Giáo sư nhận thưởng 124 tỷ ở Mỹ vẫn từ chối đãi ngộ để về nước cống hiến
Ông Tạ Hiểu Lượng (SN 1962) xuất thân trong gia đình trí thức,áosưnhậnthưởngtỷởMỹvẫntừchốiđãingộđểvềnướccốnghiếgiá sh 2020 bố mẹ là giáo sư Đại học Bắc Kinh. Từ nhỏ, ông được bố mẹ dạy đọc và viết. Dưới sự giáo dục của gia đình, ông sớm sớm bộc lộ khả năng nghiên cứu.
"Trong khi bạn bè đồng trang lứa học SGK, cậu bé đã áp dụng kiến thức vào thực tế để phát minh mô hình", giáo viên từng dạy ông chia sẻ. Lên cấp 2, ông có thể tạo ra dàn âm thanh nổi và tàu mô hình. Sau khi phát hiện tài năng vượt trội của con, bố mẹ ông áp dụng phương pháp giáo dục phù hợp để kích thích khả năng sáng tạo. Dần dần, ông trở nên thích nghiên cứu thực tế.
Luôn duy trì thành tích học tập xuất sắc, ở tuổi 15, ông thi đỗ vào Trường Trung học trực thuộc Đại học Bắc Kinh. Đến năm 1980, tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, ông đỗ vào khoa Hóa học của Đại học Bắc Kinh. Không dành thời gian thư giãn, sau khi vào trường, ông tập trung nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh việc để tâm đến học hành, ông thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của trường, lớp. Ngoài Hóa học, ông còn quan tâm đến Vật lý và Toán. Trên cơ sở hoàn thành môn chuyên ngành, thời gian rảnh, ông xin vào lớp Toán và Lý để học hỏi. Không chỉ tự học lập trình, ông còn tham gia nhiều dự án nghiên cứu khoa học và đạt giải cao.
Tốt nghiệp đại học năm 1984, ông tiếp tục học thạc sĩ tại trường và tiến hành nghiên cứu Hóa học thực nghiệm chuyên sâu. Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu ông nhận ra rào cản kỹ thuật ở trong nước. Do đó, tốt nghiệp thạc sĩ năm 1985, ông quyết định sang Mỹ học tiến sĩ tại Đại học California (San Diego, Mỹ).
Tại đây, ông cùng giáo sư John Simon - người chuyên nghiên cứu động học hóa học bằng tia laser, xuất bản nhiều bài báo gây ấn tượng trong giới học thuật. Nhận bằng tiến sĩ năm 1989, ông được mời về làm việc tại Phòng thí nghiệm của giáo sư Graham Fleming thuộc Đại học Chicago (Mỹ).
3 năm sau, ở tuổi 30, ông vinh dự là nhà khoa học đầu tiên ở Trung Quốc gia nhập Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL). Tại đây, ông thực hiện thành công nhiều nghiên cứu về quang phổ, động lực phân tử đơn và hình ảnh quang học độ phân giải cao.
Ở tuổi 37, ông chính thức được bổ nhiệm trở thành giáo sư khoa Hóa và Sinh hóa tại Đại học Harvard. Vinh dự này giúp danh tiếng của ông được khẳng định trong giới học thuật. Sau 1 năm gia nhập Harvard, ông đã nộp 6 đơn đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học. Không chỉ được phê duyệt tất cả, ông còn nhận được trợ cấp đặc biệt để hoàn thành nghiên cứu.
Trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu tại đây, giáo sư Lượng đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một trong những nghiên cứu để lại tên tuổi của giáo sư là Phương pháp khuếch đại ADN đơn bào, công bố năm 2012. Phương pháp này cho phép giải trình tự ADN của con người, để tìm kiếm các đột biến có thể gây ra bệnh di truyền hoặc ung thư.
Thành công của nghiên cứu giúp giáo sư nhận về loạt giải thưởng danh giá. Năm 2004 và 2018, ông giành được giải thưởng Tiên phongcủa Viện Y tế Mỹ (NIH), tổng trị giá 5 triệu USD (124 tỷ đồng).
Năm 2015, ông trở thành người Trung Quốc đầu tiên nhận giải Albernivề Y sinh. Cùng năm, giáo sư tiếp tục giành giải thưởng Debyecủa Hiệp hội Hóa học Mỹ.
Với những đóng góp quan trọng trong lĩnh vực hóa học lý sinh, năm 2011, ông được bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. 5 năm sau, giáo sư tiếp tục vinh dự là thành viên của Học viện Y khoa Mỹ.
Đang ở đỉnh cao sự nghiệp, năm 2018, ông quyết định từ chức giáo sư tại Đại học Harvard và nhiều phúc lợi khác, để về nước cống hiến. Về nước ở tuổi 56, ông đảm nhận chức vụ giám đốc Trung tâm Đổi mới Tiên phong Y sinh (BIOPIC) thuộc Đại học Bắc Kinh.
Ngoài việc dành thời gian giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh, ông còn hoàn thành nhiều dự án nghiên cứu khoa học với các chuyên gia hàng đầu trong nước. Đóng góp lớn nhất của ông sau khi về nước là hỗ trợ nghiên cứu vắc xin phòng Covid-19.
Tháng 10/2020, giáo sư Lượng được bổ nhiệm làm giám đốc Phòng thí nghiệm quốc gia Bắc Kinh - Xương Bình. Từ tháng 6/2023 đến nay, ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS).
Chia sẻ quyết định về nước sau 33 năm ở Mỹ, giáo sư cho hay: "Tôi luôn quan tâm đến sự phát triển của quê hương, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong nước. Là người Trung Quốc, tôi hy vọng được đóng góp cho quê hương và trường cũ của tôi - Đại học Bắc Kinh".
Theo giáo sư Lượng, việc về nước cống hiến không phải hành động đặc biệt, bởi trước đó đã có nhiều nhà khoa học từng làm.
"Sự trở về không nhất thiết phải giải thích, nhưng nếu không về nước chắc chắn cần có lý do", giáo sư Lượng nói.
Cuộc sống sau 12 năm của nam sinh từ chối làm ở Bộ Ngoại giao, về quê trồng rauTRUNG QUỐC - Từ bỏ cơ hội làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc để về quê làm nông, sau 12 năm, Dương Thư Xuân sở hữu chuỗi cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên toàn quốc với doanh thu 25 triệu NDT/năm (86 tỷ đồng).下一篇:Biện pháp chuyển khách sang dùng tài khoản để chơi game khiến chủ quán net dễ quản lý
相关文章:
- Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0
- Nha khoa Sing mở thêm cơ sở tại Hải Phòng
- Bảng lương bác sĩ từ ngày 1/7, mức tăng cao nhất tới hơn 4,3 triệu đồng/tháng
- Khách du lịch ném đồ ăn cho trẻ em vùng cao
- Danh sách bê bối dài dằng dặc của Uber
- Nhà thờ Tân Định 153 tuổi màu hồng mê hoặc du khách khắp thế giới ở TP.HCM
- Hà Nội một thời và Hà Nội muôn thủa
- Khan hàng, giá Honda Vision lại bị 'thổi' lên cao
- Những cô nàng bé hạt tiêu nhưng nghị lực phi thường của Ghibli
- Tự phong chung cư cao cấp, hạng sang khiến người mua nhầm lẫn
相关推荐:
- FPT Telecom, VNPT, CMC Telecom dẫn đầu về tỷ lệ triển khai IPv6
- Cơ sở y tế giữ môi trường không khói thuốc lá
- Phao câu gà nhiều người thích ăn nhưng chứa đầy chất gây hại
- Bệnh ung thư thực quản có dấu hiệu khi bị sút cân, ăn nghẹn cổ họng?
- Công nghệ thực tế ảo ngày càng thâm nhập sâu vào kinh doanh và đời sống
- Clip độc đáo mừng sinh nhật vợ
- 3 yếu tố tạo sức hút của nhà phố thương mại Artisan Park
- Sau di dời mộ, đề xuất không xây nhà tại nghĩa trang lớn nhất TP.HCM
- Phát hiện tin nhắn có thể làm 'đơ' mọi điện thoại iPhone
- Chính sách visa nới nhưng cũng phải biết cách 'chiều' du khách
- [LMHT] G2 cùng H2K đại thắng trong ngày khai mạc LCS Châu Âu Mùa Xuân 2017
- Game thủ Việt ghét nhất điều gì trong dịp Tết Nguyên Đán?
- Little Nightmares
- Samsung Việt Nam chính thức phản hồi cáo buộc 'đối xử tệ với lao động có thai'
- Những thách thức ngành giao thông phải đối mặt trong cách mạng công nghiệp 4.0
- Xuất Kích đột phá với bản siêu cập nhật lớn nhất từ trước đến nay
- Planet of Heroes
- YouTube bị tẩy chay vì các bình luận luyến ái dưới video trẻ em
- [LMHT] Bengi không có nổi một điểm hạ gục trước đội hình mới của EDG
- Chuột túi đập cửa kính, định đột nhập vào nhà