当前位置:首页 > Thế giới > Lịch thi đấu Copa America 2021 hôm nay mới nhất 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Theo đó, lần đầu tiên lượng người chơi cùng thời điểm của Artifactít hơn 1,000, trong khi cao điểm chỉ nằm ở con số 2,000.
Cụ thể hơn, theo thống kê của SteamCharts, Artifactchỉ có 948 người chơi cùng lúc vào 08g00 hôm nay (28/01). Như vậy, sau gần hai tháng ra mắt, trading card game mới toanh của Valve đã đánh mất 98% lượng người chơi.
Điều này tiếp tục khiến Artifactrơi tự do vào hư không với tốc độ nhanh hơn trước. Mặc dù các giải đấu esports đã thu hút được ít nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng game thủ, đặc biệt là WePlay Agility mới được tổ chức, nhưng ngày càng có ít người chơi gắn bó với game.
Tỉ lệ thuận với lượng người chơi sụt giảm, giá trị của một loạt các lá bài trong Artifactvẫn đang giảm giá từng ngày. Một bộ bài đầy đủ các yếu tố hiện đang có giá 75 USD (gần 175,000 đồng) tại thời điểm bài viết được đăng tải – giảm 20 USD so với trước kia.
Trang blog của Artifact trên Steam vẫn đang bị các đánh giá tiêu cực bủa vây. Theo thống kê của Steam, 66% trong số 1,145 các bình luận của khách hàng đã mua và trải nghiệm game đều thể hiện thái độ tiêu cực
Đứng trước tình hình nguy cấp, Valve hiện vẫn “im hơi lặng tiếng”. Thông báo mới nhất của Artifactlà đoạn tweet được đăng tải vào ngày 21/12 năm ngoái, nhưng nó không hề đề cập đến định hướng phát triển game.
Tồi tệ hơn thế, lượng người chơi Artifactđã sắp tiệm cận với Eternal– một tựa game trading card game ra mắt vào tháng 11/2016 và được phát triển bởi một studio độc lập, đạt đỉnh 2,855 người chơi cùng lúc. Điều đó có nghĩa là Eternalđang giữ chân người chơi tốt hơn hẳn những gì mà Artifactlàm được.
Với chừng đó những dữ liệu thống kê đáng thất vọng, việc Artifactbị văng ra khỏi top 150 tựa game được chơi nhiều nhất trên Steam cũng là điều không khiến nhiều người bất ngờ. Hiện Artifactđang đứng thứ 172 trên BXH – xếp sau một loạt các tựa game “cổ” khác bao gồm H1Z1, Far Cry 4và Mortal Kombat X.
Từ lâu, cộng đồng đã xôn xao bàn tán về ngày tàn của Artifactvà cũng đưa ra nhiều giải pháp để cứu vớt tựa game chưa tròn hai tháng tuổi. Nhưng có một điều chắc chắn là Valve phải hành động nhanh, quyết liệt và chính xác hơn nếu như không muốn viễn cảnh chẳng ai còn quan tâm tới Artifactnữa thành hiện thực.
Nhất là trong bối cảnh Auto Chessđang “làm mưa làm gió”.
2016 (Theo VPEsports)
" alt="Artifact còn chưa đến 1,000 người chơi cùng lúc – giảm 98% so với thời điểm ra mắt"/>Artifact còn chưa đến 1,000 người chơi cùng lúc – giảm 98% so với thời điểm ra mắt
Một nguồn tin của The Verge còn cho biết, các phiên bản đầu tiên của Facebook, Instagram, Messenger và các ứng dụng dạng beta khác cũng đã dừng hoạt động, tương tự như ứng dụng dùng trong nội bộ. Facebook hiện đang xem nó như một vấn đề nội bộ, khi những ứng dụng bị ảnh hưởng sẽ không thể khởi động trên điện thoại của nhân viên được nữa.
Sự việc này diễn ra tiếp theo sau thông tin cho biết Facebook đang sử dụng chương trình Enterprise Developer Program của Apple – vốn được thiết kế để sử dụng nội bộ công ty – nhằm theo dõi hoạt động của những người dùng thiếu niên trong một hoạt động "nghiên cứu".
Theo phát hiện vào hôm qua của TechCrunch, bằng cách này Facebook có thể cài trực tiếp ứng dụng nội bộ của mình lên iOS không cần thông qua App Store. Trong khi chương trình được tạo ra để dùng trong nội bộ công ty, nhưng Facebook lại dùng nó để phân phối ứng dụng theo dõi khách hàng. Sau báo cáo của TechCrunch, Facebook cho biết họ sẽ đóng cửa ứng dụng.
Điều này gây ra một vấn đề lớn cho Facebook. Trong khi Apple cũng cung cấp các công cụ khác cho việc cài đặt ứng dụng nội bộ, chương trình Enterprise Developer của Apple lại là giải pháp chính để phân phối rộng rãi ứng dụng và dịch vụ nội bộ. Trong email của mình, phát ngôn viên Facebook cho biết: "Tôi có thể xác nhận điều này ảnh hưởng đến các ứng dụng nội bộ của chúng tôi."
Trong tuyên bố của mình, Apple cho biết, Facebook đã "vi phạm một cách rõ ràng thỏa thuận với Apple." Apple cho biết, bất kỳ nhà phát triển nào vi phạm thỏa thuận đó, đều sẽ bị thu hồi các chứng chỉ phân phối ứng dụng của họ, "nhằm bảo vệ người dùng của chúng tôi và dữ liệu của họ." Apple từ chối bình luận về việc chặn tất cả ứng dụng nội bộ của Facebook.
Việc thu hồi chứng chỉ không chỉ dừng khả năng phân phối nó trong iOS, mà còn làm nó không hoạt động được. Và vì các ứng dụng của cùng một tổ chức hoặc một nhà phát triển chỉ kết nối với một chứng chỉ duy nhất, do vậy nó sẽ dẫn tới những rắc rối như Facebook đang gặp phải khi hàng loạt ứng dụng nội bộ của họ bị đóng cửa.
Apple và Facebook đã nhiều lần tranh cãi nhau về quyền riêng tư, nhưng đây là lần đầu tiên Apple có hành động khi trực tiếp đóng cửa nhiều ứng dụng của Facebook. Tháng Ba năm ngoái, CEO Apple ông Tim Cook đã chỉ trích cách xử lý của Facebook trong vụ bê bối chia sẻ dữ liệu với Cambridge Analytica. CEO Facebook, Mark Zuckerberg sau đó cho rằng, những bình luận đó "thật phù phiếm" và gọi Apple là công ty chỉ biết "chăm chăm tính giá cao hơn."
Theo GenK
" alt="Apple chặn hàng loạt ứng dụng nội bộ của Facebook trên iOS"/>Các doanh nghiệp Hàn Quốc giới thiệu các ứng dụng, giải pháp công nghệ.
Hãy đến Việt Nam để tạo ra các sản phẩm 4.0
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hàn Quốc do VCCI và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức ngày 9/11/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng: "Đây là sự kiện quan trọng và là cơ hội quý báu để Chính phủ hai nước và cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ về tầm nhìn, triển vọng và những cơ hội hợp tác phát triển trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc".
Các đại biểu chụp hình kỷ niệm. |
Cũng theo Phó Thủ tướng, trong xu thế lan tỏa của Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi sang nền kinh tế số. Theo nghiên cứu của Google/Temasek, giá trị của Kinh tế số của Việt Nam năm 2015 đạt 3 tỷ USD, năm 2018 tăng 3 lần lên 9 tỷ USD và dự báo đạt 30 tỷ USD năm 2025. Việt Nam đứng vị trí 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số nhanh trên thế giới. Việt Nam có thể tăng GDP thêm 162 tỷ USD trong 20 năm nếu chuyển đối số thành công.
Việt Nam đang hướng tới nền kinh tế có sức sáng tạo cao, theo Tổ chức sở hữu trí tuệ WIPO, chỉ số đối mới sáng tạo (GII) năm 2018 Việt Nam xếp hạng 45/126. Việt Nam có hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đang phát triển và thu hút nhiều quỹ đầu tư trong nước và quốc tế. Việt Nam có các đại diện ưu tú trong lĩnh vực công nghệ từng bước vươn ra thế giới như Viettel, FPT, VNPT, VinSmart... Việt Nam là nước có lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ bậc nhất trong khối ASEAN với đào tạo cơ bản, cần cù, kỹ năng tốt, có năng lực tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật công nghệ.
"Bên cạnh đó, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm để vươn lên trở thành nước công nghiệp vào năm 2030. Chúng tôi đã đề ra nhiều chính sách chủ động tham gia Cách mạng công nghiệp 4.0 với trọng tâm về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia... Việt Nam đã khởi động Chương trình Make in Vietnam và trân trọng đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc: Hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng Trình Đình Dũng đề nghị.
" alt="Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kêu gọi doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam để tạo ra các sản phẩm 4.0"/>Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kêu gọi doanh nghiệp Hàn Quốc đến Việt Nam để tạo ra các sản phẩm 4.0
Mặc dù các "ông lớn" trên không công bố đều về lợi nhuận nhưng tổng lợi nhuận của thị trường xe máy hàng năm được dự báo cả tỉ USD, tương đương khoảng trên dưới 20.000 tỉ đồng.
Đơn cử trường hợp Honda Việt Nam, dù liên doanh này ít khi nào công bố rõ doanh thu và lợi nhuận ra bên ngoài một cách chính thức, song thông qua các bên trong liên doanh với những con số được công bố, các chuyên gia dự báo chỉ riêng lợi nhuận hàng năm của ông lớn này có năm lên đến hơn 1 tỉ USD.
Theo thông tin công khai của Tổng công ty Máy động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (VEAM) – một bên trong liên doanh Honda Việt Nam, trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 23/1/2017, doanh nghiệp này được chia số cổ tức, lợi nhuận 10.117 tỉ đồng từ các liên doanh. Đóng góp phần lớn trong số này là 7.965 tỉ đồng lợi nhuận được chia từ liên doanh Honda Việt Nam. VEAM nắm giữ 30% vốn điều lệ tại Honda Việt Nam, chính từ đây các chuyên gia đưa ra ước đoán rằng tổng lợi nhuận của liên doanh này trong khoảng thời gian trên có thể lên tới hơn 25.000 tỉ đồng, tức vượt mức 1 tỉ USD.
Tiếp đến, trong 9 tháng đầu năm 2018, cũng thông tin công khai từ VEAM thì công ty này có khoản thu từ lợi nhuận trong liên doanh Honda Việt Nam lên đến 3.370 tỉ đồng trong tổng nguồn thu từ các liên doanh với Toyota, Ford và Honda là gần 3.500 tỉ đồng. Thị phần Honda Việt Nam chiếm 3/4 và nếu các thương hiệu còn lại chiếm 1/4 thì khoản lợi nhuận cũng có thể lên đến hàng ngàn tỉ đồng.
Những con số trên dù chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào giúp lí giải vì sao tất cả 5 "ông lớn" xe máy chạy xăng/dầu kể trên chưa mấy mặn mà hay nói chính xác hơn thậm chí còn đang lơ là trước thị trường xe điện.
Xét về dung lượng thị trường, lượng xe điện bán ra tại Việt Nam mỗi năm hiện ước đoán vào khoảng 500.000 chiếc trong đó gồm 400.000 chiếc xe đạp điện và 100.000 chiếc xe máy điện, với tổng giá trị khoảng trên dưới 10.000 tỉ đồng. Nếu so về cả giá trị thị trường và lợi nhuận, tất nhiên xe điện mang lại còn quá nhỏ bé so với thị trường xe máy chạy xăng dầu. Chính vì thế, về cơ bản các "ông lớn" vẫn giữ "nồi cơm" xe máy và nếu có lưu tâm xe điện thì cũng đang ở giai đoạn chuẩn bị chứ chưa chính thức triển khai ra thị trường.
Trong một sự kiện ra mắt mẫu xe tay ga chạy điện của Kymco tại Đài Bắc tháng 6/2018, chủ tịch tập đoàn này – ông Allen Ko – cho biết đang nghiên cứu về thị trường Việt Nam và sớm nhất là năm 2019 có thể lắp ráp tại nhà máy ở Bình Dương, và để triển khai một cách toàn diện phải mất từ 2-3 năm. Bởi sự khác biệt khi triển khai kinh doanh xe máy điện là phải xây dựng hệ sinh thái từ cửa hàng bán, trung tâm bảo hành, các trạm nạp năng lượng, trao đổi và cho thuê pin.v.v… tạo sự tiện lợi cho người dùng. Việc này đã và đang được VinFast triển khai sau khi chính thức bán ra thị trường 2 mẫu xe máy điện Klara.
Sau VinFast, mới đây thương hiệu Pega cũng cho ra mắt một số mẫu xe điện mới. Tuy nhiên nếu so về nguồn lực và cả về thương hiệu hỗ trợ, thì Pega khó mà sánh được với VinFast, đặc biệt là ở khả năng triển khai đồng bộ các hạ tầng và hệ sinh thái trên diện rộng.
Trên thực tế, khi 5 "ông lớn" càng lơ là, chậm chân đối với thị trường xe điện thì VinFast và các thương hiệu xe điện càng phải "cảm ơn" nhiều hơn vì như thế họ càng được rảnh tay triển khai kinh doanh ngành hàng này mà không có những đối thủ đáng kể gây khó. Thị trường xe máy vẫn còn béo bở vì sự chuyển đổi từ xe máy chạy xăng/dầu sang xe điện đang diễn ra khá chậm chạp, còn thiếu nhiều yếu tố thúc đẩy từ các sự đầu tư của doanh nghiệp và các chính sách của nhà nước. Và có lẽ, yếu tố chính sách thúc đẩy từ nhà nước cũng là vấn đề quan trọng để kích thích được các "ông lớn" xe máy nhập cuộc thị trường xe điện nhanh hơn dẫu rằng sự chuyển đổi sẽ là một xu thế tất yếu.
Dù thế nào thì bước đi tiên phong của VinFast trên thị trường xe điện cho thấy rõ một sự quyết tâm và đặc biệt là tầm nhìn dài hạn về nhu cầu và đón đầu xu thế để trở thành người dẫn dắt. "Chiếc bánh" xe điện hôm nay chỉ 10.000 hay 12.000 tỉ đồng nhưng nay mai và những năm tới có thể tăng nhanh lên vài chục ngàn tỉ đồng.
VinFast có thể không bao giờ là một "ông lớn" xe máy nhưng khả năng họ sẽ trở thành một "ông lớn" xe điện trong vài năm tới khi đã quyết tâm "tiên hạ thủ vi cường" (ra tay trước sẽ giành được lợi thế). Điều này rất đáng hoan nghênh và ủng hộ trong xu thế bảo vệ môi trường thời nay cần sự chung tay góp sức với chính quyền từ doanh nghiệp và cả người tiêu dùng.
" alt="Vì sao các 'ông lớn' xe máy còn thờ ơ với xe điện?"/>Dùng điện thoại Samsung, sao Hàn bị hacker doạ tung dữ liệu nhạy cảm