Sự kiện nằm trong khuôn khổ hoạt động của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG). Sự kiện nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình Công ty Dịch vụ Năng lượng (ESCO) tại Việt Nam và nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc điều chỉnh khung chính sách phù hợp cho mô hình này trong tương lai.
Tại đây, nhiều chủ đề đã được đưa ra thảo luận như khung pháp lý hiện tại cho ESCO tại Việt Nam, đánh giá từ các chuyên gia pháp lý, và cơ chế tài chính trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng. Các diễn giả cũng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển mô hình ESCO tại Việt Nam và trên thế giới, những bài học đúc rút từ các dự án ESCO thành công, cũng như kinh nghiệm vượt qua rào cản khi triển khai mô hình kinh doanh ESCO.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Kĩ thuật công ty cổ phần đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương (DDG) cho rằng, hoạt động ESCO có nhiều tiềm năng phát triển tại Việt Nam do kinh tế phát triển có nhu cầu hơi - nhiệt - điện tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã và đang quen với hoạt động ESCO, đảm bảo an toàn vận hành, không ô nhiễm môi trường.
Những lĩnh vực đầu tư ESCO tiềm năng hiện nay có thể kể đến là cơ sở hạ tầng (chiếu sáng), trung tâm thương mại, khu công nghiệp/nhà máy, dịch vụ mua bán điện, năng lượng tái tạo...
Nhóm Đối tác năng lượng Việt Nam (VEPG) được chính thức thành lập vào tháng 6 năm 2017 bởi Chính phủ Việt Nam cùng các Đối tác phát triển quốc tế, với mục tiêu tăng cường hợp tác, đối thoại và trao đổi kinh nghiệm cũng như kiến thức cho Ngành Năng lượng của đất nước. Mục tiêu chung của VEPG là sử dụng hiệu quả hỗ trợ quốc tế cho phát triển năng lượng bền vững tại Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc gia và các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
“Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam – EU” đồng tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU) và Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế CHLB Đức (BMZ), do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) triển khai dưới sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương.
Hải Lam
Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng vừa đề nghị Công ty Điện lực Lâm Đồng thống kê về hệ thống điện mặt trời mái nhà trên địa bàn tỉnh (số lượng, công suất lắp đặt, sản lượng phát lên lưới) theo các nhóm công suất.
" alt=""/>Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh ESCOTheo đó, ứng dụng Snapchat miễn phí cho iPhone là phần mềm được tải về nhiều nhất trong năm qua. Snapchat đã vượt lên từ vị trí thứ 5 trong 2015 để chiếm ngôi đầu thay thế cho Trivia Crack. Facebook Messenger tiếp tục thống trị bảng xếp hạng khi về đích thứ 2, còn Pokemon Go, chiếm vị trí của Dubsmash trong 2015.
![]() |
Cả Snapchat và Facebook Messenger đều có nhiều nâng cấp trong suốt năm 2016. Snap Inc., công ty phát triển Snapchat, ra mắt Spectacles, kính camera thông minh kết nối với điện thoại để gửi ảnh và video tự hủy. Ứng dụng Snapchat cũng được bổ sung các bộ lọc mới, sticker 3D… Trong khi đó Facebook Messenger trong 2016 có sự ra mắt của các chat bot, được tích hợp với nhiều ứng dụng và game bên thứ ba.
Pokemon Go thì nhanh chóng trở thành "hàng hot" khi ra mắt hồi cuối tháng 7. Đây là tựa game tương tác thực tế ảo yêu cầu người chơi phải dùng camera của smartphone đi tới các địa điểm vật lý ngoài đời thực để bắt Pokemon. Game thậm chí còn vượt qua các ứng dụng phổ biến như Tinder, Twitter.
Ở mảng ứng dụng trả phí, Heads Up! và Minecraft Pocket Edition vẫn là các ứng dụng trả phí được nhiều người tìm đến.
Dưới đây là danh sách cụ thể 10 ứng dụng miễn phí, 10 ứng dụng trả phí cho iPhone được tải nhiều nhất trong năm qua:
Top 10 ứng dụng miễn phí cho iPhone:
Snapchat
Messenger
Pokemon GO
YouTube
Google Maps
" alt=""/>Apple công bố 10 ứng dụng iPhone được tải nhiều nhất trong 2016Theo thông tin từ Bộ Công thương, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá các mặt hàng xăng dầu sau khi có điều chỉnh của Thủ tướng Chính phủ về mức thuế nhập khẩu trong giá cơ sở điều hành giá bán xăng dầu (ngày 18/3) và phương hướng điều hành giá xăng dầu (ngày 21/3). Cụ thể: Xăng RON 92 tăng thêm 670 đồng/lít; Xăng E5 tăng 570 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S tăng 293 đồng/lít; Dầu hỏa và dầu mazut 180CST 3.5S đều giữ ổn định giá.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường hiện nay sẽ có các mức giá như sau: Xăng RON 92 không cao hơn 14.422 đồng/lít; Xăng E5: không cao hơn 13.891 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 9.873 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 8.905 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 7.225 đồng/kg.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày (trước ngày 21/3/2016) là 49,949 USD/thùng xăng RON 92; 46,309 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 48,053 USD/thùng dầu hỏa; 179,448 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (Chi tiết tại bảng thống kê giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày gần đây).
" alt=""/>Từ chiều nay, giá xăng tăng thêm 670 đồng/lítTrung tâm Xúc tiến Du lịch (Sở Du lịch Đà Nẵng) phối hợp với Cty TNHH MTV phần mềm Gola vừa làm lễ công bố ứng dụng này, hôm 6/12.
TP Đà Nẵng ra mắt ứng dụng khám phá du lịch giành cho thiết bị di động. |
Sở Du lịch Đà Nẵng cho biết, ứng dụng thông minh và tiện ích này sẽ giúp du khách tìm kiếm các điểm tham quan, lưu trú, ẩm thực, lễ hội - sự kiện... tại Đà Nẵng một cách nhanh chóng, đầy đủ và hiệu quả nhất.
Khi đã lên lịch trình cụ thể tại nhà thông qua ứng dụng này, du khách vẫn có thể sử dụng ứng dụng này tại các điểm đến mà không cần 3G, Wifi. Thông qua offine Map miễn phí, người dùng sẽ luôn biết mình ở đâu, đi đến điểm kế tiếp như thế nào.
Đặc biệt, với ứng dụng này, khách du lịch có thể tự vạch ra kế hoạch cho chuyến du lịch Đà Nẵng của mình bằng cách đưa ra thời gian du lịch, mức phí và sở thích. Danang FantastiCity sẽ tự động “gợi ý” một lịch trình tốt nhất phù hợp theo nhu cầu của mỗi người.
Ứng dụng Danang FantasticCity có tính năng liên kết đa nền tảng giữa Cổng thông tin du lịch Đà Nẵng và các thiết bị di động. Hiện ứng dụng Danang FantastiCity được thiết kế bằng tiếng Anh và tiếng Việt, tương thích với 2 hệ điều hành iOS và Android.
Ứng dụng sẽ được thử nghiệm từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017, tiếp tục cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu thông tin du lịch, thử nghiệm tính năng đặt dịch vụ trực tuyến.
Từ năm 2018 trở đi, ứng dụng sẽ được nghiên cứu phát triển thêm các ngôn ngữ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… và đặt dịch vụ trực tuyến, công nghệ thời gian thực (thông báo thông tin đến người sử dụng ứng dụng ngay lập tức).
Bà Nguyễn Thị Hoài An, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Du lịch thành phố cho biết, Cổng thông tin du lịch Đà Nẵng có lượt truy cập hằng tháng khá cao, giao diện bắt mắt cùng với nhiều tính năng mới như Facebook, Live Chat…
“Việc tương tác giữa website với người dùng được duy trì đều đặn thông qua truy cập E-Newsletter đã giúp người dùng chủ động trong việc tìm kiếm thông tin hữu ích từ Cổng thông tin du lịch Đà Nẵng”, bà An cho hay.
Cao Thái
" alt=""/>Đà Nẵng ra mắt ứng dụng khám phá du lịch trên di động