Thời sự

Phim 'Mai' của Trấn Thành dán nhãn 18+: Học sinh vẫn vô tư vào rạp?

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-02-17 19:09:32 我要评论(0)

Nhân viên rạp "nhìn mặt đoán tuổi" khán giả?ủaTrấnThànhdánnhãnHọcsinhvẫnvôtưvàorạdantri 24hPhimMaiđadantri 24hdantri 24h、、

Nhân viên rạp "nhìn mặt đoán tuổi" khán giả?ủaTrấnThànhdánnhãnHọcsinhvẫnvôtưvàorạdantri 24h

PhimMaiđang được xem là hiện tượng phòng vé mùa Tết Giáp Thìn. Đến nay, sức nóng của phim vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tình trạng "cháy vé", khán giả xếp hàng chờ mua vé diễn ra ở nhiều cụm rạp trên cả nước.

Tuy nhiên, đây lại là tác phẩm gắn nhãn T18 (dành cho khán giả từ 18 tuổi trở lên). Nhiều người đặt vấn đề rằng trước việc khán giả ùn ùn ra rạp, việc kiểm soát độ tuổi người xem được thực hiện như thế nào?

Tối 19/2, phóng viên Dân tríđã có mặt tại một số rạp chiếu phim ở TPHCM để tìm hiểu sự việc.

Theo quy định, để kiểm soát một cách hiệu quả nhất với các phim có dán nhãn T18, phía rạp phim sẽ yêu cầu khán giả phải xuất trình chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc giấy tờ tùy thân khi mua vé. Tuy nhiên, trên thực tế, quy trình này được thực hiện khá lỏng lẻo. 

Tại rạp một chiếu phim ở quận Tân Bình (TPHCM), khu vực bán vé trực tiếp cũng như khu vực soát vé mua online, nhân viên không thực hiện khâu kiểm tra giấy tờ tùy thân của khán giả một cách sát sao.

Từ 19h, hầu hết các suất chiếuMaitại đây đều đã hết ghế, chỉ còn suất sau 23h. Dù hàng dài khán giả xếp hàng vào xem Mai, nhưng không ai cần phải chứng minh đã đủ tuổi xem phim hay chưa.

untitled 1.jpg
Khán giả dưới 18 tuổi vẫn vô tư mua vé vào rạp xem "Mai" (Ảnh: Quỳnh Tâm).

Tương tự, tại một rạp chiếu phim khác ở quận Tân Bình hay một rạp ở TP Thủ Đức, khâu kiểm tra để xác định độ tuổi người mua vé phim Mai cũng diễn ra tương đối hời hợt. 

Theo ghi nhận, nhân viên bán vé chủ yếu phân loại độ tuổi bằng cách hỏi trực tiếp người mua chứ không yêu cầu phải trình giấy tờ tùy thân hay tìm cách xác minh độ tuổi người mua vé.

Việc phân loại phim theo lứa tuổi được thực hiện theo kiểu phụ thuộc vào "tinh thần tự giác" của khán giả. Chưa kể, nhiều trường hợp khách đặt vé online từ trước, nhân viên rạp phim không có động thái xác minh kỹ mà chỉ... "nhìn mặt đoán tuổi". 

untitled 4.jpg
Khán giả trẻ ra rạp xem "Mai" khá đông, nhưng khâu xác minh độ tuổi còn lỏng lẻo (Ảnh: Quỳnh Tâm).

Khi học sinh "trót lọt" vào rạp

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, khán giả N.O. (học sinh lớp 11, quận Bình Thạnh) cho biết em đã xem Maitrong kỳ nghỉ Tết. Khi được hỏi về việc vì sao chưa đủ tuổi vẫn có thể vào rạp, N.O. cho biết em mua vé trực tiếp tại rạp, nhân viên không kiểm tra giấy tờ.

Tại một rạp chiếu tại TP Thủ Đức tối 19/2, chúng tôi cũng ghi nhận khán giả B.Q. (SN 2005) đi xem Maicùng em trai sinh năm 2011. B.Q. cho biết đã đặt vé online và không bị kiểm tra độ tuổi hay phải xuất trình căn cước công dân.

Trước việc dắt em trai 13 tuổi vào rạp phim gắn mác T18, B.Q. nói: "Trước đây tôi chưa đủ 18 tuổi nhưng vẫn được vào xem các phim T18, nên đợt này tôi đặt vé luôn cho em trai".

untitled 5.jpg
Khán giả dưới 18 tuổi vẫn vô tư mua vé vào rạp xem "Mai" (Ảnh: Quỳnh Tâm).

Trường hợp khác, chị Quỳnh (SN 1973, quận Bình Thạnh) cũng lựa chọn ra rạp xem phim Maicùng ông xã và con gái. Theo chị Quỳnh, con gái chị vừa tròn 18 tuổi. Lúc chị đến mua vé, phía nhân viên ở rạp hỏi về tuổi của con gái và yêu cầu xem căn cước công dân.

Chị Quỳnh nói thêm: "Ban đầu chúng tôi đắn đo về việc có nên cho bé xem phim cùng hay không. Bên cạnh đó, các bạn cùng lớp với bé cũng đã xem rồi nên chúng tôi thấy khá thoải mái. Con gái cũng nói rằng, nếu bố mẹ cho xem phim thì bé mới dám xem. Đến những đoạn "cảnh nóng", bé sẽ tự che mắt lại".

Các nhà rạp nói gì?

Theo tiêu chí phân loại phim mới nhất tại Việt Nam áp dụng từ 20/5/2023, theo thông tư số 05/2023 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phim thuộc loại T18 dành cho người xem từ 18 tuổi trở lên.

Đây là những tác phẩm có nội dung chủ yếu dành cho đối tượng người lớn, có thể chứa những yếu tố nội dung nhạy cảm. Các cơ sở điện ảnh phải thông báo công khai đến khán giả tại các rạp chiếu phim thông tin về phân loại phim cũng như cách thức kiểm soát, kiểm tra tuổi đối với khán giả vào xem phim.

Mặc dù vậy, trước nay, việc kiểm soát độ tuổi khán giả tại rạp còn nhiều lỗ hổng. Nhiều ý kiến cho rằng khâu xác minh tuổi người xem chưa minh bạch, chuyên nghiệp.

Nhiều cụm rạp lờ đi việc xác minh tuổi vì dễ... mất khách, giảm sút doanh thu. Ở những dịp lễ Tết đông khán giả ra rạp, việc phân loại tuổi cũng khó thực hiện vì mất thời gian.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc nội dung CGV Việt Nam - cho biết phía CGV luôn chú trọng chấp hành quy định của hệ thống phân loại phim theo độ tuổi. Việc kiểm tra độ tuổi được thực hiện ở khâu bán vé. Riêng đối với những khách hàng mua vé trực tuyến, hoạt động kiểm tra diễn ra ở cửa soát vé.

Trước câu hỏi về những vướng mắc của CGV Việt Nam trong việc phân loại độ tuổi khán giả xem Mai, ông Hải cho hay: "Thật ra trong hoạt động của rạp, việc xác minh tuổi khán giả chắc chắn là có khó khăn. Tuy nhiên CGV áp dụng nhiều biện pháp như thông báo, kiểm soát từ khâu mua vé trực tuyến tới khâu mua vé tại rạp.

Tại quầy soát vé, CGV cũng bố trí nhân sự để kiểm tra độ tuổi theo quy định và hỗ trợ khách hàng chưa đủ độ tuổi qua xem các phim khác phù hợp độ tuổi hơn", ông Hải cho biết.

untitled 3.jpg
Bảng hướng dẫn phân loại phim theo lứa tuổi tại một rạp chiếu ở TP Thủ Đức (Ảnh: Quỳnh Tâm).

Ông Nguyễn Văn Hướng - đại diện quản lý rạp của Galaxy Studio - cho biết khâu kiểm soát độ tuổi khán giả luôn là vấn đề quan trọng và được nhà rạp lưu tâm. Tuy nhiên trong thực tế, để kiểm soát được độ tuổi theo đúng quy định có rất nhiều khó khăn. 

"Thí dụ, dịp Tết, nhiều khán giả dẫn gia đình đi xem phim, gồm cả người lớn, trẻ nhỏ. Với những trẻ em dưới 18 tuổi, chúng tôi sẽ gợi ý các em xem phim khác phù hợp lứa tuổi.

Ở những thời điểm rạp vắng khách, việc đổi phim dễ dàng, nhanh chóng. Nhưng ở những giờ cao điểm đông khách, việc đổi phim rất khó khăn. Cũng có nhiều nhóm khán giả muốn xem cùng gia đình nên không đồng ý việc đổi phim và bỏ về", ông Hướng nói với phóng viênDân trí.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc khán giả mua vé online không phải trình giấy tờ khi đến cửa soát vé, ông Hướng cho biết: "Trong ứng dụng đặt vé, chúng tôi đều yêu cầu người mua bấm xác nhận đủ tuổi.

Tại quầy soát vé, nhân viên thường quan sát bằng mắt. Khán giả nào có vóc dáng nhỏ quá sẽ được yêu cầu trình giấy tờ tùy thân, thẻ sinh viên... Trường hợp họ không đủ tuổi, nhân viên đành xin lỗi, từ chối phục vụ và hoàn tiền".

Ông Nguyễn Văn Hướng cho biết thêm nếu rạp nào bị phát hiện chiếu phim không đúng độ tuổi quy định, trách nhiệm sẽ thuộc về cụm rạp đó.

"Thanh tra Cục điện ảnh hoặc các sở ban ngành đi kiểm tra đột xuất, nếu có trường hợp vi phạm sẽ xử phạt theo quy định", ông Hướng cho hay.

Thông tư số 05/2023/TT-BVHTTDL quy định 6 mức phân loại phim, được xếp từ thấp đến cao:

- Loại P là phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi

- Loại K là phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ

- Loại T13 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên

- Loại T16 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên

- Loại T18 là phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên

- Loại C là phim không được phép phổ biến.

Việc hiển thị mức phân loại phim phải bảo đảm cung cấp được thông tin về mức phân loại phim và nội dung cảnh báo trong khoảng thời gian đủ để người xem tiếp nhận được thông tin.

Đối với phim được phổ biến trong rạp chiếu phim; tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam; phim được phổ biến trên các phương tiện công cộng và các phương tiện nghe nhìn khác: Hiển thị nội dung cảnh báo bằng chữ viết hoặc lời nói trước khi bắt đầu phổ biến phim; vị trí hiển thị cảnh báo ngay sát phía dưới biểu tượng mức phân loại phim.

Về chế tài xử phạt: Căn cứ tại khoản 5, Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4, Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim:

Phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng đối với hành vi không bảo đảm người xem phim đúng độ tuổi theo phân loại phim.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Jacky “EternaLEnVy” Mao và Jingjun “Sneyking” Wu không còn là người của Fighting PandaStừ sáng qua (23/02).

David “MoonMeander” Tan là người công bố thông tin trên tài khoản Twitter cá nhân và đã được xác nhận bởi đội trưởng Kurtis “Aui_2000” Ling.

Fighting PandaS được thành lập ở kỳ chuyển nhượng hậu The International 9 – kỳ TI đầu tiên mà EE-sama bỏ lỡ kể từ năm 2014. Pro player kỳ cựu người Canada đã không thể tìm được bến dỗ thích hợp sau chưa đầy một tháng gắn bó với beastcoast – nơi anh vướng vào drama đối xử tệ bạc với người đàn em Nico “Gunnar“Lopez.

Sở hữu đội hình gồm toàn các cựu binh trong khu vực, Fighting PandaS giờ đã trở thành tên tuổi nổi bật của Dota 2Bắc Mỹ. Họ đã giành quyền tham dự Major đầu tiên của DPC 2019-2020, MDL Chengdu Major, nơi Fighting PandaS cán đích hạng 9-12.

Fighting PandaS vẫn chưa công bố hai players lấp vào khoảng trống mà EE-sama và Sneyking để lại

Sau đó, Fighting PandaS về bét tại Minor thứ hai, WePlay! Bukovel Minor 2020, trước khi trở thành một trong hai đại diện của Dota 2Bắc Mỹ tại StarLadder ImbaTV Dota 2 Minor Season 3.

Kể từ màn ra mắt chính thức tại Major vào cuối tháng 11 năm ngoái, Fighting PandaS lại chưa bao giờ lọt vào top 2 teams mạnh nhất khu vực – vốn thuộc về Evil Geniusescùng Chaos Esports Club.

Bất chấp điều đó, Fighting PandaS vẫn là một team đầy tiềm năng khi họ sở hữu những người đã từng chơi với nhau lâu năm và cả một nhà cựu vô địch TI, Aui_2000.

Với việc Cloud9 thông báo trở lại đấu trường Dota 2chuyên nghiệp sau hai năm vắng bóng, có khả năng EE-sama sẽ kéo theo Sneyking về lại mái nhà xưa. C9 đã chọn khu vực Đông Nam Á để tham gia vòng loại Major/Minor thứ ba của mùa giải do những nguyên nhân liên quan đến khâu logistics. Tổ chức có trụ sở tại Bắc Mỹ thậm chí còn mượn một player ĐNÁ nhưng vẫnthất bại tại Vòng Sơ loại.

Họ đã xác nhận sẽ quay trở lại với khu vực Bắc Mỹ ở phần còn lại của DPC. Và quãng thời thành công nhất của team Dota 2thuộc biên chế C9 là khi họ còn chơi tại Bắc Mỹ với EE-sama trong đội hình. Tại thời điểm đó, C9 luôn thể hiện được phong độ ổn định trong khu vực và gây ra ít nhiều khó dễ cho EG mỗi khi hai teams chạm trán.

Thời còn khoác áo C9, carry người Canada đã giành hạng 5-6 tại TI4 – thành tích ấn tượng nhất của EE-sama trong năm lần tham dự giải đấu Dota 2lớn nhất thế giới.

None (Theo Dot Esports)

" alt="Dota 2: EE" width="90" height="59"/>

Dota 2: EE

Những giọt nước mắt đã lăn dài trên má các học sinh lớp 12 Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội trong lễ trưởng thành được tổ chức tại trường sáng nay, 21/5.

Sáng nay, thầy trò Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội đã tổ chức lễ bế giảng năm học 2015-2016 kết hợp lễ trưởng thành cho học sinh lớp 12 của trường.

{keywords}
Khi lễ bế giảng chưa bắt đầu, nhiều bạn học sinh khối 12 tranh thủ chụp ảnh selfie cùng nhau để lưu giữ kỷ niệm. 
{keywords}
Một nữ sinh lớp 12A2 ngồi đầu hàng cũng tranh thủ ghi lưu bút cho bạn bè.
{keywords}
Viết lưu bút trên những chiếc áo trắng đồng phục của học trò trường Bưởi
{keywords}
Hoặc ký tên vào cuốn kỷ yếu của trường được đặt tên là Vòng gỗ 106. Niên khóa 2013-2016 là niên khóa thứ 106 của Trường THPT Chu Văn An.
{keywords}
Một số bạn chọn cách ghi lại những khoảnh khắc trong ngày bế giảng như một trải nghiệm riêng.

{keywords}
Trao nhau những trang lưu bút.
{keywords}
Khi lễ trưởng thành bắt đầu, không khí trang nghiêm và xúc động. Nhiều cô giáo đã không nén được tình cảm của mình. 

{keywords}
Lúc này, những giọt nước bắt bắt đầu rơi.

{keywords}
Nhiều bạn nữ không nén được tình cảm khi sắp phải chia tay ngôi trường, thầy cô và bạn bè các em đã gắn bó 3 năm qua.
{keywords}
Nhiều bạn khóc lớn như trẻ con khi ôm người bạn thân của mình.

{keywords}
Những giọt nước mắt lăn dài trên má các bạn nữ sinh cuối cấp.
{keywords}
Nhiều bạn nam đa cảm cũng khóc ngon lành.

{keywords}
Nhiều bạn nữ thậm chí phải an ủi, động viên các bạn nam sinh.
{keywords}
Những cũng không thiếu những nụ cười hạnh phúc.

{keywords}
Những cái ôm rất chặt.

{keywords}
Khi nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt.

{keywords}
Lễ trưởng thành được kết thúc bằng màn thả bóng bay mang theo những ước mơ của những học sinh lớp 12 trường Chu Văn An.

{keywords}
Một nhóm tập trung vui vẻ chụp ảnh selfie.
{keywords}
Một nhóm khác đập tay để chúc nhau thi tốt, thực hiện được giấc mơ tương lai của mình.
{keywords}
Một nhóm bạn thân ôm nhau hát ngay trên sân trường.
{keywords}
Những cuốn kỷ yếu, lưu bút được xếp thành chồng trên ghế ngồi.
{keywords}
Lưu bút lên giày.
{keywords}
Một nam sinh xem lại chiếc áo trắng giờ đây đã đầy chữ ký của bạn bè.
{keywords}
Một nam sinh khác có đầy những vệt son môi trên má và áo đồng phục.
{keywords}
Cuốn kỷ yếu niên khóa 2013-2016 được các học sinh khối 12 thực hiện và tặng lại cho các thầy cô trong ban giám hiệu trường. 

Hà Phương

" alt="Nước mắt rơi trong lễ trưởng thành trường Chu Văn An" width="90" height="59"/>

Nước mắt rơi trong lễ trưởng thành trường Chu Văn An

chongluoi.jpg
Làm gì có lý con rể an nhàn, con dâu làm mọi việc? Ảnh minh họa: HuffPost

Kêu ca với chồng thì anh bảo: “Đàn bà không bếp núc thì không lẽ đàn ông làm?”. Tôi bực mình đáp, "gia đình em mấy đời, đều đàn ông vào bếp. Ngay cả bố em cũng sớm tối bếp núc, mẹ em chẳng phải làm mấy việc đó".

Chồng tôi thở dài ngao ngán: “Nhà em thế, nhưng nhà anh không thế, đàn bà thì phải bếp núc tươm tất, chứ không đàn ông lấy vợ làm gì?”. 

Tuần nào, chồng cũng bắt tôi về quê thăm bố mẹ. Lần nào về cũng bày vẽ cơm nước rất nhiều món. Ăn ít nhưng bát đĩa thì nhiều. Đến lúc dọn dẹp, một mình tôi hì hụi, trong khi mẹ chồng và tất cả đàn ông trong nhà đều vắt chân uống trà. 

Tôi quyết định từ giờ sẽ không về nhà chồng thường xuyên nữa. Và vì chuyện này, hai vợ chồng cãi nhau rất nhiều lần. 

Mấy lần gần đây, hai vợ chồng về ngoại chơi, anh lại vắt chân chữ ngũ ngồi uống trà, hút thuốc, không làm một việc gì.

Thấy tôi bực mình, mẹ vội chạy vào bênh: “Mấy khi vợ chồng về chơi, để cho nó ngồi uống nước, nhà có việc gì đâu”. “Nhà có việc gì đâu” trong khi ai cũng vội vàng nấu nướng, dọn dẹp. Cả bố tôi cũng phải chung tay làm cỗ. 

Mẹ tôi còn bê đĩa hoa quả vào phục vụ con rể như “ông hoàng”. Hôm đó, tôi phải góp ý với mẹ. Chính mẹ làm thế nên con rể mới hư, ỷ lại vào vợ.

Tôi nhắc khéo chồng, không làm thì ra ngoài nhìn ngó tí, chuyện trò với mọi người cho đỡ ngại nhưng chồng tặc lưỡi mặc kệ. Anh coi đó không phải việc của mình.

Người xưa hay nói “dâu con, rể khách” để hàm ý con rể là khách, con dâu là con. “Con” thì phải làm mọi việc trong nhà, còn “khách” được quyền ngồi chơi, đợi cơm. Tôi thấy việc đó thật vô lý. Rể hay dâu đều là con cả. 

Tôi quyết định từ lần sau, nếu phải cỗ bàn ở nhà anh thì việc rửa bát là việc của đàn ông. Đàn ông không biết nấu ăn, không lẽ rửa bát cũng không biết nốt? Làm gì có chuyện con rể được lười biếng, còn con dâu thì phải làm mọi việc? 

Hỡi các chàng rể, đừng tự cho mình là “khách”! Nếu ở nhà chồng, vợ các anh cũng phải làm hùng hục, bếp núc suốt ngày thì khi về nhà vợ, các anh cũng nên làm tròn trách nhiệm “làm rể”.  

Độc giả V.K

Người phụ nữ cưới vợ cho con rể cũ, đón thêm thành viên nhí, nhà đầy ắp tiếng cười

Người phụ nữ cưới vợ cho con rể cũ, đón thêm thành viên nhí, nhà đầy ắp tiếng cười

Con dâu mới ngoan ngoãn, con rể hạnh phúc hẳn lên, con gái ruột vui vẻ đón nhận - đó là điều mong mỏi nhất của bà Sáu - người phụ nữ cưới vợ mới cho con rể cũ." alt="Con rể tới nhà vợ chỉ ngồi vắt chân uống nước, mẹ tôi vẫn bênh chằm chặp" width="90" height="59"/>

Con rể tới nhà vợ chỉ ngồi vắt chân uống nước, mẹ tôi vẫn bênh chằm chặp

Gần đây, giới trẻ rộ lên trào lưu "đi du lịch chữa lành". Người yêu tôi rất hào hứng với trào lưu này. Cô ấy trước giờ quen được tôi bao nuôi, tôi cũng rất phóng khoáng không tiếc gì.

Tuy vậy, tần suất đi du lịch của người yêu tôi ngày càng quá đà. Rảnh một chút là cô ấy đòi đi "chữa lành". Lúc cô ấy rủ tôi, khi thì đi với nhóm bạn thân.

nguoiyeu.jpg
Người yêu tôi đam mê đi du lịch chữa lành. Ảnh minh họa: Vecteezy

Ban đầu, tôi cũng cố gắng đáp ứng nhu cầu của người yêu nhưng gần đây, tôi thật sự cảm thấy mệt mỏi. Cứ cuối tuần là người yêu tôi đi chơi. Mà mỗi lần đi chơi, cô ấy lại mua sắm vô độ. Váy áo chỉ mặc một lần chụp ảnh, lần sau đã kêu cũ và không mặc lại.

Ngoài đi chơi xa, buổi tối người yêu tôi cũng tụ tập ăn uống, chụp ảnh sống ảo tại các quán cà phê. Việc thường xuyên ăn ngoài như vậy vừa không đảm bảo, vừa tốn kém. Tôi có gợi ý với em cùng nấu nướng ở nhà nhưng em không đồng ý.

Tôi vốn có mức thu nhập tương đối ổn định, lương của tôi được 20 triệu đồng/tháng. Tôi cũng tiết kiệm được một số tiền, dự tính sẽ mua trả góp chung cư. Tôi mong muốn hè này, khi người yêu tôi ra trường, chúng tôi sẽ làm đám cưới.

Nhưng với sự chi tiêu quá tay của người yêu, mấy tháng gần đây, tôi không tiết kiệm được đồng nào, thậm chí còn phải tiêu vào tiền tiết kiệm.

Dịp Giỗ Tổ vừa qua, người yêu tôi cùng bạn đi Sa Pa. Nghỉ lễ 5 ngày dịp 30/4, cô ấy cũng đi "chữa lành" ở Thái Lan với bạn. Tôi rủ người yêu về quê tôi chơi để tình cảm với gia đình tôi được thân thiết hơn nhưng cô ấy không chịu.

Dịp lễ đi chơi sẽ rất đông đúc và mệt mỏi nhưng người yêu tôi vẫn cố chấp đi. Cô ấy bảo: "Em phải tranh thủ đi chữa lành, ít nữa ra trường, bận rộn làm gì có thời gian mà đi. Như anh đó, em rủ anh đi chơi anh đâu đi được nhiều nên em toàn phải đi với bạn".

Tôi đã phải chuyển 15 triệu đồng cho người yêu tôi trong tháng 4 để cô ấy chi tiêu, đi chơi. Tôi bận rộn cả ngày, tối và ngày nghỉ chỉ muốn được gần gũi bên cô ấy nhưng người yêu tôi lịch trình kín hết.

Ngoài chuyện đi du lịch nhiều tốn kém, tôi cũng rất khó chịu khi cô ấy thường xuyên cập nhật hình ảnh đi chơi trên mạng xã hội. Cô ấy vốn xinh đẹp, tôi cũng lo có người nhòm ngó.

Việc yêu một cô gái trẻ làm tôi phải gồng mình không ít. Khi tính đến chuyện kết hôn, tôi thấy lo lắng. Người yêu tôi quá vô tư và thường vung tay quá trán. Đã học năm cuối nhưng người yêu tôi cũng chưa từng đi làm thêm. Cô ấy chỉ phụ thuộc vào nguồn tiền bố mẹ cho và tôi chu cấp.

Nhưng tôi thật sự rất yêu cô ấy. Sự trẻ trung và xinh đẹp đó khiến tôi thích thú và mát mặt với nhiều người. Liệu rằng khi xây dựng cuộc sống gia đình, người yêu tôi có thay đổi không?

Theo Dân trí

Bị chú rể hủy đám cưới, cô dâu 'chi đậm' đi chữa lành

Bị chú rể hủy đám cưới, cô dâu 'chi đậm' đi chữa lành

MỸ - Chú rể hủy hôn trước ngày cưới 2 tuần. Cô dâu đau lòng rơi nước mắt. Cô tìm đến âm nhạc để chữa lành tâm hồn." alt="Tôi áp lực vì người yêu suốt ngày đòi chữa lành vào ngày nghỉ" width="90" height="59"/>

Tôi áp lực vì người yêu suốt ngày đòi chữa lành vào ngày nghỉ

Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chínhCùng với Postmart của Vietnam Post, sàn thương mại điện tử Vỏ Sò của Viettel Post đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân làm quen với phương thức kinh doanh mới.

Trong 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mới tham gia các sàn thương mại điện tửcủa doanh nghiệp bưu chính, có 21 nhà cung cấp mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò và số nhà cung cấp nông sản mở mới trên sàn Postmart là 12.

Thông tin về sự hỗ trợ các hộ nông dân làm quen với công nghệ số, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, đại diện Vietnam Post cho biết, từ đầu tháng 4/2021, sàn Postmart đã triển khai khóa đào tạo ngắn hạn về việc kinh doanh trên sàn tại Hà Nam và Thái Bình dành cho hộ kinh doanh trên địa bàn.

Cụ thể, sau khóa đào tạo ngắn hạn, đã có ngay lập tức 4 nhà cung cấp đưa sản phẩm lên sàn Postmart, trong tuần sau khi thực hiện các thủ tục ký hợp đồng với sàn thành công.

Ngoài ra, trong thời gian đào tạo và hỗ trợ các hộ kinh doanh này, sàn thương mại điện tử Postmart đồng thời cung cấp và ưu đãi sử dụng miễn phí cho các hộ kinh doanh đăng ký sớm gói dịch vụ Markeing như ưu tiên vị trí hiển thị trên sàn, ưu tiên tối ưu từ khóa tìm kiếm… Đây là những bước hỗ trợ được đánh giá khá hiệu quả và hữu ích, đặc biệt dành cho những nhà cung cấp mới tham gia hoạt động trên sàn.

Với sàn thương mại điện tử Vỏ Sò, trong chiến dịch ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh giải cứu được được triển khai tại Hải Dương, với việc tổ chức hàng chục nhóm nhân sự trực tiếp xuống các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân, đơn vị này đã hướng dẫn cho khoảng 200 hộ nông dân về cách thức kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, đã có 50 hộ mở gian hàng trên sàn Vỏ Sò.

Trong kế hoạch được sàn Vỏ Sò xây dựng cho các tháng cuối năm 2021, đơn vị này dự kiến từ khoảng giữa tháng 4 đến tháng 11 sẽ tập trung đưa toàn bộ các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận OCOP, VietGap lên sàn. Cùng với đó, trong 3 quý cuối năm nay, Viettel Post cũng tham gia hỗ trợ chuyển đổi số tại 9 tỉnh, thành phố gồm: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang (quý II); Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp (quý III); Lâm Đồng, Nghệ An (quý IV).

Từ thực tế triển khai tại Hải Dương, các doanh nghiệp bưu chính đều có chung nhận định, các hộ nông dân đa phần vẫn chưa quen với phương thức bán hàng và mua hàng trực tuyến. Vì thế, việc tuyên truyền, hướng dẫn để giúp bà con nông dân chuyển đổi nhận thức, thay đổi thói quen cần được duy trì lâu dài, đòi hỏi các đơn vị phải kiên trì.

Ở góc độ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), trao đổi với ICTnews, Chủ tịch VECOM Nguyễn Thanh Hưng nhận định, xu thế dịch chuyển và mở rộng các kênh bán hàng trên môi trường trực tuyến là điều chúng ta đều nhìn thấy, không chỉ sản phẩm hàng hoá thông thường, mà kể cả các sản phẩm nông sản. Do vậy người nông dân sẽ cần thích nghi nhanh với sự thay đổi này.

Với việc tổ chức kênh tiêu thụ nông sản qua các sản thương mại điện tử, người nông dân không chỉ có thêm kênh bán hàng mà qua đó có thể quảng bá tốt hơn sản phẩm của mình đến với các đối tác và người tiêu dùng cuối cùng.

“Thách thức lớn trong việc bán hàng nông sản trên môi trường trực tuyến là việc bảo quản và vận chuyển cho đơn hàng nhỏ lẻ, nếu có sự hỗ trợ tốt của các nhà vận chuyển cơ hội sẽ mở ra rất lớn cho người nông dân”, ông Hưng chia sẻ.

Đại diện VECOM cũng cho rằng, việc các doanh nghiệp tham gia hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử là rất đáng khích lệ. Mặc dù là giải pháp tình thế nhưng đây là cơ hội tốt để bà con thấy được hiệu quả của kênh bán hàng mới. Chúng ta cần giúp người nông dân duy trì và phát huy mô hình thay đổi này, từ việc xây dựng các nền tảng cho bán hàng trực tuyến đến đào tạo kỹ năng vận hành khi bán hàng trên Internet.   

Vân Anh

Hơn 60 tấn nông sản Hải Dương đã được tiêu thụ qua các sàn Postmart, Vỏ Sò

Hơn 60 tấn nông sản Hải Dương đã được tiêu thụ qua các sàn Postmart, Vỏ Sò

Trong khoảng 1 tháng qua, 2 sàn thương mại điện tử Postmart, Vỏ Sò đã hỗ trợ tiêu thụ hơn 60 tấn nông sản cho các hộ nông dân Hải Dương. Hai doanh nghiệp bưu chính đang xúc tiến mở rộng chương trình tại các địa phương khác.

" alt="Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính" width="90" height="59"/>

Thêm 33 nhà cung cấp nông sản trên 2 sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp bưu chính