Thời sự

Thủ tướng: DNNN 5 tiên phong để trở thành những đầu tàu lớn, vươn tầm quốc tế

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-23 12:59:36 我要评论(0)

Chiều 15/6,ủtướngDNNNtiênphongđểtrởthànhnhữngđầutàulớnvươntầmquốctếđá bóng trực tiếp Thủ tướng Phạm đá bóng trực tiếpđá bóng trực tiếp、、

Chiều 15/6,ủtướngDNNNtiênphongđểtrởthànhnhữngđầutàulớnvươntầmquốctếđá bóng trực tiếp Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

HNDNNN.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với DNNN tham gia đóng góp, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và hơn 150 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước.

Đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước

Tại Hội nghị, lãnh đạo các các bộ, ngành, nhất là lãnh đạo các doanh nghiệp tập trung đánh giá tình hình, vai trò, sự đóng góp của DNNN đối với phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt, hiến kế, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp.

Hội nghị nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, trong khi trong nước, nền kinh tế vẫn có những vấn đề nội tại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bám sát tình hình, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao. Do đó kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát cơ bản được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tăng trưởng được thúc đẩy. Trong kết quả chung của cả nước có đóng góp quan trọng của DNNN.

Riêng năm 2023, tổng doanh thu của các DNNN đạt hơn 1,652 triệu tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; lợi nhuận hơn 125.000 tỷ đồng. Trong đó, 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Viettel có doanh thu đạt hơn 1,3 triệu tỷ đồng, chiếm 79% tổng doanh thu. Tổng số tiền thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của khu vực DNNN là hơn 166.000 tỷ đồng, đạt 108% so với kế hoạch phê duyệt.

HNDNNN1.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong 5 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ước đạt hơn 823.000  tỷ đồng, bằng 112% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt hơn 28.000 tỷ đồng, bằng 133% so với cùng kỳ; giá trị nộp ngân sách Nhà nước ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp vẫn còn thua lỗ; kết quả giải ngân vốn đầu tư của nhiều DNNN quy mô lớn chưa đạt kế hoạch; tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực có tính dẫn dắt, tạo động lực, nhất là trong các lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, sản xuất chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... chưa được xem xét, ưu tiên; năng lực cạnh tranh, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số của các DNNN còn hạn chế; công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp còn chậm…

Phát huy vai trò chủ lực và chuyển mình đổi mới sáng tạo

Phát biểu ý kiến kết luận Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết chuyển lời chào thân ái, lời thăm hỏi ân cần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các DNNN; cho biết, Tổng Bí thư mong các DNNN tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, gặt hái thành công lớn hơn nữa, thực hiện tốt trọng trách với Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị; giao VPCP và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu các báo cáo, ý kiến, hoàn thiện, trình ban hành văn bản chỉ đạo phù hợp sau Hội nghị. Đồng thời, hoan nghênh, bày tỏ cảm ơn, tri ân các DNNN đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay và trong 5 tháng đầu năm 2024; mong các DNNN tiếp tục tham mưu kịp thời cho Chính phủ xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chú trọng phát triển khu vực DNNN – khu vực có tỷ trọng đóng góp lớn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, làm tốt công tác an sinh xã hội.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiếp tục phức tạp, kinh tế trong nước đối diện nhiều khó khăn, thách thức, vai trò DNNN một lần nữa được khẳng định và phát huy, tiếp tục là công cụ hữu hiệu ổn định kinh tế vĩ mô, định hướng, điều tiết, dẫn dắt, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, khắc phục các khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường.

HNDNNN2.jpg
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và hơn 150 tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, ngân hàng thương mại Nhà nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng khẳng định những kết quả đạt được nổi bật của DNNN trong 5 tháng đầu năm nay.

Thứ nhất, DNNN bám sát, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch được phê duyệt, trong đó tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, đạt kết quả khả quan về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, đồng thời bảo đảm đời sống, thu nhập cho người lao động.

Thứ hai, DNNN tập trung thực hiện các dự án đầu tư phát triển và đạt nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả theo kế hoạch được phê duyệt. Đến hết tháng 5, giá trị thực hiện đầu tư hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty lớn đạt trên 76.000 tỷ (bằng 38% kế hoạch năm và 120% so với cùng kỳ).

Một số dự án lớn trọng điểm, quan trọng quốc gia đạt giá trị thực hiện cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng như nhiệt điện Nhơn Trạch 3, 4, Quảng Trạch 1, mở rộng thủy điện Hòa Bình, Yaly, đường dây 500 kV, chuỗi dự án điện khí lô B, các dự án giao thông (mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, cao tốc Bến Lức – Long Thành, cảng hàng không Long Thành, các bến container số 3, 4 tại cảng Lạch Huyện), tái cơ cấu dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn) đạt kết quả tích cực…

Thứ ba, DNNN tiếp tục giữ vững vị trí, phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực, chủ đạo trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng, góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn thông qua cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu như điện, than, xăng dầu, hóa chất cơ bản, vận tải đường hàng không, đường biển, đường sắt, viễn thông, công nghệ thông tin…, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Có DNNN địa phương phát triển mạnh, vươn ra khắp cả nước.

Thứ tư, khu vực DNNN từng bước chuyển mình trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, thí điểm và áp dụng các mô hình quản trị hiện đại, tối ưu hóa hiệu quả sản xuất, kinh doanh, nâng cao uy tín trong nước và thế giới. Một số DNNN lớn vươn lên đi đầu trong các lĩnh vực công nghệ mới, cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Bên cạnh các kết quả đạt được là rất cơ bản thời gian qua, Thủ tướng cho rằng hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế, tồn tại. 

Theo đó, việc khai thác nguồn vốn, tài sản chưa tương xứng với những gì được được giao; hoạt động sản xuất, kinh doanh của DNNN nói chung chịu nhiều tác động bất lợi của bối cảnh khách quan, tình hình thế giới, có doanh nghiệp thua lỗ, một số tập đoàn, tổng công ty không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Khu vực DNNN nhìn chung còn tồn tại những chậm trễ, vướng mắc về thể chế, dẫn tới mất cơ hội, giảm hiệu quả hoạt động, chưa thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác. Hệ thống pháp luật về DNNN, quy trình, thủ tục báo cáo, phê duyệt còn nhiều tầng nấc, chưa phân cấp triệt để, phải được sự chấp thuận của nhiều cơ quan.

Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt kỳ vọng. Quy mô đầu tư phát triển và sự tham gia của các DNNN vào các dự án trọng điểm quốc gia còn khiêm tốn, nhất là đầu tư vào các lĩnh vực mới như năng lượng sạch, tái tạo, hydrogen, công nghệ cao như sản xuất chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Hiệu quả đầu tư phát triển về tổng thể chưa đạt như kỳ vọng, một số dự án có vốn đầu tư lớn tiềm ẩn rủi ro, lỗ lũy kế lớn, liên tiếp trong nhiều năm.

Phương thức tái cấu trúc chưa hiệu quả, một số doanh nghiệp chưa tối ưu được hiệu quả nguồn vốn, quyết định đầu tư khi năng lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu mà chủ yếu dựa vào vốn vay, một số dự án tồn đọng kéo dài.

Năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, còn lạc hậu so với xu thế phát triển; công tác điều hành quản trị kinh doanh chưa được đổi mới nhiều, chưa thực sự hướng theo các nguyên tắc, thông lệ quốc tế, phù hợp kinh tế thị trường hiện đại.

Chế độ đãi ngộ, xử lý trách nhiệm còn mang tính hành chính nhiều, chưa tạo động lực gắn với trách nhiệm theo cơ chế thị trường, năng lực quản trị, đầu tư, triển khai dự án nói chung còn thiếu, yếu. Phần lớn DNNN do địa phương quản lý năng lực còn hạn chế, hiệu quả kinh doanh thấp.

Kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex"

Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024 là năm có ý nghĩa tăng tốc hết sức quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Thời gian từ nay đến lúc đó không còn nhiều, do đó chúng ta phải phát huy những thành tựu đã đạt được trong hơn 3 năm qua, khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém, bất cập do chủ quan và khách quan.

Thủ tướng nêu bật một số định hướng, mà trước hết là luôn xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, DNNN là lực lượng quan trọng, nòng cốt đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn. 

Phát huy tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tinh thần sáng tạo, yêu nước, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để thực hiện sứ mệnh cao cả này. Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất chip bán dẫn, hydorgen, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI).

HNDNNN7.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: Nhật Bắc

Thứ hai, tiếp tục rà soát, triển khai hiệu quả các đề án cơ cấu lại, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm đã được phê duyệt; xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành các dự án dở dang, chậm tiến độ nhiều năm, thực hiện công tác quyết toán các dự án đúng thời hạn quy định.

"Chiến lược đúng sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức. Vì vậy, với kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng lộ trình chi tiết, cụ thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như phấn đấu đạt toàn bộ các chỉ tiêu chủ chốt gồm doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động.

Thứ ba, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, sản xuất, kinh doanh của DNNN một cách căn cơ, bài bản, toàn diện, bền vững thông qua đổi mới, tối ưu hoá các phương thức sản xuất, hợp tác, công nghệ, quản trị, nhân sự…; chú trọng đổi mới công tác cán bộ, nguồn nhân lực là then chốt của then chốt, tuyển dụng, thuê nguồn nhân lực chất lượng cao, xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành của nước ngoài, nhân sự lãnh đạo không phải là đảng viên; xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, tiền lương phù hợp.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư phát triển của DNNN để thúc đẩy các động lực tăng trưởng truyền thống, động lực tăng trưởng mới, 3 đột phá chiến lược. Quán triệt, nhận thức rõ ưu thế nổi trội về nguồn lực, về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao đang nắm giữ.

"Nếu DNNN không làm trụ cột, đi đầu, tiên phong mở đường trong đầu tư phát triển, tạo động lực, dẫn dắt, lan tỏa trong phát triển kinh tế-xã hội thì thành phần kinh tế nào có thể làm được?", Thủ tướng đặt vấn đề.

Thứ năm, ưu tiên hình thành, phát triển lực lượng doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn nhằm phát huy vai trò tiên phong trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng có lợi thế cạnh tranh, khả năng dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Phân tích thêm về nội dung này, Thủ tướng cho biết Nghị quyết 29 của Trung ương xác định rõ xây dựng và phát triển một số tập đoàn kinh tế, DNNN, doanh nghiệp tư nhân trong nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có năng lực cạnh tranh quốc tế, đóng vai trò dẫn dắt, trụ cột trong một số lĩnh vực quan trọng, tăng cường cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho một số tập đoàn, DNNN và doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ có tính chiến lược.

Với mong muốn, kỳ vọng "mỗi bộ, ngành có một Viettel, mỗi tỉnh, thành có một Becamex", Thủ tướng cho rằng mô hình đã có, vấn đề là cần được nhân rộng ra.

Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị cũng xác định nghiên cứu chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp có quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

"Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, có thương hiệu. đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Thủ tướng phát biểu và đề nghị các DNNN, nhất là những DNNN quy mô lớn cần nỗ lực hơn nữa, tăng cường tích luỹ, tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư, trở thành đầu tàu lớn ngang tầm khu vực và thế giới, vươn lên khẳng định uy tín, thương hiệu doanh nghiệp quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế.

"5 tiên phong" của DNNN

Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị DNNN thực hiện tốt "5 tiên phong": (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo, ứng dụng và làm chủ khoa học công nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4; (2) Tiên phong trong hội nhập quốc tế, đầu tư ra nước ngoài hiệu quả; (3) Tiên phong trong khai thác hiệu quả các nguồn lực của đất nước, đi đôi với tích cực đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; (4) Tiên phong trong nghiên cứu, đề xuất, thực hiện các cơ chế, chính sách đột phá phát triển đất nước, trong đó có phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với làm tốt an sinh xã hội; (5) Tiên phong trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, quản trị thông minh.

Đối với một số số nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các DNNN hoạt động trong lĩnh vực năng lượng (điện, xăng dầu, than) phải đáp ứng đủ nhu cầu của nền kinh tế; đặc biệt là bảo đảm cung ứng điện trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Trong cung ứng lương thực, thực phẩm, các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thị trường, phối hợp chặt chẽ triển khai Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Thủ tướng đồng ý việc sẽ tổ chức hội nghị 3 bên (Nhà nước, doanh nghiệp và người dân) về triển khai đề án này.

Đối với nhóm các DNNN cung ứng dịch vụ công ích, Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm cấp nước sạch, chống ngập úng. Các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục nghiên cứu các giải pháp miễn giảm phí, lệ phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là với nước, cước viễn thông, chi phí logistics, cất hạ cánh…

Các tổng công ty, DNNN trong lĩnh vực xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, nhà ở đô thị tập trung phát triển 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhất là năm nay phải hoàn thành đầu tư phát triển 130.000 căn.

Các ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai quyết liệt, tiên phong trong việc giảm lãi suất cho người dân, doanh nghiệp, hướng tín dụng vào các động lực tăng trưởng truyền thống và động lực tăng trưởng mới, liên kết, phát triển kinh tế vùng.

Đối với các bộ, cơ quan, địa phương, Thủ tướng đề nghị quan tâm, đồng hành cùng doanh nghiệp một cách thực chất, "nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, doanh nghiệp hưởng thụ thật", "nói ít, làm nhiều", "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải ra sản phẩm cụ thể, đạt kết quả lượng hóa được, cân, đong, đo, đếm được".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nỗ lực hơn nữa, bám sát tình hình quốc tế và khu vực, diễn biến trong nước và hoạt động của doanh nghiệp để luôn đổi mới; tiên phong trong tháo gỡ khó khăn, giảm thủ tục hành chính, đề xuất các cơ chế, chính sách, nghiên cứu chính sách ưu đãi để phát triển các ngành, lĩnh vực ưu tiên, rà soát các thủ tục pháp lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Khối các doanh nghiệp Trung ương đề xuất công tác cán bộ, tổ chức hợp lý, mang tính đặc thù với DNNN nhưng bảo đảm hài hoà trong tổng thể hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bộ Tài chính sớm nghiên cứu dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trên tinh thần Nghị quyết 68, đẩy mạnh phân cấp hơn nữa cho cơ quan đại diện chủ sở hữu; tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cho cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động theo Nghị quyết 68 của Chính phủ; trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, tổng kết mô hình hoạt động phù hợp; phát huy tốt hơn nữa vai trò quản lý vốn, tài sản của doanh nghiệp; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện tốt chiến lược, kế hoạch sản xuất, kinh doanh.

Các cơ quan đại diện chủ sở hữu DNNN thực hiện quyết liệt, đầy đủ, hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan đại diện, khẩn trương, chủ động giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền, những vấn đề tồn đọng kéo dài, không đùn đẩy, né tránh; lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, DNNN thực hiện tốt các chức trách, nhiệm vụ được giao với tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nâng cao năng lực quản trị, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn cầu thị, lắng nghe, không bỏ qua ý kiến nào của doanh nghiệp, dù doanh nghiệp trong nước hay ngoài nước, doanh nghiệp lớn hay nhỏ.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng với vai trò nòng cốt trong sử dụng, quản lý nguồn lực khổng lồ, với sự đoàn kết, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, các DNNN tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, trong đó có kết quả tích cực trong 5 tháng đầu năm, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổng quát của năm 2024 là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn theo đúng tinh thần "đi lên từ bàn tay, khối óc, khung trời, cửa biển, biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Theo VGP

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày 26/7, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng tổ chức gian hàng “0 đồng” trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 tại địa bàn phường 5, TP. Sóc Trăng.

Theo kế hoạch, từ ngày 26 - 30/7, đơn vị sẽ tổ chức hỗ trợ cho gia đình chính sách, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn 1.300 suất quà trên địa bàn 10 phường, TP. Sóc Trăng (mỗi phường 120 suất); thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên 100 suất, mỗi suất gồm: gạo, nước tương, rau xanh và một số nhu yếu phẩm cần thiết khác...

Ngoài việc cấp phát quà, các lực lượng tham gia gian hàng “0 đồng” còn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân thực hiện tốt các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, nhất là theo khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế.

{keywords}
 

Theo Đại tá Quách Văn Nhỏ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng, đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm giúp đỡ gia đình chính sách, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, không tự chủ được nguồn rau xanh, nhu yếu phẩm thiết yếu trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, giúp người dân vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, phát huy truyền thống tình đoàn kết quân - dân trong tình hình mới.

Được biết, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng đã đề nghị, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào tình hình thực tế địa phương, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, tùy theo nguồn tăng gia sản xuất và vận động mạnh thường quân để tổ chức gian hàng “0 đồng” nhằm kịp thời hỗ trợ, chia sẻ một phần khó khăn với người dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phúc tạp như hiện nay.

Theo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng, tính từ ngày 27/4 đến 15h ngày 26/7, trên địa bàn tỉnh này đã ghi nhận 144 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong cộng đồng. Trong đó, thị xã Vĩnh Châu (64); thị xã Ngã Năm (31); huyện Trần Đề (15); huyện Mỹ Xuyên (13); huyện Cù Lao Dung (8); huyện Châu Thành (4); huyện Kế Sách (3), huyện Long Phú (1), huyện Thạnh Trị (2), huyện Mỹ Tú (3).

Có 6 ca bệnh đủ tiêu chuẩn xuất viện, số trường hợp F1 đang cách ly tập trung là 1.112 người.

Chiều 26/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cùng các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức chuyến xe nghĩa tình, chở gần 60 tấn hàng hóa thiết yếu đến TP.HCM nhằm hỗ trợ người dân vùng dịch.

Số hàng hoá gồm 8 tấn gạo, 52 tấn rau, củ, quả các loại và lạp xưởng, mì gói, trứng gà…trị giá gần 1 tỷ đồng, được các cơ quan trong tỉnh Sóc Trăng mua từ những hộ dân gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản và do các doanh nghiệp đóng góp.

 N.M

" alt="Sóc Trăng tổ chức gian hàng ‘0 đồng’ hỗ trợ người dân" width="90" height="59"/>

Sóc Trăng tổ chức gian hàng ‘0 đồng’ hỗ trợ người dân

Bà Dần là nhân vật trong bài viết "Bi đát cảnh mẹ già chăm 4 người con tật nguyền do nhiễm chất độc da cam".

{keywords}
Ngoài ủng hộ qua báo VietNamNet, nhiều nhà hảo tâm đã gửi quà trực tiếp đến gia đình bà Dần.

Hai ông bà sinh được 7 người con thì có đến 4 người bị tật nguyền, lần lượt là: anh Trần Văn Luận (SN 1976), anh Trần Văn Hoàng (SN 1981), chị Trần Thị Lũy (SN 1985) và anh Trần Văn Lãm (SN 1989).

Bà Dần chia sẻ, lúc mới sinh ra, các con lành lặn, khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Thế nhưng, cứ lên khoảng 3, 4 tuổi, các con đều không có dấu hiệu tập nói và đôi chân bị cong lại, không thể đứng thẳng được.

{keywords}
Bốn người con bị khuyết tật của bà Dần.

Nghĩ con bị chậm phát triển, ông bà cố gắng làm lụng, tích cóp mong có tiền đưa đi khám và chữa trị.

Khi có ít đồng lận lưng, vợ chồng bà Dần khăn gói lần lượt ôm từng đứa đi thăm khám, nào ngờ nhận về kết quả đau đớn khi 4 đứa con đều bị nhiễm chất độc dioxin, không chữa trị được.

Từ đó, các con của bà Dần chỉ có thể di chuyển bằng cách bò bằng hai bàn tay và hai chân, không thể đi, đứng. Bởi vậy, tay chân và quần áo lúc nào cũng trong tình trạng lấm lem.

Ngoài 70 tuổi, vợ chồng bà Dần già yếu, gầy gò, chân tay chậm chạp, thế nhưng hàng ngày, ông bà vẫn chăm lo cho 4 người con tật nguyền. Khốn khổ nhất là lúc cả 4 cùng ngã bệnh, nằm vạ vật trong nhà, ai nói gì cũng không nghe, không hiểu. Có khi lên cơn, vợ chồng bà còn bị các con đánh.

Một tay bà Dần cùng lúc phải chăm lo cho sinh hoạt cho 4 người. Mọi việc từ vệ sinh thân thể, cho các con ăn uống, tắm rửa, giặt giũ,.. đã chiếm trọn thời gian cả ngày lẫn đêm khiến sức khoẻ bà kiệt quệ.

{keywords}

Trước sự chứng kiến của ông Trần Thọ Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ), đại diện báo VietNamNet đã trao 22.857.000 đồng cho gia đình bà Dần.

Ba người con còn lại của ông bà cũng khó khăn, không phụ giúp được gì cho cha mẹ. Sống cùng ông bà là vợ chồng anh Trần Văn Thuận. May mắn anh Thuận sức khoẻ bình thường nhưng công việc không ổn định, chỉ làm được 3 sào ruộng.

Ngoài số tiền gần 23 triệu đồng bạn đọc báo VietNamNet ủng hộ, gia đình bà Dần còn nhận được rất nhiều sự động viên, quan tâm về vật chất và tinh thần khác gửi về trực tiếp.

Cầm trên tay số tiền trao tặng, bà Trần Thị Dần xúc động, liên tục nói lời cảm ơn đến các nhà hảo tâm đã giúp đỡ để gia đình bà có thêm chi phí sinh hoạt phục vụ cho 4 đứa con tật nguyền.

Ông Trần Thọ Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền (huyện Cam Lộ) cảm ơn hoạt động nhân ái của bạn đọc báo VietNamNet trên địa bàn thời gian qua. Ông Bình mong muốn địa phương được bạn đọc báo quan tâm, giúp đỡ hơn nữa để các hoàn cảnh vơi bớt khó khăn, có động lực vươn lên trong cuộc sống.

Hương Lài

Bi đát cảnh mẹ già chăm 4 người con tật nguyền do nhiễm chất độc da cam

Bi đát cảnh mẹ già chăm 4 người con tật nguyền do nhiễm chất độc da cam

Sinh được 7 người con thì có đến 4 người bị nhiễm chất độc da cam, vợ chồng bà Dần kiệt quệ về cả sức khoẻ lẫn kinh tế. 

" alt="Báo VietnamNet trao gần 23 triệu cho gia đình có 4 người tật nguyền" width="90" height="59"/>

Báo VietnamNet trao gần 23 triệu cho gia đình có 4 người tật nguyền

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có hướng dẫn về chi quà Tết Tân Sửu năm 2021 cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đơn vị trực thuộc Sở.

Theo đó, các cán bộ, giáo viên, nhân viên các đơn vị sự nghiệp công lập có mặt tại thời điểm tháng 1/2021 và trong chỉ tiêu biêu chế được giao năm 2020, trực thuộc Sở sẽ được nhận quà tết mức 1,5 triệu đồng/người.

{keywords}
Giáo viên TP.HCM nhận thưởng tết thấp nhất 1,5 triệu/người

Với các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động, để kịp thời chi quà Tết, đơn vị có thể chi từ nguồn kinh phí được giao trong dự toán năm 2021 hoặc tạm ứng từ nguồn thu khác của đơn vị. Sau đó, có văn bản đề nghị bổ sung dự toán năm 2021 (phần kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phí không thường xuyên) kèm bảng lương tháng 1/2021 gửi Sở GD-ĐT trước ngày 31/01/2021.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên hoặc tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì tự cân đối từ nguồn kinh phí giao tự chủ, nguồn thu của đơn vị để chi quà Tết.

Trước đó, một số hiệu trưởng ở TP.HCM cho hay, các năm trước, giáo viên sẽ được nhận cùng lúc 3 khoản vào dịp Tết Nguyên đán, bao gồm: thu nhập tăng thêm quý 4 theo Nghị quyết 03 của Hội đồng nhân dân thành phố, thu nhập tăng thêm do tiết kiệm ngân sách trong năm của trường và tiền thưởng Tết.

Tuy nhiên, năm nay, do dịch Covid-19, khoản tiền thu nhập tăng thêm từ tiết kiệm ngân sách của các trường giảm mạnh, do đó có thể giáo viên sẽ không có khoản này.

Bên cạnh đó, khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố theo nghị quyết 03 thì đã giảm từ đầu năm.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương trên 3,0, UBND TP.HCM giảm hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 lần xuống còn 0,6 lần so với tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ của năm 2020.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức có hệ số lương từ 3,0 trở xuống, giảm hệ số tăng thu nhập tối đa từ 1,2 lần xuống còn 0,8 lần.

Riêng tiền thưởng Tết Nguyên đán, hiện các trường đang tính toán lại. Tuy nhiên, khả năng sẽ giảm mạnh so với năm ngoái.

Minh Anh

Thu nhập dịp Tết của giáo viên ở TP.HCM dự kiến giảm

Thu nhập dịp Tết của giáo viên ở TP.HCM dự kiến giảm

Do dịch Covid-19, một số trường phổ thông ở TP.HCM cho hay thưởng Tết và các khoản thu nhập của giáo viên trong dip Tết nguyên đán tới đây sẽ bị giảm mạnh.

" alt="Giáo viên TP.HCM được thưởng Tết thấp nhất mức 1,5 triệu đồng" width="90" height="59"/>

Giáo viên TP.HCM được thưởng Tết thấp nhất mức 1,5 triệu đồng

Ăn theo ngày Black Friday (vốn có nguồn gốc từ Mỹ), ngày 24/11, nhiều trang thương mại điện tử, kinh doanh thiết bị số, siêu thị điện máy tại Việt Nam cũng tung ra hàng loạt mặt hàng như smartphone, tablet, máy tính, máy ảnh, tivi, hàng gia dụng… với giá bán được quảng cáo giảm từ 20%, 30% hoặc thậm chí lên tới 50%.

Đáng chú ý, hoạt động bán hàng giảm giá ăn theo ngày Black Friday của không ít doanh nghiệp không chỉ giới hạn trong ngày 24/11 mà còn áp dụng cho vài ba ngày, tới tận 27/11.

Phản ánh tới ICTnews trong sáng ngày 24/11, nhiều người tiêu dùng cho hay năm nay tại một số trang thương mại điện tử, bên cạnh việc giảm giá thực sự vẫn tồn tại tình trạng công bố giảm giá ảo không khác gì mọi năm.

Lấy trường hợp như chiếc SmartTV LG 55 inch 4K UHD 55UJ750T, anh Thanh Hùng (trú tại Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay trên Tiki rao bán giảm 31%, “giá yêu thương” còn lại là 23,29 triệu đồng.

Tuy nhiên, qua sử dụng một công cụ so sánh giá, khách hàng này phát hiện giá bán tại nhiều nơi không có chiến dịch bán hàng ngày Black Friday cũng chỉ quanh mức 20 triệu đồng:

Hoặc lấy ví dụ với mặt hàng tivi Samsung 43inch UA43MU6150. Trao đổi với ICTnews, khách hàng Thu Hoài (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho hay tại siêu thị điện máy Pico, tuy không công bố giảm bao nhiêu % nhưng siêu thị này đưa ra giá bán khuyến mãi áp dụng cho ngày Black Friday là 10,99 triệu đồng, trong khi đó tại một địa chỉ khác cũng trong ngày 24/11 chỉ bán 8,99 triệu đồng, thấp hơn 2 triệu đồng.

" alt="Bẫy giảm giá ảo vẫn tái diễn trong ngày Black Friday" width="90" height="59"/>

Bẫy giảm giá ảo vẫn tái diễn trong ngày Black Friday