Henry Ford và chiếc Quadricycle do mình thiết kế. Ảnh: Zmescience.
Thực tế, Henry Ford vẫn là một người nhạy bén và đã nhận thấy rằng các nhân viên kinh doanh có thể bán được nhiều ôtô hơn nếu cung cấp cho khách hàng nhiều tùy chọn màu sắc.
Từ đó, Ford Model T đã được sản xuất với danh sách màu sơn đa dạng và trở thành một trong những dòng xe quan trọng nhất ở thế kỷ 20 với doanh số 15 triệu chiếc.
Ngoài câu nói nổi tiếng về màu sắc của Model T, Henry Ford còn đưa ra nhiều lời khuyên cho bộ phận bán hàng thông qua cuốn sách My Life and Work do ông chấp bút.
Enzo Ferrari
Người sáng lập hãng siêu xe Ferrari thường được nhắc đến với tính cách mạnh mẽ và các phát ngôn gây tranh cãi.
Hai trong số những câu nói nổi tiếng nhất của Enzo Ferrari về khả năng vận hành của các mẫu xe mang thương hiệu "ngựa chồm" có thể kể đến “Tôi không quan tâm đến việc các khe cửa có thẳng hay không. Khi anh ấy nhấn ga, tôi muốn anh ấy bĩnh ra quần" và "Khí động học chỉ dành cho những người không thể chế tạo động cơ đủ tốt".
![]() |
Enzo Ferrari từng không thích xe có động cơ đặt giữa (mid-engine). Ảnh: koniukhchaslau. |
Không chỉ vậy, ông còn từng không muốn sản xuất xe Ferrari có động cơ đặt giữa khi tuyên bố "Ngựa kéo cỗ xe chứ không phải đẩy chúng", ý chỉ động cơ cần nằm phía trước 2 trục.
Dù vậy, sau đó Enzo và đội ngũ thiết kế đã thay đổi quyết định khi phát triển Dino Berlinetta Speciale - mẫu xe ý tưởng động cơ đặt giữa đầu tiên của Ferrari vào năm 1965. Sau đó 3 năm, Ferrari Dino 206 được tung ra thị trường với động cơ V6 nằm giữa 2 trục.
Soichiro Honda
Là một thiên tài cơ khí có tính cách và suy nghĩ dị biệt, Soichiro Honda thường được nhớ đến với những phát ngôn hàm chứa nhiều tính triết học, thay vì mang yếu tố hài hước hay kỹ thuật.
Lần hiếm hoi nhà sáng lập Honda thể hiện nhận định về ngành công nghiệp ôtô là trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông từng dự đoán "Trong tương lai, sẽ có nửa tá công ty xe hơi, và Morgan".
Ngụ ý của ông cho rằng có thể xuất hiện sáu công ty lớn chi phối ngành công nghiệp ôtô toàn cầu, trong khi đó hãng xe Anh quốc Morgan vẫn sẽ sản xuất ôtô thủ công. Đến nay, vế sau của câu nói này vẫn chính xác.
![]() |
Soichiro Honda chụp ảnh cùng nguyên mẫu xe đua F1 có tên Honda RA270F vào năm 1963. Ảnh: Roderick Eime. |
Soichiro Honda cũng từng phát biểu rằng: "Giá trị của cuộc sống có thể được đo lường bằng cách tâm hồn bạn được khuấy động sâu sắc bao nhiêu lần". Từ đó, ông đã nói với các nhà thiết kế và kỹ sư của mình rằng hãy chế tạo những cỗ máy khuấy động tâm hồn, hoặc rời khỏi công ty.
Carroll Shelby
Ngoài việc là tay đua từng giành chiến thắng giải đua 24h Le Mans năm 1959, Carroll Shelby còn được biết đến với tư cách nhà thiết kế ôtô nổi tiếng và người đứng đầu Shelby American, công ty chuyên phát triển các dòng xe hiệu năng cao và có nhiều năm hợp tác cùng Ford để sản xuất Mustang.
Shelby đã châm biếm các nhà sản xuất ôtô khi phát biểu rằng "Mã lực bán được ôtô, còn mô-men xoắn chiến thắng các cuộc đua".
![]() |
Carroll Shelby đứng cạnh một chiếc Shelby GT Mustang đời 2007. Ảnh: Motor1. |
Tiếp nối nhận định này, Carroll Shelby trong một lần trả lời phỏng vấn với Road & Track đã nói “1.000 mã lực có quá nhiều không? Chắc chắn là có. Nhưng thông số này vẫn sẽ được đưa lên bìa tạp chí, nơi mà công suất 300 mã lực không còn đủ gây được chú ý”.
“Đó là vấn đề liên quan đến marketing, chúng tôi sẽ bán một vài mẫu xe như vậy, có thể số ít không đủ tạo ra lợi nhuận nhưng nó giúp cải thiện hình ảnh của dòng Mustang, từ đó doanh số của những phiên bản Ford Mustang dùng động cơ V6 sẽ tăng theo”, Shelby nói.
Colin Chapman
Xuất phát điểm là một nhà thiết kế động cơ và kỹ thuật ôtô, Colin Chapman đã thành lập công ty xe thể thao Lotus Cars. Dưới sự dẫn dắt của ông, Team Lotus đã giành hàng loạt chức vô địch ở giải đua Công thức Một trong giai đoạn 1962-1978.
Làm nên thành công đó là định hướng thiết kế xe khác biệt với số đông đương thời. Colin Chapman không tin rằng sức mạnh là mấu chốt tạo nên một chiếc xe tuyệt vời, cho dù là trên đường trường hay đường đua.
![]() |
Colin Chapman (giữa) chụp ảnh cùng đội đua Team Lotus Formula One năm 1981. Ảnh: The National News. |
Thay vào đó, ông nói rằng "Thêm sức mạnh giúp bạn nhanh hơn trên đường thẳng. Trừ đi trọng lượng giúp bạn nhanh hơn ở mọi nơi", hay như một phát biểu ngắn gọn hơn là "Đơn giản hóa, sau đó thêm sự nhẹ nhàng”.
Châm ngôn này được phản ánh qua những mẫu xe Lotus có khối lượng nhẹ và khả năng vận hành linh hoạt, thay vì chú trọng vào công suất động cơ.
Theo ZingNews
Mời bạn đọc cộng tác, gửi tin bài về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Hàng loạt hãng xe có kế hoạch tung các sản phẩm xe điện ra thị trường cùng nhiều chính sách hỗ trợ xe điện khiến giới chuyên gia nhận định, 2022 chính là năm bùng nổ của thị trường ô tô điện tại Việt Nam.
" alt=""/>5 lãnh đạo ngành ôtô với các phát ngôn nổi tiếngSở hữu bảng thành tích “khủng” cả trong học tập cũng như phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên, Vũ Quang Minh, cựu sinh viên lớp D13VT7 không chỉ là Thủ khoa đầu ra ngành Kỹ thuật Điện tử Truyền thông mà còn là Tân kỹ sư duy nhất trong gần 700 tân kỹ sư của 5 ngành đào tạo khối kỹ thuật hệ đại học chính quy khóa 2013-2018 (khóa D13) của Học viện tốt nghiệp loại xuất sắc.
Mục tiêu trở thành Thủ khoa đầu ra đã được Vũ Quang Minh tự đặt ra cho mình ngay từ khi mới bước chân vào giảng đường đại học. Chia sẻ trong lễ tổng kết và nhận bằng tốt nghiệp của khóa D13, Minh cho biết: “Danh hiệu thủ khoa đầu ra của Học viện đã mang lại cho em niềm tự hào, nhưng chính điều này cũng nhắc nhở em phải cố gắng nhiều hơn nữa trong chinh phục đỉnh cao của tri thức và công nghệ”.
Suốt quá trình 4,5 năm học tại Học viện, Vũ Quang Minh đã đạt học bổng loại Xuất sắc trong tất cả các kỳ học. Bên cạnh đó, cựu sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử Truyền thông còn giành được nhiều giải thưởng, học bổng, như: giải Nhì môn thi Đại số Kỳ thi Olympic Toán học Sinh viên toàn quốc 2014; học bổng tham gia chương trình học tập được mời bởi Chính phủ Hàn Quốc cho các sinh viên KH&CN của các nước ASEAN năm 2016 tại Hàn Quốc; phần thưởng của của Bộ trưởng Bộ TT&TT cho các sinh viên có thành tích xuất sắc trong nhiều năm liền; học bổng của VNPT và nhiều kỳ liên tục được nhận Giấy khen của Giám đốc Học viện cho danh hiệu sinh viên xuất sắc.
![]() |
Về nghiên cứu khoa học, Vũ Quang Minh đã có 2 bài báo nghiên cứu khoa học tại 2 hội nghị quốc tế ATC 2016 và NICS 2017; 1 bài báo nghiên cứu khoa học trên tạp chí ISI, nhóm SCI Optics Communications; đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2017 do Bộ GD&ĐT tổ chức.
Cùng với đó, tân Thủ khoa đầu ra của Học viện cũng đã có 2 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên được xếp loại Xuất sắc cấp Học viện trong năm 2016 và 2017; tham gia khóa học nghiên cứu của Đại học Công nghệ Sydney và Đại học Quốc gia năm 2017 tại Hà Nội; tham gia Trường hè nghiên cứu quốc tế của Đại học Duy Tân năm 2017 tại Đà Nẵng; và được nhận Giấy khen của Giám đốc Học viện vì có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học năm 2016.
" alt=""/>Tân Thủ khoa đầu ra PTIT muốn tiếp tục con đường nghiên cứu khoa họcÔng Lê Yên Thanh - Giám đốc công nghệ, đồng sáng lập Jobhop vừa chia sẻ về bí quyết khởi nghiệp thành công và kinh nghiệm tham gia giải thưởng Nhân tài Đất Việt với các sinh viên, doanh nghiệp startup tại TP.HCM, trong chương trình giao lưu giải thưởng Nhân tài Đất Việt năm 2018 với chủ đề “Sức mạnh công nghệ số - Cơ hội để thành công” diễn ra ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM.
Năm 2015, ngay khi còn là sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TP.HCM, Lê Yên Thanh cùng các thành viên Phạm Việt Khôi, Nguyễn Hải Đăng, Tô Hữu Quân, Phạm Minh Thái, Phạm Nguyễn Sơn Tùng và Trần Minh Triết xây dựng sản phẩm phần mềm BusMap – Xe buýt thành phố, giành giải Nhì lĩnh vực ứng dụng trên thiết bị di động cuộc thi Nhân tài Đất Việt năm đó.
Nhớ lại giai đoạn xây dựng và phát triển phần mềm Busmap - Xe buýt thành phố, Trưởng nhóm Lê Yên Thanh chia sẻ, thực ra ý tưởng ban đầu của nhóm khi tạo ra BusMap là để giúp cho mọi người đang đi xe buýt có một công cụ tốt hơn để tra cứu và dẫn đường. Tuy nhiên, khi phát triển sản phẩm và nhận được hưởng ứng tích cực từ cộng đồng nên nhóm cảm thấy cần phải phát triển sản phẩm hơn nữa. Từ đó, mục tiêu của BusMap mở rộng hơn, đó là một công cụ giúp cho những người chưa bao giờ đi xe buýt cũng có thể sử dụng để có thể đi xe buýt dễ dàng hơn, giúp cho việc ngày càng có nhiều người hơn sử dụng loại hình giao thông công cộng này, đó cũng là kỳ vọng của team lúc làm ra BusMap - giúp ngày càng có nhiều người đi xe buýt hơn.
Là ứng dụng hỗ trợ cho người đi xe buýt tại TP.HCM, bao gồm phiên bản cho di động (android, ios) và phiên bản web (busmap.vn), BusMap hỗ trợ nhiều tính năng hữu ích cho người đi xe buýt như: tra cứu tất cả các tuyến xe buýt trong thành phố với hiển thị trực quan và chi tiết; chỉ dẫn đi xe buýt thông minh chỉ bằng cách chọn điểm xuất phát và điểm bạn muốn đến; xem thời gian chờ xe buýt đến trạm dựa vào dữ liệu GPS của xe buýt; tự động cập nhật dữ liệu xe buýt mới nhất từ Trung tâm quản lí xe buýt của Tp.HCM… “Hiện tại sản phẩm đã có hơn 500.000 lượt tải và gần 1 triệu lượt người sử dụng để tra cứu xe buýt mỗi tháng”, Yên Thanh cho hay.
Cũng theo chia sẻ của Trưởng nhóm BusMap Lê Yên Thanh, lý do nhóm quyết định đưa sản phẩm phần mềm BusMap đến với giải thưởng Nhân tài Đất Việt là nhằm giúp giới thiệu BusMap đến với cộng đồng nhiều hơn cũng như mong muốn nhận sự góp ý từ các giám khảo của Nhân tài Đất Việt để có hướng phát triển cho BusMap tốt hơn trong tương lai.
" alt=""/>3 nguyên nhân lớn khiến sản phẩm CNTT khởi nghiệp bị thất bại