![](<p>Video: Cách tuyển giáo viên kỳ lạ của Tâm Việt</p><p>Bán hàng tạp hóa được tuyển làm giáo viên</p><p>Nhiều phụ huynh khẳng định, họ biết đến Tâm Việt qua những lời quảng cáo trên mạng internet.</p><p>Trên các trang web, fanpage của trung tâm này có rất nhiều lời PR hấp dẫn: “Với công nghệ ‘dịch chuyển đẳng cấp’ kết hợp thành tựu khoa học ‘tế bào gốc’, khoa học thần kinh và khoa học hành vi, Tâm Việt biến điều không tưởng thành bình thường”; “Đào tạo thành công trẻ tự kỷ thành kỉ lục gia. Tâm Việt đã mở ra hướng đi mới cho thế giới về phương pháp huấn luyện và định hướng nghề nghiệp cho trẻ Tự kỉ…”.</p><p>Trong những lần xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trung tâm thường xuyên đưa em K.H (9 tuổi, Ba Đình, Hà Nội), đã có 3 năm học tại Tâm Việt, để quảng bá cho khả năng làm xiếc được công nhận là kỷ lục gia Việt Nam.</p><p>Chia sẻ với phóng viên, mẹ K.H hồ hởi cho biết, theo học ở Tâm Việt, con được dạy rất nhiều thứ từ các kĩ năng xiếc tới cách ăn uống, giao tiếp, cư xử. ‘Ở đây phải mấy thầy cô mới chăm được con mình, giáo viên với học sinh tương đương, cân đối nhau’, người mẹ này nói.</p><p>Mỗi lần nhắc đến Tâm Việt, chị T. dùng những lời lẽ tung hô về trung tâm như một ‘vị thánh sống’, giúp con mình hồi sinh.</p><p>Bằng những lời PR hoành tráng và nhân vật như cậu bé K.H, nhiều phụ huynh đã lặn lội từ các tỉnh miền Nam, miền Trung đưa con đến trung tâm Tâm Việt nhập học, với hi vọng con được ‘huấn luyện thành kỷ lục gia’.</p><p>Tuy nhiên có những phụ huynh chưa thực sự tin tưởng như trường hợp bố mẹ em M.D. (11 tuổi, Nghệ An), là một trường hợp cụ thể phóng viên gặp quá trình thâm nhập ở trung tâm. Lo lắng về con, suốt 2 ngày, bố mẹ D. chỉ quanh quẩn ở khu cổng KTX Đại học TDTT Bắc Ninh len lén nhìn con.</p><p>Bên cạnh thực trạng chăm sóc, dạy dỗ trẻ có nhiều vấn đề bất cập chúng tôi đã phản ánh ở kỳ trước, trong quá trình thâm nhập với vai trò là giáo viên chúng tôi còn nhận ra nhiều điều giật mình ở khâu tuyển dụng, đào tạo giáo viên của trung tâm này.</p><p>Khi chúng tôi gọi điện theo số hotline trên trang web của Tâm Việt để ứng tuyển giáo viên, người cầm số hotline khẳng định ‘không cần bằng cấp, đến đây sẽ được đào tạo lại’.</p><p>Trong vai người từng bán hàng tạp hóa, không có bằng cấp về chuyên nghành giáo dục, chúng tôi đến gặp N.V.M. (SN 1995), người xưng là Phó giám đốc của trung tâm Tâm Việt.</p><p>M. cho biết: ‘Đường hướng phát triển Tâm Việt rất lớn, Tâm Việt vươn ra toàn cầu. Tâm Việt là nơi duy nhất trên thế giới đào tạo trẻ tự kỷ ở tuổi dậy thì, chuẩn bị sang tầm thế giới.</p><p>Ban đầu, Tâm Việt đào tạo kỹ năng sống, hơn 4 năm trở lại đây Tâm Việt chuyển sang đào tạo trẻ tự kỷ với mức học phí 9,8 triệu đồng, 14,8 triệu đồng và 19,8 triệu đồng/em/tháng’.</p><table class=)
Học sinh tự kỷ luyện tập kỹ năng đội chai nước để giáo viên, huấn luyện viên (người không mặc áo) quay, chụp ảnhKhi chúng tôi cho biết chưa có kinh nghiệm, chưa được đào tạo về dạy trẻ tự kỷ, M. động viên: ‘Làm ở đây 2- 3 năm, anh chị có thể đứng ra tự mở trung tâm riêng. Anh chị có thể thành những chuyên gia đi đào tạo cho những giáo viên khác về trẻ tự kỷ. Bằng cấp không quan trọng, các chị sẽ được đào tạo lại từ đầu’.
M. làm việc ở đây hơn 2 năm. ‘Trước đó, tôi là sinh viên nhưng bỏ học đại học, đi bán hàng. Sau đó, tôi đi học một lớp của thầy Việt rồi đi theo ngành giáo dục trẻ đặc biệt đến nay’, M. nói.
Theo M., trung tâm này có 12 giáo viên chính với 45 học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi được biết số giáo viên thực ít hơn con số trên.
Xét tuyển bằng nguyên tắc 1:1:3
Trong quá trình nói chuyện, M liên tục khẳng định: ‘Tâm việt không phải là chữa bệnh, không dùng thuốc tây. Tâm việt là đào tạo nhân tài. Mình tiếp cận 1 em, xem nó giỏi gì. Mình vẽ ra trong đầu nó sẽ tập thế nào. Sau đó mình dạy nó, khi nó giỏi thì các bệnh tật sẽ hết.
Ở đây, dạy học viên trở thành giáo viên. Công nghệ đào tạo bọn này trở thành huấn luyện viên mới là giỏi, từ trẻ tự kỷ trở thành huấn luyện viên dạy lại trẻ tự kỷ’.
![{keywords}]() |
Học sinh trong giờ học tại Trung tâm Tâm Việt ở Từ Sơn, Bắc Ninh |
Về yêu cầu với giáo viên, những người quản lý ở đây khẳng định, tiêu chuẩn thành giáo viên của Tâm Việt là 1:1:3. Tức là yêu cầu giáo viên phải đội 1 chai nước lên đầu, đứng trên 1 con lăn và đồng thời tung 3 bóng.
Nếu luyện tập được như vậy chúng tôi sẽ trở thành giáo viên chính thức của trung tâm. Lúc này, chúng tôi sẽ được trả lương và bắt đầu quay lại huấn luyện các học sinh những môn này.
Đây cũng chính là tiêu chí đánh giá giáo viên giỏi hay không, tiến bộ ra sao ở Tâm Việt. ‘Chị phải tiến bộ liên tục nếu không sẽ bị loại. Các cô ở đây có người đã đứng con lăn, đội chai tung được 5 bóng'.
Với tiêu chuẩn nhận giáo viên, huấn luyện viên này nên có giáo viên ở Tâm Việt còn chưa tốt nghiệp THPT, bỏ học…
‘Bài test đầu tiên của Tâm Việt là phải làm được các môn đó (đội chai nước, tung bóng… ). Đó chính là bằng cấp, chuyên môn’, M. khẳng định.
Khi chúng tôi hỏi có giới hạn tuyển dụng không? M. khẳng định: ‘Không giới hạn bởi tương lai Tâm Việt phát triển lớn lắm’. Biết chúng tôi còn có bạn, M bảo: ‘Cứ đưa lên đây’ dù không biết về kinh nghiệm hay chuyên nghành đào tạo của người muốn ứng tuyển.
![{keywords}]() |
Học sinh tập tung bóng ở Tâm Việt |
Sau khi qua vòng sơ tuyển, 2 ngày sau, chúng tôi bắt đầu công việc tại trung tâm này.
Lịch trình của chúng tôi bắt đầu từ 5h30 dậy họp công ty với giám đốc trung tâm qua facebook. Tại buổi họp này, các giáo viên sẽ báo cáo được việc thầy, trò tung được bao nhiêu quả bóng, đứng trên con lăn bao phút…
Từ 8h30 đến 11h sáng, chúng tôi được yêu cầu vào các phòng để bắt đầu học các bộ môn. Ở đây có 4 phòng (phòng dạy đội chai nước, 2 phòng tung bóng, 1 phòng dạy đứng trên con lăn).
Chúng tôi được cho vào cùng các học sinh mắc chứng tự kỷ để học đội chai nước, tung bóng. Chiều, từ 2h đến 6h, chúng tôi tiếp tục được yêu cầu luyện tập những môn trên. Nếu đội được chai nước trên đầu, chúng tôi sẽ được chuyển dần sang các phòng học tung bóng, đứng con lăn…
Liên tục trong những ngày ở tại trung tâm với vai trò giáo viên tập sự, chúng tôi được yêu cầu học đi học lại các bộ môn trên. Các kỹ năng dạy trẻ về văn hóa, tâm lý… hoàn toàn không có trong chương trình đào tạo giáo viên ở nơi được quảng cáo là ‘huấn luyện trẻ tự kỷ thành nghệ sĩ, kỷ lục gia’ này.
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Ninh khẳng định, không cấp phép cho trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt. 'Trung tâm thuê trụ sở tại ĐH Thể dục Thể thao Bắc Ninh và đã hết hợp đồng từ ngày 1/9', đại diện Sở thông tin thêm.
Được biết, hiện, trung tâm này đã chuyển về Đông Anh, Hà Nội. Bà Dương Thị Sáu, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh, Hà Nội, khẳng định phía Phòng GD&ĐT huyện Đông Anh chưa cấp phép hoạt động cho trung tâm Tâm Việt vì các trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ không thuộc thẩm quyền cấp phép của phòng.
'Chúng tôi khẳng định chưa cấp phép cho trung tâm này', bà Sáu khẳng định.
CEO của Tâm Việt, ông Phan Quốc Việt, người tôn vinh ‘thầy của những người thầy’, người đứng đầu Tâm Việt -nơi tự nhận chữa được khỏi bệnh tự kỷ, đã nói gì? Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo.
![Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia]()
Sự thật đáng sợ bên trong trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ thành kỷ lục gia
Khi một học sinh nữ là trẻ tự kỷ không chịu tập, N.T.T.D. (SN 1992) - giáo viên Tâm Việt, ném bóng liên tiếp, chỉ tay vào mặt em và hét lên: ‘Đùa với bố mày đấy à? Trong túi xách bao giờ cũng có dao đấy nhé’.
" alt=""/>3 'cửa ải' tại Tâm Việt biến nhân viên bán tạp hóa thành giáo viên dạy trẻ tự kỷ
![](<p><br /><br />Sau hai ngày kêu gọi, quỹ )
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/18/tung-duong-pham-thuy-dung-keu-goi-hon-1-ty-chong-dich-covid-19-1.jpg) |
Tùng Dương đích thân vận chuyển các thùng đồ bảo hộ. |
Chiều 16/3, điểm đầu tiên ca sĩ Tùng Dương, Phạm Thuỳ Dung và nhạc sĩ Quốc Trung đến là Bộ Tư Lệnh Biên Phòng miền Bắc. Tại đây đoàn đã trao 1000 bộ quần áo bảo hộ và 2000 khẩu trang kháng khuẩn.
Các nghệ sĩ vô cùng xúc động trước những nỗ lực của hệ thống đang ngày đêm phòng dịch trong cả nước, đặc biệt là các chiến sĩ bộ đội ở những nơi biên giới rất khó khăn và hạn chế về các tiêu chuẩn phòng dịch.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/16/tung-duong-keu-goi-hon-1-ty-chong-dich-covid-19-1.JPG) |
Tùng Dương - Phạm Thuỳ Dung - nhạc sĩ Quốc Trung trao các vật dụng cho đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tại Hà Nội. |
Những giây phút ấm cúng, các nghệ sĩ đã được lắng nghe sự chia sẻ về những gian khó trong công tác phòng chống dịch nhưng đồng thời là những ý chí quyết tâm, quyết liệt đẩy lùi Covid-19. Tùng Dương và Phạm Thuỳ Dung vô cùng xúc động vì được đóng góp một phần nhỏ bé đồng hành cùng các chiến sĩ, các y bác sĩ để giúp cả nước vượt qua đại dịch Covid-19.
Ca sĩ Tùng Dương chia sẻ ''một miếng khi đói bằng một gói khi no'', qua chương trình Tùng Dương và Phạm Thuỳ Dung khởi xướng cũng nhận được nhiều sự ủng hộ và tấm lòng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho dù Tùng Dương hiểu rằng các doanh nghiệp cũng đứng trước rất nhiều những gian khó để có thể trụ vững mà họ vẫn chung tay với chiến dịch. Điều đó khiến hai nghệ sĩ cảm động một cách sâu sắc với tinh thần trượng nghĩa, lá rách ít đùm lá rách nhiều.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/18/tung-duong-pham-thuy-dung-keu-goi-hon-1-ty-chong-dich-covid-19-2.jpg) |
Tùng Dương trao đổi với đại diện Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tại Hà Nội. |
''Tôi muốn nhắn nhủ với tất cả cộng đồng, mỗi cá nhân chúng ta hãy là một chiến sĩ y tế chống dịch với tinh thần, trách nhiệm và hiểu biết cao nhất, mỗi gia đình là một chiến tuyến phòng vệ tốt nhất. Tất cả những thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về nhận biết, phòng tránh, cách ly… rất rõ ràng cụ thể.
Tùng Dương mong rằng tất cả mỗi đều thực hiện nghiên cứu chỉ bằng cách thấu hiểu và nắm rõ nhất chúng ta mới nhanh chóng vượt qua đại dịch, giảm bớt các áp lực lên Chính phủ và các bộ ban ngành. Chúng ta hãy giữ tinh thần không bị quan’’ - Tùng Dương nói.
Ca sĩ Tùng Dương sẽ cho biết trong tuần này anh và ca sĩ Phạm Thuỳ Dung sẽ tiếp tục đến Cục Quân Y và các bệnh viện của Hà Nội để gửi tặng tiếp những bộ quần áo bảo hộ, khẩu trang kháng khuẩn và nước sát khuẩn.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/16/tung-duong-keu-goi-hon-1-ty-chong-dich-covid-19.JPG) |
Tùng Dương và ca sĩ Phạm Thuỳ Dung. |
Cùng thời điểm, chiều 16/3, tại TP.HCM nữ ca sĩ Tóc Tiên đại diện cho ê kíp của Tùng Dương trao 2000 quần áo bảo hộ, 500 chai nước sát khuẩn, 1000 chiếc khẩu trang cho Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cơ quan thường trực phía Nam để chung tay phòng chống Covid-19.
Chia sẻ về hành động khởi xướng của Tùng Dương và Phạm Thuỳ Dung, Tóc tiên và nhiều nghệ sĩ, bạn bè khác đã chung tay góp sức phòng chống dịch Covid-19, nữ ca sĩ cho biết, có nhiều mạnh thường quân ủng hộ với số lượng lớn.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/16/16/tung-duong-keu-goi-hon-1-ty-chong-dich-covid-19-4.jpg) |
Ca sĩ Tóc Tiên đại diện trao cho Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tại TP.HCM. |
“Điều Tiên kỳ vọng là những nghệ sĩ như Tiên khi thực hiện điều này sẽ có sức lan tỏa, giúp những ai có điều kiện sẽ ủng hộ thêm mà không phải là bắt buộc hay gượng ép. Mỗi người có thể góp sức theo khả năng của mình. Người dư dả đóng nhiều, người chưa dư dả đóng ít hơn. Nhưng Tiên tin rằng, tất cả sự đóng góp trong giai đoạn này đều rất cần thiết” - Tóc Tiên nói.
Ngân An - Khánh Hoà
Ảnh: Hoà Nguyễn
![Tùng Dương tặng 2000 bộ quần áo bảo hộ chống dịch Covid-19](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2020/03/13/22/divo-tung-duong-tang-2000-bo-quan-ao-bao-ho-chong-dich-covid-19.jpg?w=145&h=101)
Tùng Dương tặng 2000 bộ quần áo bảo hộ chống dịch Covid-19
Tùng Dương cho VietNamNet biết anh cùng ca sĩ Phạm Thuỳ Dung sẽ ủng hộ 2000 bộ quần áo bảo hộ chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Tùng Dương