Ngày 27/10,átkhỏiámảnhungthưngườiphụnữsốngkhỏesaunămpháthiệnbệlịch thi đấu c2 Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị khoa học tổng kết 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc cho bệnh máu ác tính. Đến nay, hơn 100 bệnh nhân được ghép tế bào gốc tại cơ sở y tế này.
Một trong số đó là bệnh nhân Vũ Thị Mão, 73 tuổi, trú tại Cao Thắng, Hạ Long, Quảng Ninh, bị ung thư máu từ 10 năm trước. Khi nghe bác sĩ chẩn đoán ung thư, bà nghĩ rằng mình chỉ sống được vài tháng, tinh thần suy sụp. Tuy nhiên, các bác sĩ tại Trung tâm Huyết học, Bệnh viện Bạch Mai, đã động viên bà Mão điều trị bệnh. Sau đó, bệnh nhân này được ghép tế bào gốc.
Tương tự, chị Hoàng Thu Hằng (trú tại thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) được ghép tế bào gốc đồng loài từ năm 2013. Sau 10 năm, bệnh nhân vẫn khỏe mạnh và tái khám theo chỉ định.
Giáo sư Phạm Quang Vinh, nguyên Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu, cho biết đối với bệnh máu ác, việc điều trị hóa chất để lại nhiều tác dụng phụ đối với bệnh nhân, dễ khiến họ bị nhiễm trùng nặng.
Để hạn chế tác dụng phụ này, ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị thường được các bác sĩ áp dụng. Hai phương pháp ghép tế bào gốc là ghép tự thân và ghép tế bào gốc đồng loại. Trong đó, ghép tế bào gốc tự thân là lấy tế bào gốc của người bệnh, dùng hóa chất diệt tế bào ác tính và ghép lại cho người bệnh. Ghép tế bào gốc đồng loại là lấy tế bào gốc của người khác, kỹ thuật phức tạp hơn.
Đặc biệt, quá trình ghép yêu cầu vô khuẩn rất sát sao để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, các cán bộ trung tâm dinh dưỡng còn phải khai thác tiền sử của người bệnh, để nuôi dưỡng đường tiêu hóa, tránh dị ứng và giảm nguy cơ biến chứng, nhiễm trùng.
U lành tính ở 2 vị trí dễ chuyển thành ung thưU lành tính xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể nhưng một số trường hợp có nguy cơ âm thầm chuyển sang ác tính, di căn ảnh hưởng tới tính mạng.