóng, 5 thìa nhỏ dấm, ớt quả và mì chính
Để biết thêm chi tiết, xem tại cách làm thịt chưng mắm tôm.
(Theo Khám phá)
" alt=""/>Các món ngon cho ngày mưa gióHiện tại, đây là trường hợp đầu tiên nhập Bệnh viện Nhi đồng TP do tai nạn pháo nổ trong dịp nghỉ Tết. Bác sĩ Tiến cảnh báo phụ huynh lưu ý tuyệt đối không cho trẻ chơi với pháo vì nguy cơ gặp tai nạn nguy hiểm thậm chí đe doạ tính mạng. Đồng thời, phụ huynh phải tuân thủ các quy định của pháp luật về pháo, vật liệu nổ.
Trước đó, theo thống kê của Bộ Y tế, trong 4 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cả nước có 507 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, nhiều hơn 134 ca so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại Lâm Đồng, ngày 11/2, một người đàn ông đã tử vong khi châm lửa đốt viên pháo bi, một loại pháo bị cấm sử dụng. Ngoài ra, các bệnh viện hiện đang điều trị cho nhiều nạn nhân bị tai nạn pháo nổ rải rác từ cận Tết đến nay.
Gần 10.000 ca khám, cấp cứu vì tai nạn giao thông trong 3 ngày Tết Giáp ThìnTheo Bộ Y tế, từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 2 Tết Giáp Thìn, các cơ sở y tế tiếp nhận gần 10.000 ca khám, cấp cứu do tai nạn giao thông, chiếm 6,6% tổng số ca khám, cấp cứu." alt=""/>Bé gái ở TP.HCM mất bàn tay trái vì tai nạn pháo nổ