Lưu ý rằng cách thức này không phải là lỗi in-game và nó cũng không khiến cho Riot Games cảm thấy lo ngại…nhưng đây vẫn thao tác rất thú vị.
Theo đó, người chơi LMHTcó nickname “lol_zx1” đã chơi Syndra đường giữa và cắm mắt vào khu vực Bùa Xanh đối phương ngay khi nó xuất hiện. Sau đó, lol_zx1 đã nâng nó lên bằng kỹ năng Ý Lực (W) và nhanh tay nhấp chuột vào lồng đèn do Thresh quăng ra để quẳng con quái vật rừng vào chỗ Bùa Đỏ - nơi Ivern đi rừng đã gần hoàn thành quá trình thu phục.
Như vậy, Người Bạn của Rừng Già (Nội tại) đã giúp Ivern sở hữu cùng lúc cả hai bùa lợi trước khi Bùa Xanh kịp trở về vị trí mà nó vốn thuộc về. Bằng cách này, Ivern còn cung cấp cho đồng đội cả ba loại bùa lợi (Bùa Đỏ & Bùa Xanh bên mình và Bùa Xanh của địch) để tạo ra lợi thế khủng khiếp ở giai đoạn đầu trận – khiến Nidalee đi rừng đối phương không thể tối ưu hóa khả năng gank.
Mẹo này có lẽ chỉ có thể ứng dụng khi hai đội mới nhập cuộc bởi cả tướng đi rừng, đường giữa lẫn hỗ trợ có thể phối hợp ăn khớp kể từ Bùa Xanh thứ hai.
Không phải lúc nào bộ ba Syndra, Ivern và Thresh cũng giao tiếp đủ tốt để hiện thực hóa pha cướp Bùa Xanh như đoạn clip trên. Thêm vào đó, việc Syndra lẫn Thresh phải nâng W ở ngay cấp độ 1 khiến họ có một sự nghi ngại nhất định. Chúng sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng đi đường – đặc biệt là với Thresh khi Con Đường Tăm Tối chưa bao giờ đem lại lợi thế trong những pha trao đổi chiêu thức.
Bất chấp điều đó, pha xử lý này vẫn sẽ tạo ra hiệu ứng tâm lý cực xấu cho đối phương. Hãy đặt mình vào vị trí của Nidalee tại thời điểm đó khi mà Bùa Xanh bị cướp ngay trước mặt mà không thể làm gì được.
Có lẽ sẽ có rất nhiều dấu “?” trên bảng chat all. Tệ hại hơn, Nidalee có thể đánh mất sự cảnh giác và tiếp tục để cho Ivern cướp sạch khu rừng dẫn tới thất bại chung cuộc.
Dù thế nào đi chăng nữa, bạn nên thử nghiệm mẹo này ít nhất một lần trong LMHT. Dù khả năng thực hiện nó gần như là không thể nếu như chơi với người lạ, nhưng nếu thành công, pha xử lý đó có khả năng thay đổi cục diện trận đấu từ rất sớm.
Gnar_G(Theo Dot Esports)
" alt=""/>LMHT: Cách ăn cắp Bùa Xanh bên địch không tốn một giọt máuTại các điểm thi, đa số các em cho biết hoàn thành bài thi môn Ngữ văn và đề thi năm nay chỉ cần chăm chỉ, bám sát phần ôn luyện của giáo viên là có thể đạt điểm trung bình. Để đạt mức điểm 9, 10 yêu cầu thí sinh phải có học lực giỏi, tư duy tốt.
Tại điểm thi trường THPT Trần Phú, em Thùy Dương (học sinh Trường THCS Lý Tự Trọng) chia sẻ: “Em thấy đề thi môn Văn tương đối vừa sức, em đã được ôn tập kỹ. Em ấn tượng ở câu 2 “trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta”.
Trong khi đó, em Hoài Ánh (Trường THCS Nguyễn Huệ) cho hay: “Với đề thi này, các bạn học lực trung bình sẽ giải được 89-90%. Riêng em với đề thi này tương đối vừa sức, phù hợp trong thời gian dài học trực tuyến”.
Kỳ thi vào lớp 10 Đà Nẵng diễn ra từ ngày 10 đến 12/6. Chỉ tiêu vào 21 trường công lập là 11.044 học sinh.
Số học sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 15.080, số học sinh đăng ký nguyện vọng 2 là 14.977.
Trường THPT Phan Châu Trinh có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 cao nhất là 2.494 em, chỉ tiêu tuyển của trường này là 1.364; Trường THPT Thái Phiên thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 1.167 em, chỉ tiêu tuyển là 792; Trường THPT Trần Phú thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 là 1.032 em, chỉ tiêu tuyển 792…
Hôm nay 10/6, thí sinh thi làm bài thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Ngoại ngữ. Ngày mai 11/6, thí sinh thi môn toán. Sáng 12/6, các thí sinh thi vào Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn sẽ thi môn Chuyên.
Tại mỗi điểm thi, Sở GD-ĐT Đà Nẵng bố trí 2 phòng thi dự phòng dành cho các trường hợp thí sinh mắc Covid-19.
>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố
Lê Huyền - Hồ Giáp
Tại hội nghị, nói về công tác tuyển sinh gắn với đào tạo lao động và việc làm, ông Đào Trọng Độ, Vụ trưởng Vụ Đào tạo thường xuyên cho hay, nếu so sánh những nhân lực của Việt Nam với các nước ở trong khu vực và trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của chúng ta tương đối thấp.
Cụ thể, dẫn một thống kế xếp hạng 141 quốc gia về năng lực cạnh tranh năm 2019, Việt Nam đứng ở thứ 67, chỉ xếp trên Lào và Campuchia trong khu vực Đông Nam Á.
Còn về năng suất lao động tính theo giờ làm việc, nếu như Singapore là 54,9 thì Việt Nam là 4,4.
“Tức năng suất lao động của chúng ta chưa bằng 1/10 của Singapore; bằng khoảng một nửa so với Philippines; bằng khoảng 1/3 so với Indonesia và Thái Lan. Như vậy, nếu so sánh năng suất lao động tính theo giờ làm việc, chúng ta đang đứng ở top rất thấp trong khu vực”.
Về chỉ số chất lượng nguồn nhân lực, chúng ta xếp thứ 70/100 quốc gia xếp hạng, tức là so với các nước ở trong khu vực mà tham gia xếp hạng thì chúng ta chỉ đứng trên Campuchia; trong khi Singapore xếp thứ 2.
“Như vậy chỉ số chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta cũng đang ở mức rất thấp”.
Về lao động chuyên môn cao, chúng ta đứng thứ 81/100 quốc gia. So với trong khu vực, chúng ta chỉ xếp trên Indonesia và Campuchia.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ ở mức 26,1%.
Về cơ cấu nhân lực, theo ông Độ, các nước trong khu vực, cứ có 1 người tốt nghiệp đại học sẽ có khoảng 3 tốt nghiệp cao đẳng, 5 tốt nghiệp trung cấp. Trong khi đó, ở Việt Nam, nếu có 1 đại học trở lên, thì có 0,35 người học cao đẳng; 0,65 học trung cấp và sơ cấp là 0,4.
“Cơ cấu nhân lực của chúng ta đang bị mất cân đối. Số học đại học trở lên chiếm tỷ lệ tương đối cao. Nếu tính ra, cứ 3 người học đại học, mới có 1 người học cao đẳng nghề. Tỷ lệ này đang bị vênh, nên nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất đang bị thiếu”.
Theo ông Độ, thực trạng còn nhiều khó khăn khi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp hạn chế; việc phân luồng học sinh sau trung học đi học nghề còn khó khăn. Bên cạnh đó thách thức cũng đến từ việc tuyển sinh đại học dễ dàng với quy mô và số lượng lớn. Các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp FDI) tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo với số lượng lớn.
Cũng tại hội nghị này, đại diện các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến, khuyến nghị về chính sách với cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp. Một số đại biểu cũng bày tỏ lo lắng khi việc tuyển sinh vào đại học ngày một dễ dàng khi các trường mở thêm nhiều ngành, xét tuyển bằng nhiều phương thức.
Tại hội nghị, bà Khương Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính cũng chia sẻ về kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng phê duyệt. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Chiến lược là đến năm 2025 sẽ bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu được đề ra như thu hút 40 - 45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 25% lực lượng lao động; Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%; Phấn đấu 100% nhà giáo đạt chuẩn; khoảng 80% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại; Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao.
Kết luận hội nghị, ông Phạm Vũ Quốc Bình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, Chiến lược đã có, nhưng vấn đề cần quan tâm là đưa được Chiến lược vào trong thực tiễn.
Do đó, ông Bình kiến nghị lãnh đạo các Sở LĐ-TB&XH đề nghị UBND tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai Chiến lược cụ thể.
Cùng đó, triển khai các giải pháp của chiến lược. “Có chiến lược rồi, cần triển khai ngay”, ông Bình cho rằng cần tập trung ráo riết để tranh thủ giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” để tạo đột phá.
Bên cạnh đó, các địa phương cần đẩy mạnh, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch chuyển đổi số; quan tâm đến học liệu dùng chung, nền tảng dùng chung,...
Thanh Hùng
" alt=""/>Thách thức giáo dục nghề nghiệp vì tuyển sinh đại học ngày càng dễ