Hình ảnh đẹp về người đàn ông bị câm bầu bạn với chú chó mù trên đường phố Sài Gòn bỗng biến thành một hình ảnh đáng thương hại. Hàng trăm người kéo đến giúp đỡ dù anh không kêu gọi,ạisaophảigiúpanhđánhgiàyvàchúchókhitanghèonànvàyếuđuốihơnhọsoi kèo liverpool họ mua bột giặt dù anh không có nhà, họ thay nhau ẵm bồng bé cún đang lả đi vì mỏi mệt.
Anh Trần Khắc Ân, sinh năm 1977, quê ở Kiên Giang. bị câm làm nghề đánh giày trên vỉa hè Sài Gòn. Anh có người bạn là chú chó nhỏ bị mù mắt. Đói no gì anh cũng phải có sữa để cho chú chó dùng mỗi ngày. Anh còn cẩn thận dùng một cái bình cắt ra làm chén sữa riêng cho chú. Và trái chanh làm quả banh để người bạn anh có cái chơi đùa. |
Một bức ảnh chú chó nhỏ nằm trong giỏ xách của anh được gửi về "Chuyện nhỏ Sài Gòn" - một trang Fanpage chia sẻ những mẩu chuyện về con người và cuộc sống nơi đây. Sau khi bức ảnh được đăng tải, nhiều người đã tới chia sẻ khó khăn của người đánh giày và chú chó nhỏ |
Từ khi mọi người kéo nhau đến giúp đỡ, anh Ân không còn chỗ ngủ trưa, tối anh không được nghỉ ngơi vì đến 12h đêm vẫn có người đến thăm. Còn với chú chó nhỏ, quá nhiều người đến bế và cho ăn dường như đã làm cho nó hoảng sợ và mệt lử, chỉ nép đằng sau lưng chủ suốt cả ngày. Trưa ngày 14/8, vừa thấy có bóng người ghé qua, anh Ân đã lắc tay, lắc đầu ngỏ ý không muốn tiếp. Khi không có người đến thăm, anh Ân ngồi thảnh thơi bên đồ nghề đánh giày của mình, nhìn chú chó được ngủ ngon trong góc tường mà không bị ai làm phiền. |
Cộng đồng đã ở đâu sau thời gian “làm việc tốt”?
Có một dạo, người Sài Gòn đổ xô đi ăn bột chiên sau khi bài viết về ông bà cụ cùng bé trai 26 tháng tuổi vất vả mưu sinh bằng nghề bột chiên được chia sẻ trên facebook. Họ kéo đến mua ủng hộ đến nỗi ông bà cụ không phục vụ kịp rồi bị phàn nàn là buôn bán chậm chạp. Nhiều người đi ăn bột chiên để ủng hộ cho ông bà, một số người thì tranh thủ cho tiền bé trai rồi… chụp ảnh đăng facebook. Cả góc đường Phùng Khắc Khoan và Điện Biên Phủ một thời gian nhộn nhịp vì lượng khách kéo đến không ngớt.
Nhưng chỉ sau một tháng, tôi quay trở lại xe bột chiên cũ của ông bà cụ, chỉ còn thưa thớt vài khách, đa phần là những khách quen từ trước, là những chú xe ôm, bảo vệ ở tòa nhà gần đó, vốn quen với khẩu vị trong những dĩa bột chiên của ông bà. Còn đám đông ngày xưa cũng chỉ “xôm tụ” vài tuần, rồi họ lãng quên ngay.
Còn nhớ cụ Quý cưu mang hơn 60 chú chó mèo trong một căn nhà nhỏ ở quận Bình Thạnh, sau khi biết thông tin của cụ, hàng chục người mang cả trăm ký gạo, thức ăn của chó mèo chất đầy trong căn nhà nhỏ hẹp, đến nỗi một nhóm từ thiện phải đứng ra… rao bán lại số gạo mà nhiều “người tốt” đã cho một cách vồn vã đó. Vẫn may mắn là nhờ sự kêu gọi của mọi người, ekip thực hiện chương trình Điều ước thứ 7 đã phối hợp với một doanh nghiệp sửa sang toàn bộ nhà cửa, giúp cụ và các chú chó mèo có không gian sống tốt hơn. Nhưng rồi cuối cùng sau những ngày nhộn nhịp các bạn trẻ đến hỏi thăm, phụ cụ Quý dọn dẹp vệ sinh, thì cũng một thời gian sau, cụ Quý vẫn lầm lũi đi đi về về trong ngôi nhà đã được sửa đẹp đẽ. Ngoài kia dường như không còn ai nhớ đến một bà cụ mà họ từng mủi lòng thương, từng lập các hội nhóm trên Fcebook rồi giờ bỏ xó.
Liệu những người từng hô hào, lập hội nhóm trên Facebook, họ còn nhớ hình ảnh cụ bà từng làm mình mủi lòng thương ngày xưa không? |
Những người già cô đơn, dễ chạnh lòng và tủi thân biết bao khi bỗng dưng một ngày mở cửa đón nhận nhiều sự quan tâm giúp đỡ của mọi người nhưng ngày hôm sau bị lãng quên như chưa từng được nhắc đến. Chúng ta thể hiện tình thương có giới hạn quá, nhanh và “mãnh liệt” quá, nhưng cũng dễ nhạt nhòa quá.
Tình yêu và sự ban phát tiền của với mục đích từ thiện của chúng ta, cuối cùng đã biến Hào Anh thành một kẻ tù tội, đã biến người cha nát rượu ngày càng nghiện ngập cờ bạc, đẩy hai bé Huyền – Thoại vỉa hè trở thành trẻ mồ côi phải vào chùa với cuộc đời mới không còn cha bên cạnh. Ngày hôm nay khi chúng ta kêu gọi mang mì tôm, bột giặt, quần áo cũ… để đem “tặng” anh đánh giày câm và chú chó mù, chúng ta đang làm gì với họ? Vì sao chúng ta lại biến một người đàn ông có việc làm trở thành một kẻ hành khất đi ăn xin sự thương hại? Bạn đến và biếu một giỏ quà tặng cho người đàn ông vô gia cư, bạn ném một đống tiền vào anh ta rồi thỏa mãn vì làm việc tốt nhưng rồi bạn sẽ cảm thấy thế nào khi biết rằng anh đang chua chát vì bị bố thí một cách thô lỗ như vậy?
Thật buồn là dù biết anh bị tật ở tay, chỉ có thể đánh giày bằng tay còn lại, thì người ta vẫn mang đến hàng tá đồ đạc lỉnh kỉnh cho người đàn ông này. Chúng ta ban phát tình thương quá dễ dàng, bạn có lường trước hậu quả khi một ai đó nghĩ rằng: "Ành ta có thể dễ dàng để kiếm tiền chỉ bằng cách giả tàn tật và mang theo một con chó mù trong giỏ!".
Tình thương của chúng ta, sự cảm thông và giúp đỡ của chúng ta ngày hôm nay, liệu có đưa đến biện pháp tốt hơn cho những người lao động tự do ở thành phố này không? Hay chỉ khiến những kẻ có mưu đồ xấu dòm ngó người đàn ông đang có hàng triệu đồng trong người và vô phương tự vệ?
“Chúng ta nghèo và yếu đuối hơn người đàn ông đánh giày”
Ngay sau khi câu chuyện đẹp này được chia sẻ, rồi hàng trăm người ùa đến bủa vây người đàn ông bị câm với ngỏ ý muốn giúp đỡ ông, nhà báo Trác Thúy Miêu đã ngay lập tức thể hiện quan điểm rõ ràng và mạnh mẽ trên facebook cá nhân về lòng tốt vô tri của mọi người. Đó là thái độ gay gắt nhưng có lẽ đúng lúc và cần thiết - vừa xuất phát từ góc nhìn của một người có nhiều kinh nghiệm hoạt động xã hội, vừa từ góc độ của người làm truyền thông. Đó là lí do mà chúng tôi liên hệ với chị để chị chia sẻ cách nhìn nhận của mình:
Người đàn ông không thể nói chuyện, chỉ im lặng đón nhận sự thương hại của tất cả mọi người. |
"Tôi sẽ nói lên quan điểm của mình, với tư cách là người hoạt động xã hội vì động vật và cũng là người từng chứng kiến những sự giúp đỡ xuất phát từ lòng tốt hồn nhiên của một số người đã đẩy người khác vào tình thế khó xử".
“Dù phải lang thang với giỏ đồ nghề đánh giày, tôi vẫn thấy anh Ân mới là người thực sự nhàn nhã, hạnh phúc và giàu có. Anh có thể kiếm 100.000 đồng/ngày, bao nhiêu bạn trẻ có thể kiếm được số tiền đó trong một ngày? Còn những giám đốc, những CEO, những người bạn cho rằng họ thành đạt, giàu có, họ mới là người nghèo. Họ nghèo vì lúc nào cũng lo đói, lo mất việc, trong lúc họ phải làm việc như điên như dại thì anh đánh giày vẫn cứ nhàn nhã với cuộc sống bình an của anh bên cạnh chú chó mù, anh không bị giày vò vì không kiếm được tiền triệu, không lo lắng đến mất ăn khi không có nhà ở quận 7. Hãy nhìn thấy bản thân mình tội nghiệp hơn người ta. Chúng ta nghèo đến nỗi còn không có đến một người bạn nằm trong giỏ như anh. Anh Ân mạnh mẽ lắm, mạnh mẽ nên mới có thể bảo vệ được một sinh linh bé nhỏ trong chiếc giỏ của mình…”, nhà báo Trác Thúy Miêu chia sẻ.
Có một tập tính mà người Sài Gòn luôn tự hào, đó là lá lành đùm lá rách, người giàu giúp người nghèo cũng có, mà người nghèo giúp người nghèo thì nhiều hơn. Vì vậy, những người lao động tưởng như nghèo ở thành phố hoa lệ này, họ đã thoát nghèo rồi, vì họ sống yên bình nhờ nương tựa vào nhau. Một chú xích lô lão làng sẽ tận tình chỉ dạy cho anh xích lô trẻ vừa theo nghề, một chị bán ve chai mỗi ngày tranh thủ nấu 2 phần cơm, 1 cho mình, 1 cho bà cụ già vô gia cư gần nhà, những bác xe ôm ở công viên 23/9 dành dụm tiền để nuôi cậu bé lang thang… Chúng ta nhân danh những người giàu có và ban phát tiền bạc, của cải cho họ, vô tình làm xáo trộn tinh thần đáng quý đó của người Sài Gòn.
"Chỉ vì chúng ta luôn cho tiền người ăn xin, luôn mủi lòng trước những đứa bé trong tay những người phụ nữ rách rưới, mà tình trạng ăn xin ngày càng nhiều trong thành phố. Để rồi khi nhìn thấy một đứa bé đang lả đi trong tay người phụ nữ nghèo khổ, chúng ta cũng đành nhắm mắt làm ngơ, đó đã là một nỗi đau quá lớn cho bản ngã của người Sài Gòn",chị Miêu nói.
Nói về vấn đề làm từ thiện thế nào cho đúng, chị Thúy Miêu cho biết:“Lòng từ thiện và của bố thí không đúng chỗ là sự khiếm nhã, vô duyên và thô lỗ một cách đáng ngạc nhiên. Hiện nay, có thể nói chúng ta chưa có một nhà từ thiện chuyên nghiệp, chúng ta đã bớt hào sảng khi làm từ thiện. Hào sảng nghĩa là bạn có thể mời anh đánh giày một ly bia, trò chuyện cùng anh như một người bạn. Và lúc chúng ta đứng lên chào anh ra về, chúng ta không để lại cho anh một đống tiền, nhưng chúng ta để lại những nụ cười. Để anh có thể khoe với mọi người rằng “À, tôi có thêm một người bạn đấy, mỗi lần gặp là họ sẽ mời tôi uống bia!”. Rồi ai nấy trở về với công việc, với gánh nặng riêng của mỗi người. Hoặc nếu bạn muốn giúp, dẫu đôi giày của bạn vẫn còn sạch sẽ, bạn cũng có thể ngồi xuống uống café cùng anh và đưa giày cho anh đánh, đó là cách giúp anh làm nghề lương thiện”.
Xuất phát từ nhu cầu cơ bản của chính mình, nhu cầu được thương hại người khác, được mủi lòng trước những hoàn cảnh thương tâm, mà chúng ta vô tư “xả” năng lượng thương hại vào người khác. Nếu chúng ta có tình thương, chúng ta phải thương nhiều hơn, thương bạn bè, cha mẹ, thương hàng nghìn mảnh đời khó khăn thực sự, chứ không phải “xả” hết tình thương đó vào một cá nhân đang được quan tâm.
Sau cuộc nói chuyện dài, vào lúc chuẩn bị đứng lên ra về, nhà báo Trác Thuý Miêu tỏ rõ sự lo lắng cho số phận của anh Ân và chú chó:“Ở Sài Gòn, quý nhất là được yên. Yên ổn để được sống hào sảng, yên ổn để được hạnh phúc”.
Chỉ hy vọng rằng, câu chuyện của anh Ân - câu chuyện của đỉnh điểm cảm xúc và cũng là đỉnh điểm của lối "ban phát" tình thương - sẽ giúp chúng ta nhìn vào đó và thấy rằng nếu anh Ân có thể bảo bọc chú chó mù, bản thân chúng ta cũng cần bảo bọc người bạn của chính mình, bảo bọc con vật của mình, người vợ, người con của mình một cách trung thành. Hãy là một người hạnh phúc trước khi giúp người khác hạnh phúc. Làm người tốt khó lắm, nên bạn hãy tốt với chính bạn trước đã.
(Theo Quỳnh Trân- Tri Thức Trẻ)