Sau thời điểm này,ơnthísinhkhôngnhậpnguyệnvọngxéttuyểnđạihọket qua epl hệ thống đã khóa chức năng đăng ký xét tuyển và thí sinh sẽ không thể đăng ký hoặc điều chỉnh nguyện vọng được nữa.
Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến 17h ngày 20/8, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học năm 2022 là 941.760 em. Tuy nhiên, chỉ có 616.044 thí sinh nhập nguyện vọng xét tuyển. Tổng số nguyện vọng là 3.094.572. Trung bình mỗi thí sinh đăng ký 5,02 nguyện vọng.
Như vậy, có đến 325.716 em không nhập nguyện vọng lên hệ thống. Các thí sinh này đã mất quyền đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 năm 2022.
Vì sao gần 35% thí sinh bỏ xét tuyển đại học 2022?Năm nay, hơn 325.000 thí sinh (chiếm gần 35%) không nhập nguyện vọng xét tuyển vào đại học năm 2022.
Đo nhiệt độ cho học sinh ở Trường Tiểu học Xuân Phương sáng 2/3
Tại Trường Tiểu học Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội), hiệu trưởng Lê Thị Tuyết Lan cho hay, trường học đã thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn. Đồng thời tập huấn quy trình, công tác đón học sinh trở lại trường.
Về công tác ăn bán trú, nhà trường sẽ chia học sinh toàn trường làm 2 ca. Bình thường phòng ăn của nhà trường có thể đảm bảo chỗ ngồi được cho 800 học sinh, nhưng từ hôm nay mỗi ca sẽ chỉ 400 học sinh. Ngoài phòng y tế, nhà trường còn có một phòng cách ly tạm thời được chuẩn bị đầy đủ giường, thuốc cũng như bảng quy trình xử lý khi có trường hợp sốt, ho, khó thở.
"Từ 17/2 chúng tôi đã dạy online, và từ hôm nay sẽ dạy học bình thường như các trường học khác. Vì chương trình dạy học của chúng tôi đã bắt kịp và song song với tất cả các trường học trên địa bàn Hà Nội" - bà Lan khẳng định.
Cô giáo Vương Thị Hồng Lệ, giáo viên chủ nhiệm lớp 3E Trường Tiểu học Xuân Phương cho biết sĩ số lớp là 45. Tuy nhiên, ngày hôm nay trở lại trường chỉ có 43 em, 2 em vắng mặt. Trong đó có Nam Khánh (con của trường hợp phụ huynh mắc Covid-19) nghỉ do vẫn đang trong thời gian cách ly.
Theo cô Lệ, dự kiến, Nam Khánh sớm nhất 2 tuần nữa mới trở lại trường.
Với trường hợp này, bà Lan cho hay đây là học sinh thông minh và tích cực học tập. Ngay từ thời gian nghỉ đến trường, từ ngày 17/2, Nam Khánh vẫn học online bình thường như các bạn khác. Thậm chí ngay cả khi ở trong viện, khu cách ly.
“Từ hôm nay trở đi, Nam Khánh vẫn sẽ tiếp tục học online. Nhà trường đã phân công cô giáo chủ nhiệm Vương Thị Hồng Lệ phụ trách kèm cho em môn Toán, còn 2 cô giáo phụ trách môn Tiếng Việt, 3 thầy cô giáo khác phụ trách những môn còn lại của em. Như vậy về việc học tập, Nam Khánh vẫn được đảm bảo được học tất cả các kiến thức mới song song với các bạn. Nam Khánh sẽ học online cho đến khi nào cả gia đình em hết thời gian cách ly”, bà Lan nói.
Anh Đinh Văn Dương (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), phụ huynh của cháu Phước Thịnh, học sinh lớp 1E Trường Tiểu học Xuân Phương cho hay, sau thời gian nghỉ dài được đi học trở lại, con rất háo hức.
“Sau khi xem các thông báo của nhà trường, có các biện pháp phòng dịch nên chúng tôi cũng yên tâm hơn. Về mặt gia đình, chúng tôi cũng chủ động chuẩn bị các biện pháp phòng chống dịch cho con. Chúng tôi đo thân nhiệt cho con trước ở nhà và tuân thủ tuyệt đối việc đeo khẩu trang từ nhà đến trường”, anh Dương chia sẻ.
Thanh Hùng
Cuộc sống bên trong trường học là 'điểm nóng' Covid-19
"Con họ cũng như con mình, nhìn các cháu nhỏ tuổi đã phải đi cách ly tập trung, ai chẳng chạnh lòng".
" alt="Ngày đầu 'mở cửa' của trường học từng là điểm nóng Covid"/>
Cách phối đồ độc đáo của Đoan Trang thể hiện ở sự kết hợp thông minh giữa những chất liệu nhung, lụa,...cùng với những phụ kiện lạ mắt cộng với đó là cách chơi màu ấn tượng tạo nên một tổng thể trang phục đầy thu hút.
Đoan Trang mang đến một hình ảnh Á Đông vừa nền nã vừa cá tính và ghi đậm bản sắc cá nhân.
Bộ ảnh thời trang lần này của Đoan Trang được bấm máy bởi một người em tên Lê Nhâm Quý, đang là du học sinh ngành điện ảnh ở Nhật Bản.
Với sự tinh nhạy của nhiếp ảnh gia cùng thần thái ấn tượng của Đoan Trang đã tạo nên nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cho bộ ảnh này.
Dù đây mới chỉ là lần thứ 2 hợp tác làm việc cùng nhau nhưng cả hai đều làm việc vô cùng ăn ý và hoàn thành công việc rất nhanh trong một buổi sáng đẹp trời qua nhiều địa điểm của thủ đô Tokyo.
Với những hình ảnh được thực hiện ở làng cổ Koedo, nữ ca sĩ với biệt danh "Socola" kết hợp chiếc váy dài chất liệu đũi theo phong cảnh Nhật cùng trang sức và phụ kiện cùng tông tạo nên một tổng thể đậm chất châu Á.
Cô còn khéo léo phối bộ trang phục trên cùng với chiếc áo kimono lụa màu xanh ngọc giúp thể hiện được nét dịu dàng của một người phụ nữ Á Đông.
Đoan Trang khoe vẻ sang chảnh mặn mà ở tuổi 41.
Nữ ca sĩ đang hạnh phsuc bên chồng là doanh nhân Thụy Điển và con gái nhỏ.
Hải Bình
Đoan Trang không hài lòng với thái độ nhiều nghệ sĩ trẻ
Trong chương trình Chuyện của Sao, Đoan Trang có những chia sẻ chân thật về thế hệ nghệ sĩ trẻ bây giờ về thái độ làm việc so với những nghệ sĩ nổi danh của thập niên trước đây.
" alt="Đoan Trang hóa quý cô sang chảnh trên đường phố Nhật Bản"/>
Cuộc hội ngộ của Anh Quân - Mỹ Linh - Bằng Kiều tại liveshow Hà Nội phốmang đến những màn tung hứng hài hước và tràng vỗ tay không ngớt từ khán giả. Giữa họ là mối quan hệ đặc biệt cả trong đời sống lẫn âm nhạc. Ngoài đời, Anh Quân là chồng còn Bằng Kiều là người yêu cũ của Mỹ Linh. Và trong đêm nhạc, Anh Quân là Giám đốc âm nhạc tham gia phối khí cùng nhạc sĩ Hồng Kiên. Bên cạnh đó anh cũng chỉ huy dàn nhạc, đệm đàn cho vợ hòa giọng với tình cũ.
Mỹ Linh tâm sự: "Đứng ở sân khấu này, tôi bỗng nhớ lại những năm tháng mới đi hát. Thuở ấy, chúng tôi hay hát ở các vũ trường, quán cafe. Sau mỗi buổi biểu diễn, ban nhạc hay đi ăn đêm, có cả anh người yêu cũ và thấy mọi người gọi thêm thịt, đồ ăn kèm với miến nhưng tôi không dám vì sợ hết nửa tiền cát-sê của cả buổi tối đi hát, không còn tiền mang về đưa mẹ".
Mỹ Linh - Bằng Kiều song ca 'Trái tim không ngủ yên'.
Mối tình đầu được Mỹ Linh nhắc đến chính là Bằng Kiều. Nữ ca sĩ không giấu khi bộc bạch rằng trước liveshow thấy ông xã cẩn thận làm phối khí ca khúc Trái tim không ngủ yênđể cô và người yêu cũ song ca với nhau.
Trước khi hòa giọng trong Trái tim không ngủ yên, Mỹ Linh hỏi Bằng Kiều: "Em nghe nói anh vừa có người mới. Em với Anh Quân là vợ chồng hàng chục năm rồi, có gì cũng biết hết rồi nhưng chỉ sợ cho anh thôi. Liệu anh hát với em thế này có ổn không?".
Đáp lời Mỹ Linh, Bằng Kiều khiến khán phòng cười vang khi tếu táo nói: "Bạn nhà anh cũng đang ngồi xem ở dưới. Mình cứ hát đi em, nếu có vấn đề gì bạn ấy cũng không làm gì được, xuống sân khấu mới lo cơ".
Bằng Kiều hát 'Phôi pha'.
Trong đêm nhạcHà Nội phố, Anh Quân không chỉ phối lại ca khúc Trái tim không ngủ yêncho vợ hát với tình cũ mà còn làm mới hàng loạt sáng tác gắn với tên tuổi của cô cũng như in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả như:Nắng thủy tinh(Trịnh Công Sơn),Giọt nắng bên thềm (Thanh Tùng),Quán cà phê mùa hè (Huy Tuấn), Hà Nội đêm trở gió(Trọng Đài)...
Dẫu đùa rằng cảm thấy rất áp lực khi hát với band do chồng của người yêu cũ chỉ huy, Bằng Kiều vẫn rất thăng hoa khi solo Hà Nội ngày trở về(Phú Quang), Phôi pha(Trịnh Công Sơn), Để nhớ một thời ta đã yêu(Thái Thịnh), Cơn mưa băng giá (Lê Thành Trung), Hè muộn(Bằng Kiều)...
'Trở về tuổi thơ' - Tùng Dương, Mỹ Linh:
Đêm nhạc Hà Nội phố cũng là dịp để các nghệ sĩ nhớ lại những kỷ niệm đẹp về Hà Nội. Nữ ca sĩ Mỹ Linh không thể quên tuổi thơ với những buổi tối mất điện được nghe anh hàng xóm chơi guitar, những buổi chạy show và hát Nắng thủy tinhkhắp các quán cà phê. Những năm tháng ấy đã giúp cô vun đắp tâm hồn và tình yêu với âm nhạc.
Bằng Kiều vẫn nhớ thời buổi trưa trốn ngủ ra Văn Miếu Quốc Tử Giám chơi, nhảy tàu điện từ Cửa Nam lên Bờ Hồ. Trong khi đó, Tùng Dương bày tỏ niềm tự hào khi được hát các ca khúc nổi tiếng về Hà Nội, cũng từng là "người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố" để tìm cảm hứng.
Đêm nhạc kết thúc bằng tiết mục Giọt sương trên mí mắt - Hát với chú ve con do ba ca sĩ Bằng Kiều, Mỹ Linh, Tùng Dương thể hiện, tràn ngập không khí rộn ràng của một mùa hè rực rỡ, yêu đời.
Ngân An
Nhạc sĩ Huy Tuấn gửi gắm 'đứa con tinh thần' cho Tùng DươngBài hát 'Hải Phòng - Toả sáng miền cửa biển' được nhạc sĩ Huy Tuấn sáng tác riêng cho Lễ hội Hoa phượng đỏ 2023, Tùng Dương là ca sĩ thể hiện." alt="Màn kết hợp có 1"/>
Trả lời Zing, nhiều khách đợi mua iPhone tại TopZone tối 13/10 đều cho biết họ cảm thấy rất chờ đợi việc được trên tay chiếc máy đã đặt. Do vậy, họ sẵn sàng di chuyển vài chục km từ tỉnh Bình Dương, TP Thủ Đức đến quận 4 để nhận máy vào giữa đêm.
“Năm nào tôi cũng lên đời iPhone mới. Tôi là iFan, nên muốn được nhận máy sớm nhất có thể”, ông Nguyễn Dũng, ngụ tại TP Thủ Đức chia sẻ.
Từ 2020, khi Apple tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam thông qua các hệ thống ủy quyền chính hãng (AAR- Apple Authorized Reseller). Qua đó, chênh lệch thời gian phát hành của dòng iPhone mới giữa thị trường trong nước và quốc tế được rút ngắn. Nhờ vậy, sức nóng của chiếc điện thoại vẫn được duy trì.
Ngoài ra, các nhà bán lẻ lớn có giá bán tốt, chương trình hậu mãi thuận lợi hơn nhiều so với loại hàng xách tay. Nên đa phần khách hàng quyết định chờ đợi, để mua máy chính hãng. Con số đặt cọc đạt hơn 50.000 máy tại hệ thống lớn như Thế Giới Di Động thể hiện rõ điều này.
Ưu đãi từ đại lý
Thực tế, việc xếp hàng, chờ nhận máy vào giữa đêm không phải yêu cầu bắt buộc từ phía đại lý. Ví dụ, TopZone cung cấp gói cọc VIP, với cam kết giao máy sớm nhất từ 0h với số lượng giới hạn. Khách hàng có nhu cầu có thể đăng ký. Mặt khác, người dùng vẫn có thể đến cửa hàng vào giờ hành chính để lấy thiết bị đã đặt như bình thường.
Đồng thời, người dùng chọn xếp hàng bởi có nhiều ưu đãi từ phía hệ thống. Ví dụ, nhiều khách hàng may mắn tại TopZone Khánh Hội nhận được phiếu quà tặng, giảm giá 50% trực tiếp vào giá sản phẩm. Số khác trúng thưởng tai nghe AirPods 2, đồng hồ Apple Watch.
Vị khách may mắn nhất tại sự kiện nhận về cho mình chiếc iPhone 14 Pro Max, trị giá 35 triệu đồng. Đây một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định có mặt tại sự kiện mở bán giữa đêm.
Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO của Thế Giới Di Động cảm thấy rất vui mừng khi nhìn thấy sự hào hứng của khách hàng khi được cầm trên tay chiếc điện thoại mới sau 0h.
Sự kiện phát hành dược phía đại lý xử lý tốt, có nhiều hoạt động để người dùng tham gia trong thời gian chờ đợi. Đồng thời, thủ tục thanh toán được hoàn thành từ sớm. Đến 0h, người dùng nhanh chóng được nhận máy và ra về.
Một phần văn hóa Apple
Việc xếp hàng, đợi mua iPhone mới là một phần trong văn hóa của người dùng Apple trên khắp thế giới. Thói quen này đã được thiết lập từ thế hệ điện thoại đầu tiên của Táo khuyết.
Năm 2007, David Barnard định đợi đến cuối tuần và đến một cửa hàng AT&T gần nhà để mua một chiếc iPhone. Nhưng Sam, anh trai của David thuyết phục rằng họ nên làm thứ gì đó đặc biệt. Sau cuộc gọi thoại, cả hai quyết định lái xe đến Apple Store tại San Antonio và xếp hàng chờ.
Họ thuộc nhóm những khách hàng đầu tiên trên thế giới được chạm tay vào chiếc iPhone. Đó là một kỷ niệm khó quên. Những hình ảnh của họ, cùng biểu cảm phấn khích khi được chạm tay vào chiếc máy đã xuất hiện trang bìa của nhiều tờ báo.
Năm 2017, chính Apple cũng khuyến khích người dùng đến sớm, xếp hàng để có thể được sở hữu chiếc iPhone X.
Tuy nhiên, văn hóa này đang dần biến mất trên khắp thế giới bởi ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 và chuyển biến trong chính sách từ Táo khuyết. Trong đợt phát hành iPhone 14, đa phần Apple Store chỉ trả máy cho khách đặt trước, không bán cho khách vãng lai.
Do đó, hành vi mua hàng của người dùng dần thay đổi. Khách chỉ cần đặt trước, kiểm tra thời gian giao và đến nhận chiếc máy của mình. Việc xếp hàng chờ đợi không còn ý nghĩa. CNET cho rằng sự phát triển của thương mại điện tử cùng sự phổ biến của smartphone khiến cho những hàng người chờ trước Apple Store dần ngắn lại.
Tuy nhiên tại Việt Nam, một thị trường mới nổi, chưa có Apple Store, niềm yêu thích của người dùng với điện thoại Apple vẫn còn rất lớn. Cùng sự hỗ trợ từ các nhà bán lẻ, văn hóa xếp hàng đến nửa đêm, nhận chiếc iPhone đang dần trở nên phổ biến.
Trước đây, Samsung Việt Nam cũng từng xây dựng được truyền thống xếp hàng đợi mua Galaxy S và Note với mức giảm giá 30%. Tuy nhiên, chính sách này hiện không còn được áp dụng.
" alt="Vẫn có hàng dài người chờ mua iPhone chính hãng"/>