-Câu chuyện Môi giới “khô máu” vì làm giàu cho Google,ôigiớibấtđộngsảvăn toàn Facebook qua chia sẻ của độc giả Kerry Le, đã trở thành đề tài nóng, thu hút sự quan tâm của dân bất động sản cũng như các chuyên gia về marketing online. Ở góc độ là nhà đào tạo, chuyên gia tư vấn, ông Mai Xuân Đạt, Giám đốc Công ty Truyền thông Thịnh Vượng, cho rằng, không nên đổ lỗi hết cho Google và Facebook, khi người chạy quảng cáo không thu lại kết quả. “Tôi cảm thấy oan cho Google, Facebook khi đọc bài Môi giới “khô máu” vì làm giàu cho Google, Facebook. Trên thực tế, mình không thích làm dịch vụ AdWords hay SEO cho các bạn làm bất động sản” - ông Đạt chia sẻ trên Facebook cá nhân. Theo ông Đạt, có 4 lý do ảnh hưởng đến chuyện ông không mặn mà với mảng bất động sản. Thứ nhất, thời gian cho hành trình mua của khách hàng có nhu cầu bất động sản, tính từ khi tìm kiếm lần đầu, tới khi có nhu cầu thật sự là quá lâu (2 - 3 năm, từ lúc nghĩ rằng mình sẽ có tiền...). Vì vậy việc 100 click vào quảng cáo, có bao nhiêu người đang ở giai đoạn thực sự muốn mua là rất ít và không thể dự đoán. Hiệu quả quảng cáo giữa các ngày, các tuần là rất khác nhau. Do vậy, ông Đạt cho rằng "có khách hàng hay không phụ thuộc lớn vào... sự may mắn". | Nhiều lớp học marketing online nở rộ đón xu hướng. Nguồn ảnh: im.edu.vn |
Thứ 2, hành vi tìm kiếm của khách hàng bất động sản rất đa dạng. Nếu với điện thoại, khách Search "iphone 6 16GB trắng" gần như chắc chắn sẽ mua, khách search "iphone 6" là khách tìm hiểu. Trong khi, khách bất động sản lại khác. Khách mua bất động sản thường là người có tiền và bận rộn. Họ không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu Online, nhiều người sẽ tìm kiếm ngắn gọn về tên dự án quan tâm, để tìm ra một môi giới có khả năng cung cấp cho họ thông tin đầy đủ. Thứ 3, với đa số ngành nghề dễ bán Online, hành vi chúng ta mong muốn họ thực hiện trên website là "mua hàng". Nhưng khách bất động sản lại không như vậy. Chúng ta chỉ có thể hy vọng họ gửi lại contact để liên hệ tư vấn tiếp theo. Việc đó lại phụ thuộc phần lớn ở niềm tin của khách hàng dành cho website (có vẻ là "chủ đầu tư" hay không), ấn tượng với người môi giới (hình ảnh, hotline, cách hành văn trên website, màu sắc phù hợp...). Điều này loại phần lớn nhân viên môi giới "không thể hiện được bản sắc thương hiệu cá nhân" trên website. Và ngay cả khi thể hiện được bản sắc thì mỗi nhân viên môi giới bất động sản cũng chỉ phù hợp với một phân khúc, nhóm khách hàng nhất định chứ không phải "đại đa số người mua bất động sản" như chúng ta hy vọng. Làm online với bất động sản hoàn toàn không chỉ là câu chuyện kỹ thuật quảng cáo. Thứ 4, ngành bất động sản rất đông môi giới viên cùng làm quảng cáo. Hệ thống lọc click không hợp lệ của Google sẽ bỏ qua nếu mỗi môi giới viên chỉ search và click vào đối thủ 1 lần/ngày. Nếu hàng chục môi giới viên cùng làm vậy thì thiệt hại cho các quảng cáo là không hề nhỏ. Ông Đạt cũng đồng quan điểm với góc nhìn của Kerry Le, trong câu chuyện của nghề môi giới rằng, "Mối quan hệ mới là cái gốc bền vững cho nghề môi giới". “Chỉ môi giới viên non nớt và không nhạy bén mới đặt toàn bộ niềm tin vào công cụ quảng cáo Google hay Facebook. Mà không chỉ bất động sản, bất cứ lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm nào, sẽ không thành công nếu không xuất phát từ khách hàng cùng với thái độ làm việc thiếu nghiêm túc, tìm tòi. Công cụ chỉ là công cụ. Sử dụng công cụ chứ không nên phụ thuộc vào công cụ” - ông Đạt nhận định. Quốc Tuấn |