Giải trí

CEO ASUS: “ZenBook bắt đầu nhắm đến phân khúc khách hàng ở tầm trung”

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-24 12:01:46 我要评论(0)

Thực tế cho thấy thị trường notebook trong vài năm gần đây có dấu hiệu bão hòa và không nhiều đột ph24h24h、、

Thực tế cho thấy thị trường notebook trong vài năm gần đây có dấu hiệu bão hòa và không nhiều đột phá,ắtđầunhắmđếnphânkhúckháchhàngởtầ24h nhưng tại Computex 2017, ASUS dồn dập ra mắt một loạt sản phẩm notebook. Ông có thể cho biết xu hướng thị trường notebook thời gian tới và chiến lược của ASUS đối với dòng sản phẩm này?

Nếu quan sát Computex 2017 năm nay & tham dự họp báo tập đoàn ASUS trước thềm triển lãm, có thể dễ dàng nhận thấy rằng ngành hàng notebook đang chuyển dịch sang 2 xu hướng sản phẩm nổi bật là notebook cho đối tượng khách hàng chơi game và thứ hai là sản phẩm notebook mỏng nhẹ.  Tôi cho rằng, cả hai xu hướng này hứa hẹn sẽ được thị trường đón nhận với các đặc điểm quan trọng. Thứ nhất là hiệu suất thông qua các những dòng chip mới nhất của Intel ra mắt ngày hôm nay (Intel CPU HQ và U) và được hỗ trợ các tính năng hiện đại của Windows như Windows Ink, Windows Hello, Cortana và Modern Standay  nhằm đẩy mạnh hiệu suất và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Xu hướng thứ hai là thiết kế mỏng, nhẹ khi các sản phẩm có trọng lượng, kích thước, ở thời lượng pin dùng, khuyến khích người dùng tương tác, tận dụng điện toán đám mây để lưu trữ và có thể dễ dàng truy cập dù ở bất cứ đâu mà không phụ thuộc vào ổ cứng vật lý.

Với 2 đặc điểm kể trên, ông có thể chia sẻ về chiến lược của ASUS dành cho dòng máy ZenBook, series sản phẩm có rất nhiều phiên bản ra mắt trong họp báo tại Computex 2017?

Như tôi đã chia sẻ, thế giới đang dịch chuyển về xu hướng mỏng nhẹ để tối ưu hóa sự cơ động. Đối với các dòng máy ZenBook, chúng tôi hướng đến xu hướng công nghệ “laptop 1 spindle” (laptop 1 ổ đĩa). Thay vì có 2 ổ đĩa như trước (1 ổ đĩa cứng, 1 ổ đĩa quang) thì nay, chúng tôi quyết định giảm đi 1 ổ đĩa để giảm nhẹ trọng lượng. Các dòng máy ZenBook mới như ZenBook 3 Duluxe, ZenBook Flip S (UX370) đều chỉ có trọng lượng khoảng 1,1 kg nhờ vào xu hướng thiết kế mới này. Ngoài ra, thiết kế công thái học của máy cũng được cải thiện để thân thiện với người dùng hơn như viền máy được vát mỏng để tăng kích thước màn hình. Ở các dòng ZenBook thế hệ mới, ASUS bổ dung thêm chế độ sạc nhanh giúp pin đạt được mức 60% chỉ trong 49 phút, hoàn toàn thân thiện cho người dùng cơ động.

Trước đây, các dòng máy ZenBook đều tập trung vào phân khúc cao cấp, nhưng trong năm 2017 ASUS mở rộng thêm phân khúc hướng đến những khách hàng ở tầm trung, đơn cử như ZenBook UX410 hay ZenBook UX430. Các mẫu máy này đều được trang bị những công nghệ mới nhất và cấu hình phù hợp nhất đáp ứng tốt nhu cầu của đối tượng khách hàng. Với chiến lược này, chúng tôi hi vọng sẽ có thêm nhiều người dùng nữa tiếp cận được những công nghệ mới nhất từ ASUS.

Thị trường smartphone toàn cầu đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Nhiều hãng điện thoại Trung Quốc cũng đang có những vị trí nhất định. Vậy tầm nhìn của ASUS trong mảng điện thoại trong tương lai sẽ là gì? ASUS sẽ làm cách nào để cạnh tranh trong một thị trường sẽ dần tinh lọc lại?

  • Chúng tôi tin rằng giá trị sản phẩm vẫn là yếu tố mang tính quyết định quan trọng nhất. Với ASUS, chúng tôi tiếp tục phát triển các dòng smartphone với mục tiêu nâng cao trải nghiệm người dùng. Trải nghiệm người dùng ở đây chính là thông qua trải nghiệm về thiết kế & trải nghiệm camera. Bên cạnh tập trung vào sản phẩm, trong năm tới đây, ASUS cũng sẽ đầu tư hơn vào việc marketing truyền tải thông điệp độc đáo về sản phẩm đến người dùng qua những câu chuyện xây dựng thương hiệu, mức độ nhận biết. Nhờ đó, người dùng có thể ghi nhớ đến ASUS như một thương hiệu nổi bật về các giá trị cốt lõi, chất lượng và tiện dụng với mọi đối tượng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
da nang 1s.gif
Sở Thông tin và Truyền thông, CLB chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam cùng với 8 doanh nghiệp đang hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực ký số công cộng trên địa bàn thành phố ký biên bản ghi nhớ triển khai cấp miễn phí chữ ký số cho người dân. Ảnh: CHIẾN THẮNG

Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 3/2024, thành phố đã hoàn thành thực hiện đưa thủ tục hành chính (TTHC) dưới dạng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn trình với 1.797 DVCTT, chiếm 93,54% tổng số TTHC (tỷ lệ trung bình toàn quốc là 43,67%). Tỷ lệ DVCTT có phát sinh hồ sơ đạt 96% (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2023 là 80%, vượt chỉ tiêu thành phố năm 2023 là 95%), tỷ lệ hồ sơ DVCTT đạt 80% (vượt chỉ tiêu quốc gia năm 2023 là 60%; đạt chỉ tiêu thành phố năm 2023 là 80%).

Để tiếp tục tạo thuận lợi hơn trong thực hiện các giao dịch, TTHC trên môi trường điện tử, thành phố triển khai cấp hơn 1.000 tài khoản chữ số ký số cho bác sĩ, giáo viên, người lao động tại các bệnh viện, trường học. Trước đó, vào tháng 7/2023, Sở TT&TT, CLB chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam cùng 8 doanh nghiệp đang hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực ký số công cộng trên địa bàn thành phố ký biên bản ghi nhớ triển khai cấp miễn phí chữ ký số cho người dân.

Như vậy, biên bản này đánh dấu Đà Nẵng là địa phương thứ 8 trong cả nước cấp miễn phí chứng thư số rộng rãi để cá nhân, người dân sử dụng chữ ký số khi thực hiện TTHC và các giao dịch khác trên môi trường điện tử.

Ngoài các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân triển khai chữ ký số, nhiều ngân hàng đã ứng dụng nền tảng này trong quá trình ký, gửi, xử lý các công việc liên quan. Anh Nguyễn Ngọc Hướng, Trưởng phòng giao dịch Ngân hàng Bản Việt (BVBank) chi nhánh Hải Châu cho hay, riêng từ năm 2023 đến nay, tại phòng giao dịch có lượng hồ sơ, giao dịch sử dụng chữ ký số chiếm khoảng 20%, dự kiến tăng lên 30-40% trong năm 2024. Qua quá trình sử dụng, ngân hàng đánh giá cao tính xác thực và bảo mật chữ ký số trên thiết bị thông minh.

Theo đánh giá của Sở TT&TT, thành phố đang gặp khó khăn trong việc triển khai cấp miễn phí (phổ cập) chữ ký số cho người dân khi tiến độ thực hiện còn chậm vì ít có dịch vụ/tiện ích ký số (ngoài hợp đồng điện tử, sử dụng dịch vụ công).

Tiếp đó, việc người dân không mặn mà nhận, sử dụng chữ ký số hoặc nhận thì mất, thất lạc; nhận thức người dân trong sử dụng chữ ký số chưa cao, vẫn còn sự lo ngại về tính bảo mật, chi phí phát sinh ảnh hưởng đến quá trình áp dụng chữ ký điện tử vào xử lý, giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch. Vừa qua, Bộ TT&TT dự thảo nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy, trong đó yêu cầu chữ ký điện tử chuyên dùng phải bảo đảm an toàn và được bộ cấp chứng nhận và kèm theo đầy đủ hồ sơ, thông tin theo quy định.

Trên thực tế, việc cấp miễn phí chữ ký số mới chỉ là bước đầu, còn để người dân sử dụng nhiều hơn thì chính quyền, các tổ chức cần cung cấp thêm các tiện ích để việc giải quyết hồ sơ, TTHC trên môi trường điện tử nhanh chóng, thuận tiện hơn. Về lâu dài, chính quyền thành phố đang hướng đến phát triển chữ ký số thành một nền tảng tiện ích có doanh thu, tạo ra giá trị lợi ích cho nền kinh tế - xã hội. Đà Nẵng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ từ cấp thành phố, quận, huyện đến cấp phường, xã trong việc ứng dụng chữ ký số vào dịch vụ công trực tuyến, phổ cập chữ ký số cho người dân.

Phó Giám đốc Sở TT&TT Trần Ngọc Thạch cho hay, thành phố nỗ lực triển khai để mỗi người dân trưởng thành có một danh tính số, tài khoản số, có một chữ ký số cá nhân để sử dụng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ/tiện ích số. Thời gian tới, sở sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện, phường, xã phấn đấu đến hết năm 2024 đạt 40% tỷ lệ người dân có chữ ký số, tới năm 2025 sẽ nâng lên 50%.

Để làm được điều đó, Sở TT&TT đang đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức; đồng thời huy động nguồn lực truyền thông của các doanh nghiệp, đơn vị viễn thông nhằm tạo ra sự đa dạng thông tin giúp người dân tiếp cận chữ ký số một cách an toàn, hiệu quả.

Theo Chiến Thắng(Báo Đà Nẵng)

" alt="Thúc đẩy chữ ký số, tăng tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp" width="90" height="59"/>

Thúc đẩy chữ ký số, tăng tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp

Bình thuạn 3.jpg
Người đọc tra cứu dữ liệu trực tuyến tại Thư viện tỉnh Bình Thuận.

 Xe thư viện lưu động được thiết kế theo mô hình đa phương tiện không chỉ đem đến cho học sinh những quyển sách mà còn kết hợp với chương trình khoa học vui, kỹ năng sống, thi trắc nghiệm trên máy tính, thi chỉ số cảm xúc… Với mục đích khơi gợi niềm yêu thích đọc sách và hình thành thói quen đọc sách trong cộng đồng học sinh.

Bà Nguyễn Thái Ngọc Hân – cán bộ phụ trách xe Thư viện lưu động, Thư viện tỉnh Bình Thuận cho biết, so với mô hình thư viện truyền thống, điểm khác biệt của mô hình này là cách thức phục vụ linh hoạt, học sinh có thể đọc sách ngay tại trường trong một không gian mở cùng với các trò chơi, giúp các em phát triển sự sáng tạo và niềm yêu thích đọc sách. Đặc biệt, mô hình này đưa học sinh nông thôn tiếp cận nhiều hơn với sách, giúp khắc phục khó khăn của hệ thống thư viện cơ sở.

Qua 5 năm triển khai, với hàng trăm chuyến xe thư viện lưu động đã nhận được sự quan tâm sôi nổi từ các học sinh trên địa bàn tỉnh, sự hỗ trợ nhiệt tình của Ban Giám hiệu, thầy cô các trường tiểu học, trung học cơ sở và sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo. Đây là cách làm truyền thống kết hợp với công nghệ, cũng được xem là cách để quảng bá hình ảnh của thư viện được phủ sóng trên diện rộng.

Từng bước chuyển đổi số để thích ứng

Nhận định được xu thế và lên ý tưởng từ năm 2020, phải đến những năm gần đây, Thư viện tỉnh Bình Thuận mới tập trung giới thiệu sách trên trang Facebook có tên “Thư viện tỉnh Bình Thuận”, song song là các nền tảng Youtube, Zalo. Cũng từ trang Facebook, mọi thắc mắc của độc giả cũng được phản hồi một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó giúp độc giả kịp thời trao đổi và nắm bắt thông tin, lịch phục vụ của thư viện cũng như các phương thức làm thẻ thư viện, mượn tài liệu về nhà và trả tài liệu.

Bình thuận 4.jpg
Người đọc sách theo phương thức truyền thống tại Thư viện tỉnh.

 Tuy nhiên, về lâu dài để tồn tại và phát triển thì chuyển đổi số vẫn là quan trọng nhất. Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số đối với ngành thư viện nói riêng đều có điểm chung là thay đổi cách thức thực hiện, từ thủ công sang vận dụng công nghệ để giảm thiểu sức người. Trong đó tin học hóa sẽ giữ vai trò chủ đạo, nhờ có mạng thông tin, kết nối liên kết các máy lại với nhau giúp cho hoạt động của thư viện diễn ra thuận lợi.

Ông Trần Văn Bé – Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Thuận cho biết, Thư viện tỉnh có lợi thế về cơ sở hạ tầng mới được đưa vào sử dụng, khung cảnh thông thoáng đã tạo ra một không gian mở yên tĩnh cho người đọc. Đồng thời các phòng chức năng được đầu tư thiết bị, máy tính mới.

Với lợi thế cơ sở hạ tầng như vậy là điều kiện để phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, máy chủ, máy trạm, hoàn chỉnh phòng tra cứu, khai thác thông tin. Thư viện cũng đã tạo kho dữ liệu số tích hợp khoảng 30.000 đầu sách. Số lượng người dùng sử dụng các dịch vụ trực tuyến của thư viện ngày càng chiếm tỷ lệ lớn.

Ngành thư viện tỉnh hướng tới mục tiêu đưa thư viện dần trở thành trung tâm thông tin, môi trường tự học, tự nghiên cứu dành cho mọi đối tượng người đọc, do đó chuyển đổi số chỉ thành công khi kết hợp đồng bộ nhiều yếu tố như: cơ chế, nguồn nhân lực, nguồn lực đầu tư…

Dù vậy, theo ông Trần Văn Bé, hệ thống thư viện cấp huyện lại khó hội tụ đủ các yếu tố được nêu ra. Thư viện cấp huyện hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế như: Số lượng người phụ trách ít, không đủ lực để tổ chức được hết các hoạt động chuyên môn; nguồn kinh phí hạn hẹp, trong khi trụ sở, trang thiết bị, không gian không đủ rộng để tổ chức các hoạt động. Và cuối cùng là vốn sách ít, dẫn đến người đọc không quay lại khi không tìm được sách theo ý muốn.

Trước kia, thư viện cấp huyện vẫn còn hoạt động quản lý tài liệu theo phương thức truyền thống là quản lý và lưu trữ trên giấy tờ, sổ sách; mặt khác cán bộ thư viện chưa tiếp cận nhiều về công nghệ thông tin nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động. Đến nay Thư viện tỉnh đã hỗ trợ phần mềm quản lý điện tử, bước đầu đã mang lại kết quả đáng kể. Đồng thời đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ dành cho hệ thống thư viện cơ sở, chuyển giao công nghệ để có thể vận dụng một cách tốt nhất.

Theo Minh Nghĩa(Báo Bình Thuận)

" alt="Thách thức của ngành thư viện thời công nghệ số: Thay đổi để thích nghi" width="90" height="59"/>

Thách thức của ngành thư viện thời công nghệ số: Thay đổi để thích nghi

Kiki (bên phải) đưa hai người bạn Nhật Bản của mình tới khám phá và trải nghiệm tại địa đạo Củ Chi (Ảnh chụp màn hình)

Nơi đây cũng từng lọt Top 25 điểm đến biểu tượng châu Á do người dùng TripAdvisor - ứng dụng du lịch uy tín phổ biến toàn cầu bình chọn (năm 2017), được báo South China Morning Post của Hong Kong xếp vào top 7 tour đường hầm nổi tiếng thế giới (năm 2018) và được tờ CNN liệt kê vào top điểm đến ngầm dưới lòng đất của thế giới.

unknown 336448363 119617058776 4410 7247 1680836415 1094.jpg
Địa đạo Củ Chi là địa điểm du lịch hấp dẫn với du khách nước ngoài. Tới đây, ngoài trải nghiệm địa đạo, du khách còn được giới thiệu về bếp Hoàng Cầm, thưởng thức sắn luộc chấm muối mè hay tham gia các trò chơi như tháo lắp súng, đánh trận giả bằng súng sơn, bắn súng,… (Ảnh: @jwrach007)

Tại Việt Nam, địa đạo Củ Chi được mệnh danh là “vùng đất thép” khi từng được xem như căn cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến. Địa đạo được xây dựng từ năm 1946 và mất 20 năm mới hoàn thiện với hệ thống đường hầm dài tới 200 km, sâu từ 3-12m, gồm 12 tầng, chịu được sức công phá của nhiều loại bom hạng nặng.

Đây cũng là nơi sinh sống, làm việc và chiến đấu của quân dân Củ Chi, có thiết kế gồm nhiều căn phòng, hầm y tế, nhà ăn, phòng họp, nhà kho lương thực, vũ khí, ổ chiến đấu, bếp, nhà may quân trang, công binh xưởng, giếng nước...

Sau này, một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn hay phục dựng mô hình cho du khách tham quan và trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút cả khách nội địa và quốc tế tới khám phá.

chui dia dao.gif
Ghé thăm địa đạo Củ Chi, du khách người Nhật tỏ ra thích thú khi được trải nghiệm "chui vào lòng đất" qua lối đi nhỏ xíu bằng viên gạch (Ảnh cắt từ clip)

Tới địa đạo Củ Chi, sau khi lắng nghe hướng dẫn viên giải thích và xem video giới thiệu về khu di tích lịch sử này, Kiki, Ayumi và Fumi tỏ ra rất hào hứng. Trong đó, nam du khách Fumi cảm thấy vô cùng thích thú khi được thử “chui vào lòng đất” qua lối đi nhỏ xíu như cách mà dân quân Củ Chi từng sinh hoạt và chiến đấu trong giai đoạn kháng chiến.

Cũng tại đây, Kiki và hai người bạn của mình lần đầu được thử bắn súng đạn thật. Giá vé vào khu vực và trải nghiệm bắn súng là 60.000 đồng/lượt bắn (phải mua ít nhất 10 lượt bắn). Kiki mạnh dạn chi 1.2 triệu đồng để hai người bạn có thể thỏa sức trải nghiệm bắn súng. Mặc dù âm thanh phát ra từ tiếng súng bắn rất to khiến Ayumi có chút lo sợ song cả ba đều hào hứng với hoạt động này.

Sau đó, nhóm du khách được hướng dẫn đi vào đường hầm bí mật. Đường khá tối và nhỏ, chỉ đủ một người lọt qua song có rất đông du khách trải nghiệm. Dù thừa nhận phải khom lưng mới di chuyển được và có chút khó thở khi kết thúc trải nghiệm này nhưng cả 3 người đều thấy vui vì được khám phá nhiều điều thú vị, ý nghĩa tại khu địa đạo nổi tiếng.

vao ham.gif
Nhóm du khách hào hứng khám phá đường hầm bí mật ở địa đạo Củ Chi (Ảnh cắt từ clip)

Kết thúc hành trình tham quan và khám phá địa đạo, ba du khách người Nhật còn ấn tượng với một món ăn "lót dạ" khá độc đáo mà họ được phục vụ khi dừng chân nghỉ ngơi tại nhà chờ cạnh khu vực bắn súng. Đó chính là sắn (khoai mì) hấp chấm với muối mè (hay còn gọi là muối vừng).

"Đây là sắn nhỉ, ăn khá giống khoai nhưng không ngọt bằng. Có vẻ như bây giờ ăn gì cũng thấy ngon vì vừa mệt vừa đói. Nhưng thực sự càng ăn càng thấy ngon", Ayumi hài hước nói.

an san.gif
Ayumi và Fumi liên tục khen ngon khi thưởng thức sắn (khoai mì) luộc chấm muối mè - món ăn quen thuộc của quân dân vùng đất Củ Chi thời kỳ gian khó (Ảnh cắt từ clip)

Được biết, sau chuyến đi tới địa đạo Củ Chi, Kiki cũng đưa hai người bạn của mình trở lại TP.HCM, tiếp tục hành trình khám phá văn hóa và ẩm thực trên dải đất hình chữ S.

Phan Đậu

" alt="Khách Nhật ‘chui vào lòng đất’, ăn đặc sản sắn chấm muối vừng ở địa đạo Củ Chi" width="90" height="59"/>

Khách Nhật ‘chui vào lòng đất’, ăn đặc sản sắn chấm muối vừng ở địa đạo Củ Chi

Giá Bitcoin tăng vọt, áp sát ngưỡng 40.000 USD/đồng