Nhận định, soi kèo U19 Sông Lam Nghệ An vs U19 PVF Việt Nam, 14h30 ngày 14/1: Đánh chiếm ngôi đầu
(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:TP.HCM: Đã nhập gần 1.500 bộ máy xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin
Cuộc thi an ninh mạng WhiteHat Grand Prix được tổ chức lần đầu tiên ở cấp quốc gia vào năm 2014 và bắt đầu mở rộng ra quy mô toàn cầu từ năm 2015. Trong năm thứ ba cuộc thi được tổ chức ở quy mô toàn cầu, WhiteHat Grand Prix 2017 lần đầu tiên được Bkav phối hợp cùng cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thông tin là Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT tổ chức.
Lễ khai mạc cuộc thi an ninh mạng toàn cầu White Hat GrandPix năm nay với chủ đề “Di sản Việt Nam” (Vietnam Heritages) sẽ diễn ra vào sáng mai, ngày 16/12/2017.
Trao đổi với ICTnews vào chiều nay, 15/12/2017, ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav cho biết, tính đến 9h ngày 15/12, một ngày trước khi cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017 chính thức diễn ra, đã có 168 đội thi đến từ 45 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đăng ký tham dự.
Ông Ngô Tuấn Anh cũng cho biết thêm, so với cùng thời điểm 1 ngày trước khi cuộc thi năm ngoái diễn ra, số đội đăng ký dự thi là bằng nhau, tuy nhiên tỷ trọng đội quốc tế đăng ký dự thi năm nay cao hơn so với năm 2016. Cụ thể, trong 168 đội đăng ký dự thi WhiteHat Grand Prix 2017, có 126 đội thi quốc tế và 42 đội thi của Việt Nam. Còn với năm 2016, con số này là 98 đội thi quốc tế và 70 đội thi của Việt Nam.
Ban tổ chức cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017 không giới hạn thời gian đăng ký, do đó cho đến khi cuộc thi kết thúc vào ngày 17/12, số đội dự thi sẽ tiếp tục tăng thêm. Trong năm ngoái, theo ghi nhận của Ban tổ chức, kết thúc cuộc thi, WhiteHat Grand Prix 2016 đã thu hút hơn 500 đội thi đến từ 52 quốc gia với nhiều đội trong Top 10 CTFTime (website xếp hạng các cuộc thi an ninh mạng toàn cầu).
Ban tổ chức cuộc thi an ninh mạng WhiteHat Grand Prix 2017 bắt đầu mở cho các đội đăng ký dự thi trực tuyến tại địa chỉ: GrandPrix.WhiteHatVN.com từ ngày 28/11/2017.
" alt="Đã có 168 đội đăng ký dự cuộc thi an ninh mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 2017" />Đại diện Base.vn nhấn mạnh 3 yếu tố quyết định thành công của chuyển đổi số là sự cam kết từ ban lãnh đạo, sự quyết tâm từ đội ngũ quản lý và sự sẵn sàng thay đổi tư tưởng từ đội ngũ nhân viên. Với kinh nghiệm đồng hành cùng hàng nghìn doanh nghiệp thuộc nhiều quy mô, lĩnh vực khác nhau, đại diện Base.vn đã giới thiệu với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Bình Phước về 5 giai đoạn trong hành trình xây dựng doanh nghiệp số. Đặc biệt, nhấn mạnh 3 yếu tố quyết định thành công là sự cam kết từ ban lãnh đạo, sự quyết tâm từ đội ngũ quản lý và sự sẵn sàng thay đổi tư tưởng từ đội ngũ nhân viên.
Theo đó, bước đầu tiên để xây dựng doanh nghiệp số là tư vấn. Do đặc thù kinh doanh và quy mô của mỗi doanh nghiệp khác nhau, quy trình vận hành và quản lý do đó cũng khác nhau. Vì thế, để lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất, lãnh đạo doanh nghiệp cần tìm hiểu và trao đổi thực sự sâu sát với đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ.
Với bước dữ liệu hóa, đại diện Base.vn khuyến nghị, cần chuyển hóa các luồng thông tin từ giấy tờ, biểu mẫu thủ công lên nền tảng trực tuyến. “Giai đoạn này thường bị bỏ qua trong quá trình triển khai chuyển đổi số. Một doanh nghiệp số là doanh nghiệp sở hữu hệ thống dữ liệu số và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu ấy”, ông Trần Tuấn Anh cho hay.
Bước tiếp theo các doanh nghiệp cần thực hiện là số hóa vận hành, đưa quy trình vận hành từ trên giấy lên các công cụ thực thi trực tuyến. Thực tế, trong quá trình tiến hành số hành quy trình, nhiều doanh nghiệp đã chọn lọc và giảm bớt được hàng trăm quy trình không cần thiết, giúp tinh gọn bộ, tối ưu máy vận hành.
Ở bước thứ tư – Tối ưu hóa, việc triển khai giai đoạn này của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tận dụng thông tin từ các bước Dữ liệu hóa và Số hóa vận hành để đưa ra chiến lược tối ưu vận hành bằng các công cụ, phần mềm. Và bước cuối cùng là Chuyển đổi số, theo đó dựa trên những thông tin thu thập được từ các dữ liệu số, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược, định hướng phát triển phù hợp để chinh phục các mục tiêu tiếp theo.
“Với việc thực hiện “Hành trình doanh nghiệp số” gồm 5 bước kể trên có sự hỗ trợ của nền tảng chuyển đổi số Make in Vietnam, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ thay đổi được phong cách làm việc truyền thống và cách thức tương tác cũ, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm thời gian”, đại diện Base.vn nhấn mạnh.
Bộ TT&TT hiện đang chủ trì triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số (Chương trình SMEdx). Base.vn là 1 trong 27 doanh nghiệp cung cấp giải pháp chuyển đổi số Make in Vietnam đã ký kết tham gia triển khai Chương trình SMEdx năm 2022. Theo kế hoạch, năm nay, Bộ TT&TT tiếp tục lựa chọn các nền tảng số xuất sắc để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, với mục tiêu 30 nền tảng số Make in Vietnam tham gia; 150.000 người tiếp cận qua Cổng Smedx.vn; 30.000 doanh nghiệp sử dụng các nền tảng để chuyển đổi số; 200.000 chủ doanh nghiệp nhận được tin nhắn khuyến khích chuyển đổi số và giới thiệu Chương trình SMEdx." alt="3 thách thức lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt trong kỷ nguyên số" />Tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống” vừa diễn ra sáng ngày 24/12. Chương trình tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống” được tổ chức với mong muốn tạo diễn đàn cho cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp trao đổi, thảo luận nhằm tìm ra các giải pháp góp phần thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam.
Buổi tọa đàm có sự góp mặt của ông Tạ Bá Hưng, Chủ nhiệm Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ (Chương trình 2075), Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Trung Kiên, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (CNTT&TT) thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ông Trần Hữu Quyền, Chủ tịch Công ty VNPT Technology.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, ông Võ Đăng Thiên, Phó Tổng biên tập báo VietNamNet nhận định, thị trường khoa học công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng để đưa các kết quả nghiên cứu vào đời sống. Có thị trường chúng ta mới có trao đổi, giao lưu, thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, tránh tình trạng lâu nay chúng ta vẫn phê phán là các kết quả nghiên cứu được cất vào ngăn kéo, gây lãng phí cả chất xám và tiền bạc.
Phó Tổng biên tập báo VietNamNet Võ Đăng Thiên phát biểu khai mạc Tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống”. Nhấn mạnh thúc đẩy phát triển thị trường khoa học công nghệ là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đã được Bộ Khoa học và Công nghệ hết sức chú trọng, ông Thiên bày tỏ mong muốn 3 diễn giả tham gia tọa đàm qua việc trả lời các câu hỏi của độc giả, sẽ cung cấp những thông tin cần thiết ở góc độ công tác của mình. Từ đó góp phần nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng và đặc biệt là giới khoa học, ở đây cụ thể là giới CNTT nhằm thực hiện được chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.
MC: Tôi muốn đặt câu hỏi cho ông Trần Hữu Quyền. VNPT Technology là đơn vị khoa học công nghệ đã đưa nhiều sản phẩm vào kinh doanh. Mới đây, sản phẩm Máy tính an toàn và Hệ thống Camera bảo mật cao của VNPT Technology đã được trao danh hiệu “Chìa khóa vàng 2020” do Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam tổ chức. Đây là hai sản phẩm đều thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Xin ông cho biết, quá trình nhận đề tài khoa học cấp quốc gia, doanh nghiệp có gặp phải vướng mắc gì không?
Cảm ơn báo Vietnamnet, Ban ICTnews đã tạo điều kiện cho tôi tham gia tọa đàm hôm nay!
VNPT Technology được thành lập với sứ mệnh nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm, hệ thống và giải pháp công nghệ điện tử, viễn thông, CNTT và được công nhận là Doanh nghiệp khoa học công nghệ từ năm 2016. Thực hiện sứ mệnh của mình, về thiết bị điện tử viễn thông, đến nay chúng tôi đã nghiên cứu, thiết kế, phát triển và sản xuất cung cấp đến thị trường trên 10 triệu thiết bị viễn thông, CNTT các loại.
Chúng tôi đã xây dựng và phát triển hệ thống nền tảng phục vụ mạng cung cấp dịch vụ viễn thông - CNTT, các nền tảng Internet vạn vật (IoT Platform), hệ thống phần mềm cho doanh nghiệp và ứng dụng cho người dùng cuối… Trong đó, có sản phẩm thực hiện theo nhiệm vụ của các chương trình khoa học công nghệ quốc gia. Điểm nổi bật của các nhiệm vụ khoa học công nghệ mà VNPT Technology thực hiện ở chỗ sản phẩm của chúng tôi luôn đề cao tính thực tiễn thị trường. Đây cũng là xu hướng ưu tiên của các nhiệm vụ mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang triển khai những năm gần đây.
Chúng tôi luôn được các cơ quan chức năng của Bộ Khoa học và Công nghệ tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước. Kết quả các nhiệm vụ chúng tôi đã thực hiện và kết quả triển khai thị trường cho những sản phẩm này là minh chứng sinh động cho sự điều chỉnh chính sách kịp thời và chủ trương hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học công nghệ của Chính phủ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản phẩm công nghệ Việt, Make in Vietnam vì một Việt Nam hùng cường.
Ông Trần Hữu Quyền, Chủ tịch Công ty VNPT Technology (ngồi giữa) trao đổi tại tọa đàm. Độc giả Hoàng Vân (Hải Phòng): Theo ông, làm sao chúng ta có thể liên kết các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp để đưa nghiên cứu vào áp dụng cho thị trường? Vai trò nhà nước trong việc liên kết này ra sao?
Chúng tôi chủ trương huy động tối đa nguồn lực xã hội để nhanh chóng xây dựng và đưa sản phẩm ra thị trường, do đó luôn chú trọng xúc tiến hợp tác với các cơ sở nghiên cứu, viện hàn lâm, trường đại học nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu từ những đơn vị này vào sản phẩm của mình. Việc hợp tác, ứng dụng tích hợp kết quả nghiên cứu và sản phẩm đưa ra thị trường cũng giúp điều chỉnh nhiệm vụ nghiên cứu của các đơn vị này theo hướng tiếp cận thị trường, bên cạnh tính hàn lâm của nghiên cứu cơ bản.
Độc giả Công Hùng (Tiền Giang): Trong quá trình đưa các nghiên cứu ra thị trường, VNPT Technology đã gặp những khó khăn gì?
Khó khăn thì luôn luôn có, không nhiều thì ít, lúc thì khó khăn này, khi lại khó khăn khác. Trước hết là doanh nghiệp như chúng tôi, bên cạnh đó là các cơ sở, cán bộ nghiên cứu hàn lâm cần điều chỉnh để hạn chế khó khăn, nhanh chóng phát triển và hoàn thiện sản phẩm đưa ra thị trường. Chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu được “đóng gói” tại doanh nghiệp để có thể dễ dàng tích hợp, ứng dụng vào các sản phẩm và nhanh chóng đưa ra thị trường.
Độc giả Minh Sơn (Quảng Nam): Ông đánh giá thế nào về quy trình, thủ tục của cơ quan nhà nước trong việc xét duyệt các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ hiện nay?
Những năm gần đây, thủ tục, quy trình của cơ quan quản lý nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ đã cải thiện rất nhiều. Cụ thể, có nhiều thông tư, nghị định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính hướng dẫn. Nếu ai đấy còn kêu chứng tỏ họ chưa vào cuộc thực sự. Bản thân tổ chức, doanh nghiệp phải vào cuộc thực sự, vướng ở đâu phải cùng cơ quan quản lý Nhà nước tháo gỡ.
Ứng dụng như thế nào vẫn là vấn đề của các doanh nghiệp, tìm cách ứng dụng, mong muốn ứng dụng ra sao? Bản thân những đơn vị nghiên cứu mang tính sự nghiệp, hàn lâm thường tiếp cận theo hướng hàn lâm, có khoảng cách nhất định với thị trường.
Tại các nước phương Tây, quy trình được rút ngắn do bản thân doanh nghiệp và đơn vị nghiên cứu tìm cách đến với nhau. Với nghiên cứu của những nước tiên tiến, bản thân nhà nghiên cứu tư duy rất rõ ràng, đó là viết ra phải trở thành tài sản sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế… Kết quả đưa ra khi đã đóng gói, trong khi quá trình nghiên cứu trong nước hiện nay có nơi chưa làm được, tạo sự uể oải trong hợp tác.
Nếu hợp tác nhanh đi đến kết quả, hai bên sẽ hào hứng hơn. Đó là câu chuyện "con gà quả trứng", là chuyện nghiên cứu đưa vào ứng dụng, đưa ra thị trường khó khăn. Nó không phải khó khăn của cơ chế mà nội tại bản thân hai bên. Một bên là nhà khoa học, một bên là doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể đợi được, phải đi đầu thị trường. Muốn vậy, bản thân kết quả nghiên cứu phải sẵn sàng, tích hợp được vào sản phẩm.
Độc giả Thành Dũng (Vĩnh Phúc): Trong quá trình làm, các ông có vướng mắc gì về chính sách nhà nước cần tháo gỡ không?
Sau vài năm xây dựng công ty, năm 2016, VNPT Technology được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học công nghệ và liên tục thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì. Thủ tục đôi khi còn mang tính hành chính nhưng được cải thiện nhiều. Khi chưa làm thực sự, mình thấy sao cồng kềnh thế, phức tạp thế nhưng vào làm mới thấy có những thứ do mình chưa hiểu, mình thấy cồng kềnh, có những thứ bản thân doanh nghiệp phải thay đổi. Đấy là một bài toán mà doanh nghiệp phải giải, phải thích ứng với môi trường, coi như đó là một hợp đồng kinh tế. Cơ quan Nhà nước là một khách hàng. Mình phải làm để đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Cụ thể, phần lớn nhiệm vụ khoa học bây giờ không đặt nặng vấn đề hàn lâm nữa, phải có trọng số cho tính ứng dụng vào thực tiễn. Các chương trình mới đây, trừ KC01 theo tiêu chí từ những năm trước, như Chương trình công nghệ cao quốc gia theo hướng đặt hàng, có sản phẩm ra thị trường. KC4.0 bên cạnh tính hàn lâm, có bài báo khoa học, đào tạo còn có tính ứng dụng thực tiễn.
Kinh phí nhà nước hỗ trợ một phần, doanh nghiệp cùng tham gia vào thì tính thực tiễn cao hơn nhiều. Đó là một sự thay đổi rất lớn trong quản lý Nhà nước.
Độc giả Phạm Oanh (Quảng Ninh): Hàng năm, VNPT Technology nhận đề tài đặt hàng hay chủ động đề xuất đăng ký đề tài, thưa ông?
Với chúng tôi, trước tiên phải có đầu bài, sau đó một số đơn vị có năng lực đề xuất thực hiện đề tài đó và theo cơ chế tuyển chọn. Đầu bài có hai hướng: do nhu cầu của Nhà nước, thị trường hoặc cơ quan quản lý Nhà nước; bản thân doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu có những ý tưởng đề xuất lên. Đó là quá trình chọn lựa đầu bài, được hội đồng khoa học, chuyên gia về lĩnh vực khoa học và chuyên gia về doanh nghiệp tham gia, đánh giá xem đầu bài như thế, ý tưởng như thế có đủ mức độ để đưa thành nhiệm vụ của quốc gia hay không? Hội đồng chuyên gia sẽ hoàn thành đầu bài từ ý tưởng đó rồi tuyển chọn đơn vị, thuyết minh phương án triển khai, đưa ra hội đồng bảo vệ. Qua được hội đồng chuyên môn sẽ đến hội đồng kinh phí. Tôi thấy rất chặt chẽ. Nếu ở doanh nghiệp hay đơn vị nghiên cứu cũng làm như thế thì những sản phẩm, kết quả của quá trình nghiên cứu ấy chắc chắn thành công.
Độc giả Hải Yến (TP.HCM): VNPT Technology có sẵn sàng hợp tác với các viện, các trường đề đưa nghiên cứu vào thực tiễn hay không, thưa ông?
Bản thân VNPT ý thức rõ ràng ngay từ đầu là không thể tự làm tất cả mọi thứ ra sản phẩm vì thời gian và thị trường không cho phép. Chúng tôi ý thức và miệt mài xúc tiến mọi cơ hội hợp tác với các trường, các viện và các cán bộ nghiên cứu, nhà khoa học để đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, giúp người dân được thụ hưởng thành quả của những nghiên cứu hàn lâm.
Có hai phần, một phần là nội tại các cơ sở hàn lâm đã có chương trình nghiên cứu, phù hợp với hướng đi của doanh nghiệp. Hướng thứ hai là doanh nghiệp thấy có nhu cầu và cố gắng trong quá trình thiết kế, xây dựng kiến trúc sản phẩm, định vị được các phần, mô-đun, lớp (layer) có thể hợp tác với đại học. Tuy nhiên, thực tiễn cho đến thời điểm này hợp tác ấy đã thực sự hiệu quả như doanh nghiệp mong muốn hay chưa? Tôi phải khẳng định rằng chưa. Với nỗ lực của các thầy trong trường, đáng lẽ nó phải hơn thế. Dù vậy, không có nghĩa nó không đạt kết quả. Hiện đã dùng được các stack, hệ thống của các viện đưa vào trong sản phẩm của công ty. Chúng tôi đưa các stack của Học viện Bưu chính Viễn thông vào trong sản phẩm IoT về an ninh… Được như kỳ vọng thì chưa nhưng cũng đã đạt 60-70% mong muốn của đơn vị.
Theo ông, làm thế nào để đạt được kỳ vọng cao hơn?
Tôi cho rằng phải đến từ hai phía. Không thể bắt các thầy phải thay đổi theo doanh nghiệp được, trên thực tế hướng các thầy theo doanh nghiệp là có rồi, đó là thực tiễn đã xảy ra. Các thầy làm theo đặt hàng của một số doanh nghiệp Hàn Quốc, khi đó doanh nghiệp ở thế thượng phong vì nguồn tiền nhiều. Tập đoàn có thể trang bị phòng thí nghiệm, tài trợ vốn dự án và chiếm trọng số lớn đối với hoạt động của khoa, viện, trường đó. Họ cũng có điều kiện kèm theo nhất định. Khi đó, đơn vị hàn lâm của mình phải thay đổi theo. Song với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt như VNPT có vốn Nhà nước không thể chi tiền lớn như thế. Đây cũng là một hạn chế.
Do đó, phải tiếp cận theo hướng cầu thị là cả hai phải thay đổi. Mình chỉ dám đề xuất với các thầy trong viện là làm những thứ đóng gói được để doanh nghiệp dùng. Năng lực của các thầy có thể làm nhiều hơn thế. Nhưng phạm vi lớn sẽ kéo theo rủi ro lớn cho dự án của doanh nghiệp, vì vậy phải điều chỉnh, giới hạn quy mô để đóng gói được, đưa vào sản phẩm sớm ra thị trường.
Doanh nghiệp tính hiệu quả theo năm, trong khi kết quả nghiên cứu tính theo năm chưa phổ quát được. Có những thứ phải dài hơi, 3 năm, 5 năm hoặc dài hơn nữa. Ví dụ, cách đây hơn 2 năm, các nước phát triển đã nói tới 6G. Nhưng 6G phải đến năm 2027, thậm chí sau nữa, mới phổ quát trên thị trường. Những đầu tư nghiên cứu như thế có tính dài hơi. 5G nói rất lâu rồi nhưng từ năm ngoái, trong nước mới có Vingroup và Viettel tuyên bố làm 5G. Rõ ràng, nghiên cứu phải đi trước rất nhiều, nếu đặt góc nhìn nghiên cứu phải sát thị trường sẽ rất khó.
Các nhà nghiên cứu buộc phải làm đề tài trước 5, 7 hay 10 năm. Doanh nghiệp phải là người đứng giữa để điều chỉnh, hài hòa được. Chúng ta phải thông cảm cho các thầy, các nhà nghiên cứu. Nếu đòi phải ra ngay sản phẩm thì quy mô chỉ nhỏ, không thể lớn được. Muốn lớn phải có quỹ thời gian, ngân sách đủ cho nó. Doanh nghiệp phải đầu tư sức lực của con người nhiều để phát triển ra sản phẩm, tôi mong muốn các đơn vị nghniên cứu trong nước phải ra được sở hữu trí tuệ, IP để từ đó có được công nghệ nguồn. Và chính sách của Nhà nước phải hỗ trợ được hướng nghiên cứu như vậy.
Mai Vũ Long (Nghệ An): VNPT Technology mới đây đã hoàn thành đề án cấp Nhà nước về camera an ninh. Ông có thể chia sẻ về quá trình thực hiện đề tài này, ý nghĩa của nó trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi số và đô thị thông minh?
Vì sao chúng tôi lại đặt đầu bài làm camera an ninh? Từ góc độ của ngành, camera là những điểm có thể phát sinh vấn đề an toàn bảo mật thông tin. Theo cách tiếp cận hệ thống, chúng ta phải phòng vệ từ lõi song chưa đánh giá được đúng vai trò của thiết bị đầu cuối. Tính toàn vẹn của hệ thống camera mà người dân tự trang bị tương đối lỏng lẻo, rất dễ bị tin tặc lợi dụng, biến thành phần tử tấn công trên mạng. Khi đó, tác hại không thể lường trước được. Đó là lý do vì sao VNPT làm camera an ninh.
Camera an ninh của VNPT ngoài thiết bị còn xây dựng hệ sinh thái. VNPT xây dựng giải pháp máy chủ để giúp người dân hay người dùng lưu trữ trên mạng, sẽ được nhà mạng Việt Nam triển khai. Hướng mà công ty triển khai ra thị trường là tích hợp (bundle) vào gói dịch vụ của các nhà mạng và chúng tôi kỳ vọng năm 2021 thiết bị, giải pháp camera an ninh được ra mắt trên toàn quốc.
Nó là một camera thông thường nhưng được nhúng phần an toàn bảo mật thông tin vào phần cứng và phần mềm (firmware), đảm bảo tính toàn vẹn của camera, không trở thành đối tượng có thể lợi dụng thành điểm tấn công được. Chúng tôi kết hợp bảo mật bằng phần cứng và firmware. Tất nhiên, không thể khẳng định 100% an toàn song với hợp tác của chúng tôi với các trường đại học, hãng công nghệ bán dẫn làm chip bảo mật, rất khó để lợi dụng biến camera thành phần tử tấn công.
Song song với đó, chúng tôi còn hợp tác với đơn vị bạn như CMC để thử tấn công, đánh giá giải pháp thiết bị, xem sản phẩm có thực sự đáp ứng được kỳ vọng không.
VNPT Technology thực hiện lúc nhận được ý tưởng từ Chương trình Công nghệ cao quốc gia, sau đó xây dựng và trải qua quá trình tuyển chọn. May mắn là chúng tôi được chọn, triển khai từ giữa năm 2019 đến giữa năm 2020 và được nghiệm thu. Giờ đang hoàn tất thủ tục cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi tham gia nhiệm vụ để minh chứng về mặt quản lý Nhà nước, đây là vấn đề cần giải quyết. Về cách tiếp cận của doanh nghiệp, chúng tôi thấy đó là thị trường, chúng tôi làm với nhu cầu doanh nghiệp. Được sự ủng hộ của Nhà nước, VNPT Technology thêm vững tâm vì sản phẩm làm ra không phải chỉ tiếp cận phiến diện của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Viện trưởng Viện CNTT&TT (CDIT) thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Độc giả Linh An (Hà Nội): Ở góc độ của một đơn vị nghiên cứu, ông Nguyễn Trung Kiên đánh thế nào về hiệu quả của hoạt động nghiên cứu trong trường đại học, viện nghiên cứu, đưa kết quả nghiên cứu vào đời sống?
Chúng tôi hoạt động trong một viện nghiên cứu nằm trong trường đại học. Hoạt động nghiên cứu của Viện CNTT&TT đã có bề dày hơn 20 năm. Từ kinh nghiệm thực tế, chúng tôi cũng muốn chia sẻ thêm một góc nhìn về vấn đề độc giả đề cập.
Bản chất đại học là một môi trường chuyển giao tri thức. Nhưng để chuyển giao được các tri thức cập nhật cho sinh viên, hoạt động nghiên cứu bắt buộc phải có. Thầy cô là những người nghiên cứu, tiếp cận thành tựu khoa học công nghệ để có thể truyền tải được những kiến thức mới, sát nhất cho sinh viên. Hoạt động nghiên cứu trong trường đại học khá đa dạng. Bản thân các thầy cô cũng có hoạt động nghiên cứu cá nhân, tham gia các nhóm nghiên cứu hoặc có thể có viện nghiên cứu hay là doanh nghiệp khoa học công nghệ ở một số trường.
Về loại hình nghiên cứu, thông thường từ các ý tưởng đến khi ra được sản phẩm trên thị trường có rất nhiều công đoạn khác nhau, từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, sau đó chuyển giao sang khâu sản xuất và tiếp đó mới thành sản phẩm được bán trên thị trường.
Trong các trường đại học thường có 2 khâu hoạt động nghiên cứu tập trung nhiều nhất là nghiên cứu về mặt hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng. Tùy theo tính chất của trường đại học thuộc phân hạng là đại học nghiên cứu khoa học hay đại học nghiên cứu ứng dụng, sẽ hướng trọng tâm hơn vào 1 trong 2 dạng hoạt động nghiên cứu.
Thời gian qua, các trường đại học tại Việt Nam đã cố gắng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu. Trước đây, hoạt động nghiên cứu chưa được khuyến khích nhiều, nhưng gần đây đã được khuyến khích, đưa vào tiêu chí đánh giá các trường đại học.
Các trường đại học, học viện tại Việt Nam cũng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu. Chúng ta có thể thấy rõ nhất qua tiêu chí đánh giá đại học hay có các chỉ số xếp hạng là những bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học. Bên cạnh đó còn có một số tiêu chí liên quan đến đóng góp của hoạt động nghiên cứu như về số lượng đề tài, một số có đề cập đến doanh thu nhưng rất mờ - ở chỗ chỉ cần doanh thu không ít hơn số chi ra cho hoạt động nghiên cứu.
Tôi thấy rằng, để nhìn nhận về hiệu quả của hoạt động nghiên cứu giới hạn trong phạm vi các trường đại học, có 2 góc độ cần xem xét: một là hoạt động chuyển giao và thứ hai là hoạt động tiếp nhận, thẩm thẩu các kết quả nghiên cứu. Nhìn như vậy mới thấy được hiệu quả trên tổng thể chung của hoạt động nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, học viện.
Hoạt động nghiên cứu của các trường đại học không phải là không có hiệu quả. Bản thân thầy cô khi nghiên cứu, kết quả trực tiếp nhất là họ tích lũy được tri thức và các tri thức đó sẽ chuyển vào bài giảng, cung cấp cho nguồn lực xã hội gián tiếp, sau đó sẽ ra thị trường. Tuy nhiên, từ góc độ tổng thể, tôi thấy có một số nội dung mà nếu chúng ta cải thiện được thì hiệu quả của việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học sẽ tốt hơn nhiều.
Đầu tiên là với nhóm nghiên cứu hàn lâm, thường là chuyên sâu, hẹp. Trong trường đại học, các thầy cô làm rất tốt phần này. Bởi hoạt động nghiên cứu cơ bản thường cá nhân có thể chủ động được, từ khâu ý tưởng nghiên cứu, dùng các phần mềm mô phỏng để tạo ra kết quả và đăng ký bài báo, các patten. Hoạt động nghiên cứu này được nhà nước khuyến khích, các bài báo đăng ký nhiều khi được dùng để đánh giá giảng viên trong trường đại học. Việc này đang được các thầy cô làm rất chủ động.
Song nhìn từ góc độ thẩm thấu, kết quả nghiên cứu hàn lâm, vì bám tiệm cận với nghiên cứu của thế giới, nhiều khi đi trước thực tế ứng dụng khoảng 5 - 7 năm, trong lĩnh vực ICT chỉ khoảng 4 - 5 năm nhưng vẫn còn khoảng cách rất xa. Ví dụ như các thầy cô nghiên cứu về sóng, nhưng để ứng dụng vào thiết bị di động thì còn khoảng cách dài.
Như vậy, ngoài việc thăng hạng quốc gia về nghiên cứu học thuật, để khai thác ứng dụng thì thường các nước có nền khoa học phát triển cao với nền tảng tích luỹ trước đó mới có thể làm được. Hiện nay, điều kiện Việt Nam còn hạn chế trong việc khai thai thác hiệu quả kết quả nghiên cứu dạng này.
Với kết quả của loại hình nghiên cứu khai thác công nghệ tạo ra sản phẩm giải quyết vấn đề cụ thể của đời sống (nghiên cứu ứng dụng) thì các nghiên cứu thường cho ra đời sản phẩm mẫu (prototype, PoC). Theo mô hinh chuỗi giá trị thì những sản phẩm này sẽ được các tập đoàn, doanh nghiệp có thế mạnh sản xuất tiếp nhận tạo ra sản phẩm có khả năng ứng dụng rộng…
Qua quan sát của tôi, vấn đề ở đây là nhiều sản phẩm nghiên cứu ứng dụng bị dừng lại ở kết quả nghiên cứu mà không đi được tiếp. Nhìn từ góc độ xã hội thì đây là một sự lãng phí, kém hiệu quả.
Bởi lẽ, có nhiều ý tưởng nghiên cứu hay, sáng tạo nhưng lại bị xếp tủ trong khi có thể chuyển giao kết quả ứng dụng rộng. Nguyên nhân một phần do các nhà nghiên cứu cũng chưa chủ động nhưng mặt khác cũng còn nhiều khó khăn khi chuyển giao trong khi đây không phải thế mạnh của các Giảng viên hay Nhà nước. Ví dụ, nhiều giảng viên vẫn coi giảng dạy là chính, nghiên cứu là phụ hoặc do thời gian giảng dạy bận không bố trí tham gia nghiên cứu được cùng doanh nghiệp…
Cùng với đó, nền sản xuất của chúng ta còn ít ứng dụng khoa học công nghệ, nặng tính gia công, giá trị thấp. Nhiều ngành cho doanh nghiệp nước ngoài vào khá lâu nhưng hầu như không tăng tỷ lệ nội địa hóa. Thực tế này một phần do chúng ta chưa có chủ trương hay ý thức tiếp cận chuyển giao tri thức mà chỉ dừng làm gia công.
Một nguyên nhân nữa là do một số doanh nghiệp chưa coi trọng hoạt động nghiên cứu, và cho là mình có thể tự làm được mà chưa quan tâm đến chiều sâu của các sản phẩm do hoạt động nghiên cứu mang lại sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài.
Mặt khác, do tính rủi ro của hoạt động nghiên cứu nên nhiều doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp lớn cũng chưa tổ chức được đơn vị nghiên cứu riêng. Để cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay, việc các tập đoàn có những sản phẩm sáng tạo, có chiều sâu tri thức là cần thiết; nhưng cũng rất khó chuyển giao kết quả nghiên cứu do các cơ chế chi tiêu tài chính (nhất là với doanh nghiệp nhà nước) và vấn đề sở hữu trí tuệ.
Hoạt động nghiên cứu ứng dụng thường đi trước thị trường 1-2 năm, thế nhưng khi tiếp cận doanh nghiệp thì doanh nghiệp lại cho là còn quá sớm để đầu tư. Đến khi doanh nghiệp cần thì lại yêu cầu nghiên cứu phải có sản phẩm trong thời gian gấp rất khó cho nhà nghiên cứu.
Độc giả Phú Vinh (Nam Định): Vậy theo ông Kiên, chúng ta phải làm sao để có thể đưa được nghiên cứu từ các viện, các trường đại học ra áp dụng trong xã hội? Để làm được điều này, chính sách cần thay đổi như thế nào?
Theo tôi, để Việt Nam thành nước phát triển và phát triển bền vững thì chắc chắn phải làm chủ được công nghệ hay xa hơn là sáng tạo công nghệ mới chứ không chỉ làm gia công.
Để làm chủ hay sáng tạo công nghệ thì Việt Nam nên xác định hoạt động nghiên cứu nói chung và nghiên cứu trong trường đại học (nói riêng) là một phần trong cơ cấu tạo nên nền kinh tế tự chủ và có sự quan tâm thích đáng.
Trong dài hạn, tri thức hàn lâm, chuyên sâu sẽ là cơ sở vững chắc cho sự phát triển. Do vậy, Việt Nam cần có kế hoạch, lộ trình tích lũy tri thức mang tính quốc gia, nhất là trong lĩnh vực ưu tiên. Các trường đại học có thể coi như môi trường hấp thụ tinh hoa từ các nước và nảy sinh ra những sản phẩm của Việt Nam. Việt Nam cũng nên khuyến khích các tập đoàn lớn có tiềm lực mua hay đặt hàng nghiên cứu sâu.
Trong ngắn hạn, phù hợp với mức độ phát triển của Việt Nam thì loại hình nghiên cứu ứng dụng nên được quan tâm.
Việc quan tâm cụ thể thời gian tới có thể thông qua một số điểm, trong đó có việc nên giao trách nhiệm cho các viện nghiên cứu trong các trường đại học tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp đầu tư nhà nước hay các trung tâm nghiên cứu của tập đoàn nhà nước để học hỏi, tiếp nhận công nghệ, sau đó chuyển giao sớm sang khâu sản xuất, tạo ra sản phẩm (ban đầu là công nghiệp phụ trợ), tham gia các chuỗi giá trị. Đồng thời chuyển giao tri thức đó vào đào tạo.
Cần có sự định hướng nghiên cứu theo hướng đẩy mạnh hơn nghiên cứu ứng dụng thông qua xem xét thước đo đánh giá hoạt động khoa học công nghệ của đại học, bên cạnh việc thông qua bài báo công bố thì cần bổ sung tiêu chí đo cho các dạng nghiên cứu ứng dụng, ví dụ như doanh thu chuyển giao khoa học công nghệ…
Cần tạo không gian thị trường cho những loại hình nghiên cứu ứng dụng để nhà nghiên cứu có thể đóng góp tối đa và có thể có cuộc sống tốt. Thực tế, chỉ cần có không gian thị trường cho kết quả nghiên cứu thì hoạt động này sẽ tự phát triển. Hiện nay rất ít viện nghiên cứu, không chỉ viện nghiên cứu trong trường đại học, có thể tự chủ.
Cùng với đó, cần tạo ra cơ chế chuyển giao thuận lợi cho kết quả nghiên cứu trong chuỗi giá trị, cụ thể như khuyến khích/ưu đãi các doanh nghiệp mua hay chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các trường đại học. Ngoài ra, cần tăng cường sở hữu trí tuệ để bảo vệ sản phẩm nghiên cứu tiềm năng và cũng là tạo sự tin cậy cho doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học.
Tựu chung lại, tôi cho rằng mỗi khâu trong chuỗi giá trị có yêu cầu đặc thù, có điểm mạnh và điểm yếu. Nếu để các tổ chức hoạt động không liên kết sẽ khó phát huy thế mạnh tổng thể. Do vậy, việc hình thành nên một hệ sinh thái lành mạnh là vô cùng cần thiết.
Độc giả Hoàng Hà (Đà Nẵng): Viện CNTT&TT có nhận được các nguồn hỗ trợ đầu tư nghiên cứu của Nhà nước cũng như của các quỹ hay không, thưa ông?
Trong phạm vi Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có nhiều viện nghiên cứu, các khoa đào tạo. Tại Học viện hiện có nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau và cũng tiếp cận các nguồn ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau từ Nhà nước đến các Quỹ.
Riêng với chúng tôi, là một viện nghiên cứu trong Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Viện CNTT-TT (CDIT) có sự kết hợp nghiên cứu và giảng dạy nhưng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ là hoạt động chính.
Được thành lập từ năm 1999 và hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - CNTT, Viện CDIT ban đầu là trung tâm nghiên cứu của tập đoàn VNPT. Từ năm 2014 đến nay CDIT trở thành một Viện nghiên cứu tự chủ trong mô hình đại học công lập tự chủ là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Từ khi thành lập đến nay Viện CDIT vẫn theo đuổi sứ mệnh nghiên cứu, chuyển giao tri thức mới trong lĩnh vực ICT vào xã hội. Tùy theo từng giai đoạn hoạt động, các sản phẩm chuyển giao của Viện có thể là giải pháp ứng dụng cụ thể cho tập đoàn lớn trong lĩnh vực, giải pháp cho các vấn đề đặt ra trong lĩnh vực, các sản phẩm mẫu (prototype) thuyết minh cho một ý tưởng mới có thể áp dụng trong điều kiện Việt Nam, khóa đào tạo kiến thức cho các đối tượng hay là việc tạo ra các chuyên gia trong lĩnh vực.
Từ khi Việt Nam đẩy mạnh lĩnh vực viễn thông, xây dựng Chính phủ điện tử (những năm 2000), Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các chương trình nghiên cứu lớn, đặc biệt là Chương trình Chính phủ điện tử KC01. Đây là chương trình được ưu tiên cao và Viện CDIT đã được sự hỗ trợ, tham gia chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu ở các giai đoạn chuyển đổi quan trọng: Tổng đài số, tống đài IP, mạng lõi 4G-LTE, KPI đô thị thông minh. Các nguồn ngân sách này đã giúp Viện chúng tôi duy trì tiềm lực nghiên cứu và tham gia ngày càng sâu trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Những chương trình này cũng cho thấy sự tin tưởng của cơ quan quản lý nhà nước vào Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, vào Viện CDIT.
Bên cạnh các đề tài nghiên cứu trọng điểm trong ngành, hàng năm Viện chúng tôi cũng thuyết minh để nhận một số vấn đề nghiên cứu cần thiết cho các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ TT&TT.
Để duy trì hoạt động của 1 viện nghiên cứu tự chủ thì nguồn thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học với nhà nước là khách hàng trực tiếp là không đủ. Mặt khác, nguồn ngân sách cho các đề tài nghiên cứu khoa học có tính bất định nên khó duy trì. Do vậy, ngoài nghiên cứu khoa học, Viện CDIT cũng đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như trực tiếp cung cấp dịch vụ cho xã hội.
Đến nay, hoạt động của Viện đã có sự cân bằng giữa hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng như hoạt động cung cấp dịch vụ trực tiếp. Sản phẩm dịch vụ của Viện được cung cấp rộng rãi trên cả nước. Các sản phẩm dịch vụ này có sự kế thừa quan trọng từ hoạt động nghiên cứu khoa học, có sự hỗ trợ thông qua các đề tài nghiên cứu.
MC: Từ thực tế đơn vị mình, để thúc đẩy sự phát triển thị trường nghiên cứu khoa học công nghệ ở Việt Nam, xin ông Kiên cho biết còn có vấn đề gì cần trao đổi thêm?
Chúng tôi cho rằng, nhà nước cần kích nguồn cầu, chứ không chỉ đẩy bên cung. Trong hoạt động thời gian qua, nhà nước cũng hỗ trợ rất nhiều đơn vị nghiên cứu. Bên nghiên cứu cứ nghĩ rằng chỉ cần đẩy qua là các nhà khoa học sẽ đẩy tiếp để kết quả nghiên cứu ra được thị trường, nhưng thực ra có rào cản. Đưa sản phẩm ra thị trường thực tế là sở đoản của nhà nghiên cứu khoa học. Đoạn chạy tiếp ra thị trường gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước nên đảm bảo để có sự cân bằng, vừa kích bên cầu, vừa kích bên cung thì "cung - cầu" gặp nhau sẽ hài hòa, tự nhiên hơn.
Ông Tạ Bá Hưng, Chủ nhiệm Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ
MC: Sau khi nghe qua quan điểm của Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) và đại diện VNPT Technology, vậy quan điểm của Bộ KH&CN về vấn đề này như thế nào, thưa TS Tạ Bá Hưng?Theo TS Tạ Bá Hưng, Chủ nhiệm Ban điều hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 - Bộ Khoa học và Công nghệ: Đây là một vấn đề nóng, nếu không giải quyết được sẽ kéo lùi sự tiến bộ. Thực ra hiện nay, cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp đều rất muốn thúc đẩy quá trình này.
Lấy ví dụ thời kỳ bao cấp ngày xưa, công nghệ chế tạo thuyền, tàu, xi măng lưới thép những năm 70 của ta rất tốt. Thời đó năng lực đóng tàu chưa có nên khi các nhà khoa học đưa ra công nghệ đóng tàu xi măng lưới thép, lập tức báo cáo lên Ủy ban kế hoạch nhà nước đưa vào kế hoạch, từ đó đóng bao nhiêu tấn tàu xuất tải đều dùng bằng công nghệ này. Đây là kế hoạch không cần biết công nghệ nào khác, doanh nghiệp khi đó cũng không cần biết nước khác như thế nào.
Đến những năm 80, chúng ta thấy nhà lắp ghép, nắm được công nghệ lắp ghép bê tông mảng lớn, dẫn tới các nơi đều làm nhà y hệt như vậy. Từ đó, thấy rằng nhu cầu thị trường qua lăng kính nhà nước, làm bằng mệnh lệnh hành chính nên không có gì khác. Thậm chí, có thể có công nghệ khác hay hơn nhưng quy định xây dựng lúc đấy là phải lắp ghép. Đó là thị trường có kế hoạch.
Nhưng giờ đã khác hoàn toàn, vai trò Nhà nước không thể đứng ra làm khâu trung gian giữa nhà khoa học với thị trường như ngày xưa. Bản thân Nhà nước cũng phải thay đổi, thay vì đóng vai trò chỉ đạo trong vấn đề thị trường, giờ đứng vai trò tạo ra chính sách đường lối, làm sao cho cả hai bên doanh nghiệp lẫn nhà khoa học tự do sáng tạo, tự do đổi mới. Cái gì hay thị trường chấp nhận được, lúc đó Nhà nước mới ủng hộ tạo điều kiện phát triển hơn nữa. Lấy ví dụ như việc Vingroup nhập luôn công nghệ nước ngoài khi thị trường có nhu cầu, vừa nhanh lại vừa đảm bảo chất lượng mà giá cả cạnh tranh. Như vậy không bắt buộc phải lên gặp Nhà nước để tìm kiếm công nghệ triển khai.
HIện nay chính thị trường là trung tâm, dù chúng ta cập nhật muộn nhưng đây là thể chế hay nhất mà nhân loại tạo ra được. Thị trường là xã hội, cái quan trọng nhất của thị trường là đáp ứng được tính triết lý. Các nhà khoa học và doanh nghiệp cần trao đổi với nhau, mà thứ trao đổi ở đây là chất xám chứ không thể để trong ngăn kéo hoặc đưa vào đầu các sinh viên.
Điều chúng ta truyền tải cho sinh viên là kiến thức có hệ thống, phương pháp luận. Hiện nay cứ thấy cái gì hay lại đưa vào đào tạo trong nhà trường, như vậy sinh viên khó tiếp thu. Cần chọn cái gì tinh túy, hệ thống hóa tri thức của nhân loại trong từng giai đoạn, đưa vào bồi bổ cho các em, tạo sức sáng tạo. Mặc dù ý nghĩa của nhà trường là nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy để tạo nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Nhưng không phải tất cả, không dừng ở đấy vì nếu thế trường không phát triển được mà quan trọng phải dựa vào sự điều tiết của thị trường.
Chính sách của Bộ Khoa học và Công nghệ thời gian qua đã tiệm cận ở thời điểm này, coi thị trường là năng lực thúc đẩy, đó là điểm thứ nhất. Một khi xã hội có nhu cầu thì thúc đẩy bằng 10 trường đại học. Nghiên cứu hàn lâm sớm muộn cũng áp dụng, công nghệ đã đẻ ra thì sớm hay muộn sẽ được ứng dụng, chỉ khác có cái rất nhanh và có cái rất muộn.
Nói như vậy để thấy rằng đầu tư nghiên cứu khoa học không bao giờ là không có ý nghĩa, đầu tư càng nhiều càng có ý nghĩa. Nhưng thực tế phát triển phải đặt vấn đề dài hạn, trung hạn hay trước mắt. Nếu cứ lao vào dài hạn sẽ không có lợi trước mắt. Chẳng hạn ngày xưa Liên Xô cực giỏi trong nghiên cứu khoa học, không cần nhà khoa học công bố bài báo quốc tế nhưng vẫn có tiến sĩ, nhà du hành vũ trụ. Nhưng Liên Xô quá chú trọng lâu dài, phục vụ mục tiêu lâu dài trong khi cái hàng hóa tiêu dùng trước mắt còn cọc cạch.
Ví dụ cái mối hàn đơn giản trên vỏ đồ hộp có tới 3.500 bằng sáng chế, đây chính là biểu tượng của khoa học. Dẫn câu chuyện ngày xưa khi Napoleon viễn chinh không thể đem lương thực tươi sống đi đường dài. Vì thế Napoleon bắt buộc phải tìm cách tích trữ, cung cấp lương thực cho đội quân viễn chinh bằng đồ đóng hộp. Đây chính là thứ thúc đẩy khoa học phát triển.
Một ví dụ nữa để thấy một bằng sáng chế của nhà khoa học không thể giải quyết được ngay vấn đề gì, đó là một chiếc điện thoại có tới hàng chục nghìn bằng sáng chế.
Trên thị trường, sự khốc liệt, tính cạnh tranh quá lớn, khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất quá nhanh. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh, kéo tất cả đối tượng có liên quan đặc biệt là các nhà khoa học vào cuộc. Ví dụ trước kia ta có Hiệp định thương mại song phương đa phương WTO, nhưng nay Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới đặt vấn đề sở hữu trí tuệ lên rất cao. Có thể thấy ngay ở thương chiến Mỹ - Trung, vấn đề số một là sở hữu trí tuệ, đây chính là yết hầu. Mỹ chỉ cần thổi còi cấm Huawei là cả ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc lung lay.
Rõ ràng, chưa bao giờ sở hữu trí tuệ, chất xám của con người có thể đưa ra trực tiếp cho doanh nghiệp, phục vụ thị trường lại có ý nghĩa quan trọng đến vậy. Như đã nói, về mặt kinh tế nước ta chỉ ở mức trung bình thấp nhưng khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đứng trong Top 50. Điều này phản ánh cách đi của chúng ta.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp cận xu hướng này và thấy rằng thị trường vừa cung cấp tín hiệu vừa cung cấp nguồn lực để phát triển khoa học. Sở dĩ phải thúc đẩy các viện tự chủ là để làm thế nào chất xám nuôi sống bản thân. Đó là cú hích yêu cầu các Viện, các trường có phương án phát huy năng lực chất xám gắn vào thực tế doanh nghiệp.
Thực tế, nguồn tài trợ từ nhà nước nào cũng thiếu, rất ít cho các viện, các nhà khoa học. Nguồn chính trên thực tế vẫn là các doanh nghiệp. Vì thế, châu Âu nói đổi mới sáng tạo là gì, là các nhà khoa học tạo ra, cầm tiền mua máy móc thiết bị, tạo ra tri thức. Các doanh nghiệp cầm tri thức tạo ra tiền, kết hợp nuôi nhau. Nếu nhà khoa học dùng tiền Nhà nước không được bao nhiêu mà kết quả không ra được thị trường, cùng lắm chỉ ra được sản phẩm thử nghiệm. Vì vừa ra khỏi phòng thí nghiệm nhưng từ đó vào thị trường còn rất nhiều vấn đề. Nếu Nhà nước đầu tư giai đoạn 1 thì phải có giai đoạn 2, 3 mới ra kết quả cụ thể, như vậy không đủ tiền đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải vào cuộc vào từ đầu mới đảm bảo ổn định.
Chính sách ngày trước là kích cung công nghệ đã tạo được kết quả rất tốt, rất quan trọng. Ví dụ vaccine ngày trước nếu không có đầu tư làm gì có phòng thí nghiệm công nghệ Nhật, lần đầu tiên chúng ta có phòng thí nghiệm vô trùng, từ đó đất nước chủ động trên 80% vaccine tiêm chủng mở rộng, là một số ít nước trên thế giới nghiên cứu vaccine phòng Covid-19. Đây chính là tầm nhìn của Nhà nước, căn cứ vào những gì đất nước cần, không thể để đất nước bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Bởi chúng ta không đủ tiền mua vaccine, mà nếu có đủ tiền cũng chưa chắc mua được. Vì thế chúng ta phải có cách làm riêng, kết quả đầu tư đội ngũ trong thời gian ngắn làm chủ công nghệ sản xuất vaccine đã là điều cả thế giới công nhận.
Trong y học, Việt Nam tuy còn thiếu về cơ sở vật chất nhưng thế giới phải đến để chia sẻ kinh nghiệm. Vì chương trình y học mỗi năm của chúng ta chi rất nhiều, tạo điều kiện học hỏi, mời chuyên gia nước ngoài đến làm việc. Đây chính là tầm nhìn của Nhà nước, mà nếu chỉ nhìn vào những điểm nhỏ là không đúng. Bởi Nhà nước phải lo toàn dân còn doanh nghiệp trước mắt phải lo cho bản thân nên mới hay kêu thiếu nhiều thứ.
Nhìn tổng thể có sự mâu thuẫn giữa tầm vĩ mô của Nhà nước và vi mô của doanh nghiệp. Đến giai đoạn này, Nhà nước cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Hơn ai hết, doanh nghiệp nổi lên như một trung tâm của nhiều thứ, như tạo ra việc làm cho xã hội, trung tâm tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Giá trị của Viện là các bài báo công trình còn giá trị của doanh nghiệp chính là hàng hóa sản phẩm trao đổi. Cuối cùng doanh nghiệp là nơi tạo ra nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sản phẩm lớn nhất. Không một cá nhân nào tiêu thụ hàng hóa bằng doanh nghiệp. Chính doanh nghiệp cần đặt ra, cần sáng chế phát minh, vật tư vật liệu mới. Có thể nói chưa bao giờ doanh nghiệp khẳng định được vai trò trung tâm như bây giờ. Doanh nghiệp chính là nơi trao đổi chất mạnh mẽ nhất, là sức sống của toàn xã hội.
Chính vì thế lâu nay chính sách của chúng ta là thúc đẩy sản phẩm dễ làm, thúc đẩy các vViện nghiên cứu. Nhưng nếu cứ chăm chú vào cung mà quên cầu là không được. Không phải cứ có công nghệ hay là doanh nghiệp hấp thụ, bản thân doanh nghiệp cũng phải có năng lực hấp thụ. Lấy ví dụ tổng đài phát anten chuyển giao ở hồ Gươm, Việt Nam trong thời gian ngắn đã tiếp thu được, vì chúng ta có đội ngũ, biết nguyên lý dùng được dù có thể chưa sản xuất ra ngay được.
Doanh nghiệp lâu nay vẫn tư duy theo kiểu nhanh nhiều tốt rẻ, nhưng giá không cạnh tranh được với thị trường là rất nguy hiểm bởi càng nhiều hàng càng dễ tồn kho. Trong trường hợp này, cạnh tranh không phải nằm ở sản lượng mà là năng lực, tính năng sản phẩm, sức cạnh tranh của nó. Ví dụ iPhone hơn Samsung ở chức năng chụp ảnh, xử lý ảnh. Công nghệ hơn nhau một chút nhưng người dùng sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu để mua iPhone.
Chính sách của Bộ khoa học và công nghệ hiện nay coi đổi mới sáng tạo là trung tâm, mà trung tâm của đổi mới sáng tạo là các doanh nghiệp. Lâu nay chúng ta hay coi nghiên cứu & phát triển (R&D) là quan trọng chứ không ai coi sáng tạo là quan trọng. Nhưng đổi mới sáng tạo ngày nay lại quan trọng bởi tự thân nó tạo ra hệ sinh thái, tạo ra sự vào cuộc của nhiều đối tượng khác nhau mà đầu tiên phải nói đến doanh nghiệp.
Lâu nay, nhà khoa học hay nói cái này có thể áp dụng, cái kia có thể đưa vào nhưng mất rất nhiều thời gian. Nhưng nay doanh nghiệp cần cái gì đặt hàng viện nghiên cứu cái đó, từ đó viện nghiên cứu đúng cái doanh nghiệp cần. Nếu đáp ứng được sản xuất sẽ có nguồn thu, mà số tiền doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra nhiều hơn rất nhiều Nhà nước có thể bỏ ra.
Có thể thấy thị trường vừa là cơ sở phát triển, vừa là cú hích cung cấp xung lượng cho các đối tượng liên quan tham gia. Lấy ví dụ khoa học và công nghệ là quan trọng, nhưng lâu nay ngân hàng không đầu tư. Thậm chí doanh nghiệp khoa học và công nghệ xuất hiện nhưng mấy năm đầu đi vay ưu đãi không hề có, vốn đầu tư mạo hiểm cũng không có. Khoa học đang bị nhìn theo một hướng gì đó khá xa vời.
Trong trường hợp đó, chính doanh nghiệp bỏ tiền ra mà không cần giấy tờ, thậm chí doanh nghiệp còn đưa tiền trước. Chính sách Nhà nước hiện nay giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ, ngoài chuyện Bộ đầu ngành về khoa học và công nghệ mà còn đổi mới sáng tạo, đây không phải hàm ý chỉ nhằm vào các viện, mà sáng tạo ở xã hội, ở rất nhiều nơi, đặc biệt là doanh nghiệp. Nếu đổi mới sáng tạo phát triển mạnh mẽ ở doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tự đứng ra bỏ tiền xây các trường, viện nghiên cứu. Ví dụ Vingroup hiện có viện đầu ngành về AI, vì không thể chờ được và phải tự thân phát triển.
Theo số liệu hiện nay, 70% công nghệ doanh nghiệp cần trên thị trường đều có. Mọi nguồn lực có thể đầu tư vào nghiên cứu nốt 30% còn lại. Nhưng để có 70% đó thì phải mua nếu không tự nghiên cứu được. Trong trường hợp đó, sớm hay muộn doanh nghiệp cũng phải đầu tư, không đầu tư đội ngũ nắm bắt thì phải đầu tư tiền để mua. Nhưng thời gian qua có một số công nghệ đi mua của nước ta vẫn chưa ổn thỏa, bị hố nhiều. Ví dụ ngày trước ta đi mua đầu đọc VCD xem được đĩa CD là đã rất tốt. Sản xuất lô đầu tiên tiêu thụ nhiều nhưng đến lô thứ hai không còn ai mua vì ngay lập tức thế giới đã đổi sang DVD. Khi ta nhập công nghệ DVD thì họ lại chuyển sang công nghệ Blu-ray.
Đây là một điểm hạn chế bởi doanh nghiệp trong nước không được tiếp cận nước ngoài. Mà khi thấy một sản phẩm đưa ra triển lãm thì nước ngoài họ đã có nhiều công nghệ trong túi. Khi đặt vấn đề mua, họ sẵn sàng bán vì đây là công nghệ phế thải, họ được hoàn vốn, còn mình lại thấy hay. Trong trường hợp đó, sự cạnh tranh hiện nay không phải giữa sản phẩm này với sản phẩm kia mà giữa xu thế này với xu thế kia, công nghệ này với công nghệ kia. Khi đó chúng ta phải xem xét xem trong kho bằng sáng chế của thế giới, đã có bằng sáng chế nào, cái nào chưa có, cái nào đang ấp ủ hoặc vượt trội.
Vì thế, nếu để doanh nghiệp phân tích bằng sáng chế là một xu thế không ổn, vì họ phải lo lắng cho bản thân. Vậy nên phải có sự cộng sinh với các nhà khoa học. Nhà khoa học có nhiều kiến thức, biết xu thế. Trường hợp đó, doanh nghiệp nếu đặt vấn đề sắp tới muốn chiếm thị trường ngách này kia cần gì, cần sản phẩm vượt trội thế nào thì phải mời nhà khoa học vào. Khi đó, doanh nghiệp có tiền có thể mua ngay lập tức công nghệ này. Nếu không có thể dùng công nghệ quá hạn nhưng vẫn đưa ra được sản phẩm cạnh tranh trong nước.
Khả năng thẩm thấu tiếp thu không phải tự nhiên mà có mà phải có quá trình. Có thể thấy ở các nước phương Tây khi sinh viên ra trường phần lớn về doanh nghiệp làm việc, đó là các kỹ sư. Ở những nước tiên tiến, số lượng tiến sĩ là rất ít, ai làm tiến sĩ mới đi giảng dạy, ai làm kinh tế ra trường làm doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, các kỹ sư được gọi vào viện của doanh nghiệp để xem nhu cầu thị trường. Nếu đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp đó thì sẽ được cấp tiền nghiên cứu.
Hiện giờ chúng ta đào tạo hàng loạt kỹ sư nhưng lại chưa có đất dụng võ. Nhưng ở thế giới lại có sự song hành, hài hòa bởi kỹ sư ngày nay rất quan trọng. Chẳng hạn cạnh tranh sản xuất chip nano mà Trung Quốc sẵn sàng mời chào kỹ sư ở Đài Loan, trả lương gấp 2 lần. Trung Quốc không cần tiến sĩ giáo sư mà cần kỹ sư về hưu. Vì chính người này đứng ở dây chuyền, tạo ra sản phẩm theo nhu cầu thị trường. Bằng sáng chế chưa có có thể mua, nhưng để hình thành dây chuyền sản xuất thì rất cần kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức của kỹ sư.
Với phương châm đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đang chuyển hướng sang lấy doanh nghiệp làm trung tâm đổi mới sáng tạo. Bộ không chỉ nghiên cứu và phát triển mà còn thúc đẩy sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ, dù có từ lâu ở các nước nhưng ở Việt Nam mới hình thành. Ở các nước khác thì nó hình thành cùng với hàng hóa, nhưng ở Việt Nam có độ trễ nhất định. Nói vậy Mỹ cũng có hàng trăm năm phát triển song phải đến cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 sau khi luật cho phép nhà khoa học chia sẻ sáng chế mới thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. Trước kia, Mỹ đầu tư thì sở hữu trí tuệ thuộc về nhà nước Mỹ, cá nhân chỉ là tác giả của sáng chế.
Chính vì có luật này mà khuyến khích nhà khoa học thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Càng có phòng thí nghiệm hiện đại, càng thu hút nhiều nghiên cứu sinh, từ đó tạo ra chuỗi giá trị thúc đẩy. Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có sự chuyển hướng quan trọng, đó là thay vì tiếp tục nghiên cứu triển khai nhu cầu xã hội, sẽ chú trọng vào sản xuất của doanh nghiệp, không phải chỉ ở khâu ứng dụng mà đặt vấn đề có sự tham gia của doanh nghiệp. Chẳng hạn doanh nghiệp đang cần gì, Việt Nam đang cần gì từ đó xây dựng dự án, đề án phát triển ứng dụng.
Đề án phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2020 đã được phê duyệt từ 5 năm trước. Điều đầu tiên là đề án này tạo ra một cầu nối giữa viện với thị trường, nhận biết tín hiệu thị trường sâu sắc hơn. Ngoài ra, Bộ còn đưa ra lộ trình, chính sách, hoạt động cụ thể kết nối cung cầu, các chợ, startup, các buổi Techfest để các viện - trường gặp gỡ thường xuyên, chia sẻ mối quan hệ hợp tác, đối tác hai bên cùng có lợi.
Nhưng không dừng ở mức hỗ trợ, mà còn phải tạo ra hành lang như cho phép các sinh viên năm cuối, giảng viên làm startup ngay trong trường. Khác biệt ở chỗ, startup phải có đầu ra, ngay khi làm thị trường phải định vị được ai là đối tác. Đây là sự gắn kết ngay từ khi đặt vấn đề nghiên cứu chứ không phải ra trường mới mời chào. Ngoài ra còn có vườn ươm công nghệ, vườn ươm doanh nghiệp, đây là những chủ trương tốt của Nhà nước.
Về vấn đề khó khăn trong cơ sở pháp lý, hiện nay thị trường khoa học và công nghệ đang vướng ở định giá. Định giá bằng sáng chế là định giá kết quả nghiên cứu, thuộc về sản phẩm vô hình. Chất xám là thứ bản thân chỉ nhà khoa học mới biết, khi chào hàng công thức bảo bỏ ra hàng tỷ là rất khó. Ví dụ một thứ công nghệ tưởng chừng không đâu vào đâu là làm thủy tinh không bọt, bởi thủy tinh có bọt rất dễ vỡ. Hàng thế kỷ làm pha lê ở châu Âu người ta vẫn không làm được, về sau nắm được bí quyết và chuyển giao hết sức đơn giản. Người thợ bảo khi anh ta nung thủy tinh thì ngồi nhìn theo là được, khi đó thủy tinh có bọt thì cứ khuấy cho tan bọt. Bí quyết đơn giản chỉ có thế nhưng để quy thành tiền thì rất khó.
Vấn đề nữa là Nhà nước sinh ra để bảo hộ sở hữu trí tuệ cá nhân và tập thể, bảo hộ trong vòng 20 năm để người khác muốn sử dụng phải bỏ tiền. Nhà nước không thể bảo hộ cả đời mà sau 20 năm là của chung bởi rốt cuộc nghiên cứu sáng chế nào cũng phải dựa trên sách vở, công nghệ cũ. Thế nhưng trong 20 năm phải làm sao tổ chức sản xuất dẫn tới một tình trạng hiện nay là trót đẻ ra phải nuôi mà không bán được. Thế thì thay vì đăng ký sở hữu trí tuệ, ta bán cho người khác để chia tiền không phải nuôi bằng sáng chế.
Chúng ta có thể làm thủ công được, nhưng khi mon men ra nước ngoài sẽ vấp phải khó khăn. Nhưng cũng không thể cứ mãi làm cò con ý tưởng du kích lẻ được, như thế sẽ không lớn mạnh được. Ngoài Nhà nước giúp phần bảo hộ cũng khuyến khích các bên liên hệ chủ động bán bằng sáng chế. Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã đưa ra thông tư hướng dẫn định giá sản phẩm sở hữu trí tuệ, mà trước mắt áp dụng cho các nghiên cứu bằng ngân sách nhà nước. Khi áp dụng rộng rãi vào các bằng sáng chế của các doanh nghiệp khác sẽ có đầy đủ cơ sở lý luận thực tiễn.
Hiện cái khó nữa là số người đứng ra định giá thì ít, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ có Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ. Chính sách của Bộ sắp tới là dùng đội ngũ thẩm định giá của thị trường với hàng vạn người có năng lực định giá tài sản rất tốt. Họ đã có chứng chỉ hành nghề, chỉ cần sử dụng đội ngũ đó đào tạo thêm về sở hữu trí tuệ, cấp thêm chứng chỉ có năng lực định giá trong lĩnh vực này là trong thời gian ngắn chúng ta có thể đưa hàng vạn người định giá vào cuộc.
Bản thân doanh nghiệp khi đó cũng chọn nhà khoa học xem cái nào tốt hơn. Về mặt lý luận cơ sở pháp lý đã có, về cách thức tổ chức, thời gian tới sẽ làm. Coi doanh nghiệp là trung tâm, nơi xuất phát đặt hàng công nghệ, nơi đầu tư đưa công nghệ vào sản xuất, tham gia chuỗi giá trị chứ không phải sản phẩm chứng minh theo kiểu méo mó có hơn không.
Hướng mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã triển khai ở Chương trình 2075 đến nay đã kết thúc, nhưng Chính phủ thấy sự cần thiết nên từ tháng 1 năm nay, Thủ tướng đã giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hoàn chỉnh, trình Chính phủ đề án đến năm 2030. Nếu không có chương trình có tính chất "bà đỡ" như thế này thì doanh nghiệp, các viện sẽ gặp nhiều khó khăn trong triển khai. Bởi dù rằng thị trường tự điều chỉnh nhưng Nhà nước vẫn cần đóng vai trò vĩ mô, điều tiết.
Đáng mừng là sự hợp tác của doanh nghiệp với Viện hiện nay đã cho thấy sự phát triển ban đầu được khẳng định là đúng đắn. Hiện nay thị trường khoa học và công nghệ đã phát triển mạnh, theo chủ trương Nhà nước liên kết, liên thông thị trường vốn, hàng hóa, lao động, hoạt động tổng hòa theo cơ chế thị trường. Lâu nay chúng ta nghĩ khoa học và công nghệ vẫn bị bó hẹp nhưng nó liên quan tới cả xã hội. Đây là cách tiếp cận chủ trương rất đúng đắn. Bởi rất khó phân biệt thị trường khoa học và công nghệ, đâu là hàng hóa, ví dụ xuất khẩu gạo vào châu Âu. Để vượt qua hàng rào kỹ thuật EU, thế thì phải có gạo đạt giải thưởng, tức là phải có sự đầu tư nghiên cứu. Tất cả đều là một chuỗi các mắt xích, thời gian tới Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ thúc đẩy vấn đề này.
Độc giả Anh Đức, (Lai Châu): Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá thế nào về nhu cầu, cũng như cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam có được khi tham gia kết nối với thị trường công nghệ quốc tế trong bối cảnh hiện nay?
Theo ông Phạm Đức Nghiệm (Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ), Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) phát huy hiệu quả. Thông qua quá trình tự do hóa, hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Bộ Khoa học và Công nghệ Tuy nhiên, điều đó khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân gặp phải những thch thức rất lớn. Họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt và gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên bình diện rộng và sâu hơn ngay cả ở thị trường trong nước.
Trong bối cảnh đó, chúng ta phải triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như kích thích tiêu dùng trong nước, thúc đẩy thương mại nội khối, kết nối thị trường quốc tế để tranh thủ tối đa công nghệ và các nguồn lực bên ngoài trong bối cảnh các hệ thống giao thương quốc tế đang tái cấu trúc lại sau đại dịch Covid-19.
Chính phủ mới ban hành Nghị quyết 58 để triển khai Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về việc nâng cao chất lượng hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó thúc đẩy việc khai thác tài sản trí tuệ, tri thức chuyên gia quốc tế để giúp hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam là nhiệm vụ trong tâm.
Độc giả Tân Minh (Quảng Ninh): Tôi được biết Chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ (Chương trình 2075) có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam kết nối vào chuỗi giá trị toàn cầu để tìm kiếm, chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư và mở rộng thị trường. Bộ Khoa học và Công nghệ có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Phát triển đồng bộ ba thị trường vốn, nhân lực và khoa học và công nghệ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Một trong những mục tiêu của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ là gia tăng giá trị giao dịch công nghệ giữa khối viện trường và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp trong nước với các đối tác quốc tế. Giai đoạn 2015 – 2020 Chương trình đã triển khai khá nhiều các hoạt động kết nối thị trường quốc tế đặc biệt là các quốc gia có trình độ công nghệ tiên tiến như Mỹ, Nhật, Đức, Hà Lan… theo cả 2 phương thực online và offline. Đáng kể đến là triển lãm quốc tế ICT COMM, hay triển lãm GROWTECH được triển khai hàng năm với sự tham gia của 300 – 500 doanh nghiệp đến từ trên 25 Quốc gia và vùng thổ. Có thể nói “Thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn cung trong nước, tăng cường kết nối thị trường công nghệ quốc tế” đã và sẽ là nhiệm vụ ưu tiên trong thời gian tới”.
Theo kinh nghiệm quốc tế, ở những quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ tương tự như Việt Nam, cần phải cơ cấu lại các nguồn lực để đầu tư khoa học và công nghệ phát triển, đặc biệt là việc chọn lựa một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên có tính chất là công nghệ nền tảng, những công nghệ tạo ra điều kiện phát triển lâu dài cho một số lĩnh vực ngành hàng mũi nhọn chủ lực của quốc gia hoặc là những công nghệ gắn với các yếu tố về dân sinh, an ninh quốc phòng.
Còn lại cần tập trung điều kiện nguồn lực cho việc khai thác tìm kiếm và chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước tiên tiến vào điều kiện sản xuất của Việt Nam. Như vậy, có nghĩa là Chiến lược về khoa học và công nghệ của chúng ta sẽ chọn lựa một số điểm đột phá ưu tiên, còn lại dồn lực cho việc tìm kiếm, khai thác nguồn lực tri thức công nghệ của nước ngoài gồm có cả công nghệ, chuyên gia để làm sao trên cơ sở đó thay đổi nhanh trình độ sản xuất công nghệ và nâng cao chất lượng tăng trưởng của các chuỗi ngành hàng gắn với xuất khẩu.
Theo đó, trong định hướng của Bộ Khoa học và Công nghệ, chúng tôi sẽ ưu tiên tập trung cho 8 nhóm ngành hàng chủ lực mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Ví dụ như đồ gỗ, đến thời điểm hiện tại chúng ta đã đạt hơn 12 tỷ, và dự kiến là lên khoảng 20 tỷ vào 2025. Mặt hàng thủy sản đang định hướng đến 2025 là 10 tỷ USD, nhưng theo tính toán của các chuyên gia và của chúng tôi, với tiềm năng thủy sản của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được 40 - 50 tỷ USD. Nếu chúng ta ứng dụng các tiến bộ công nghệ mới của quốc tế và đàm phán được phương án khả thi cả về mặt công nghệ, tài chính đi kèm sẽ tạo đột phá về mặt tăng trưởng.
Từ năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ngân hàng Thế giới triển khai thí điểm Chương trình VCIC Connect: Chuyển giao công nghệ, kết nối đầu tư và xúc tiến thị trường quốc tế, tức là thiết kế ra một kênh để tiếp nhận và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu những công nghệ mới mà sẽ bố trí một loạt các dịch vụ đi kèm từ thẩm định công nghệ, định giá công nghệ cho đến giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thông tin công nghệ; xây dựng được phương án đàm phán với các đối tác nước ngoài cả về mặt công nghệ lẫn mặt tài chính. Kết quả ban đầu được Bộ và WB đánh giá cao với khá nhiều công nghệ tiến tiến kèm theo vốn đầu tư đã và đang chuyển giao cho các doanh nghiệp của Việt Nam như điện gió, điện mặt trời, xử lý nước, tái chế rác thải công nghiệp, chế biến thực phẩm, dược phẩm… Chúng tôi đang tổng kết và đưa vào nội dung chương trình phát triển Thị trường Khoa học và công nghệ giai đoạn 2021 – 2030.
Độc giả Anh Thơ (Hà Giang): Cách mạng 4.0 mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Vậy đâu là cơ hội cho sản phẩm KH&CN Make in Vietnam ở thị trường quốc tế trong tương lai?
Ông Phạm Đức Nghiệm: Rõ ràng là cách mạng 4.0 mở ra cơ hội tuyệt vời cho chúng ta để bứt phá vươn lên và chúng ta có quyền mơ ước về các sản phẩm thương hiệu Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất được chào bán ở thị trường quốc tế. Những ngày qua trên mạng viết quá nhiều về “Make in Vietnam” tôi xin phép không nêu lại. Điều làm tôi băn khoăn là phải làm thế nào để chúng ta có được Make in Vietnam ở thị trường quốc tế? Lợi thế Việt Nam nằm ỏ đâu và cơ hội thực tế nào để chúng ta chen chân vào chuỗi cung ứng toàn cầu? Chắc chắn sẽ có nhiều quan điểm và chủ thuyết khác nhau tùy theo góc nhìn của mỗi người. Cá nhân tôi thì cho rằng “chúng ta đang thiếu một kiến trúc sư trưởng cho bài toán Make in Vietnam”.
Rõ ràng nếu không có một cách tiếp cận tổng thể với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp ngành từ việc thiết kế lại chương trình nghiên cứu mang tính thị trường hơn cho đến việc sử dụng bộ ba: “trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, Big data” làm đòn bẩy để tạo ra đột phá trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, rồi đến các vấn đề cụ thể về xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh, công nghệ cơ khí, luyện kim, công nghệ vật liệu, công nghệ khuôn mẫu, tốc độ ra quyết định hành chính… thì giấc mơ Make in Vietnam của chúng ta khó thành hiện thực.
Tính đến thời điểm hiện tại đã có không ít các sản phẩm Make in Vietnam góp mặt ở thị trường quốc tế. Chính thức công khai có, thầm lặng có. Trong nhóm các doanh nghiệp khoa học và công nghệ ngoài các thương hiệu lớn như Viettel, VNPT, FPT, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trỗi dậy mãnh liệt vươn ra quốc tế như ROSY: robot và đồ chơi thông minh, Sao Thái dương: dầu gội, hóa mỹ phẩm, Busaco: vật liệu và các sản phẩm thông minh phục vụ ngành cấp thoát nước. Không chỉ công nghệ thông tin mà nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và sẽ có hội ở thị trường quốc tế. Nhìn từ góc độ lợi thế so sánh quốc gia thì các ngành hàng đồ gỗ, dệt may, thủy sản, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, sản phẩm y dược, vi sinh của chúng ta có nhiều cơ hội ỏ thị trường quốc tế.
Như đã nói ở trên chúng ta có quyền mơ về Make in Vietnam, và tôi tin rằng chúng ta sẽ làm được. Vấn đề là cần suy nghĩ khác, cách làm khác với tầm nhìn dài hạn, với các bước đi mạnh mẽ hơn.
MC: Xin cảm ơn các khách mời đã tham dự buổi Tọa đàm!
Nhóm phóng viên ICT
Tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ”
Sáng 3/12, chuyên trang ICTnews của VietNamNet tổ chức tọa đàm “Phát triển thị trường Khoa học công nghệ” với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp nhằm tìm giải pháp thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ.
" alt="Tọa đàm “Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ vào cuộc sống”" />Các chuyên gia Tổ Công tác 1034 tại điểm cầu trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông Dương Tôn Bảo, Phó Vụ trưởng Vụ Bưu chính, Tổ phó Tổ Công tác 1034 cho biết: Năm 2021, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế hoạch số 1034 hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn. Nội dung chính của Kế hoạch gồm: Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; Hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh.
Thời gian qua, các địa phương đều rất tích cực triển khai Kế hoạch số 1034 và bước đầu có kết quả tốt. Điển hình như 1 hợp tác xã tại xã Yên Hòa (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình): Sản phẩm được đưa lên các sàn thương mại điện tử để bán qua mạng, thành viên hợp tác xã tăng thu nhập từ 1,5 triệu đồng/tháng lên 4 – 5 triệu đồng/tháng.
“Chương trình tập huấn lần này cho Đoàn viên của hai tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long cũng là một trong những nội dung triển khai Kế hoạch số 1034. Tài liệu tập huấn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử 1034 (https://tmdt.mic.gov.vn/) và sẽ được chuyển giao cho các huyện Đoàn, xã Đoàn để tiếp tục đào tạo cho các Đoàn viên, thanh niên ở địa phương. Sau buổi tập huấn, nếu các Đoàn viên có thể áp dụng kiến thức được học vào thực tế thì sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương, đặc biệt là kinh tế số”, ông Dương Tôn Bảo nói.
Trong chiều 18/5, các chuyên gia của Tổ 1034 đã giúp các học viên nắm được mô hình chuyển đổi số chuỗi sản xuất; cách thức xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP; các kỹ năng cơ bản để kinh doanh trên hai sàn thương mại điện tử Postmart (Postmart.vn của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) và Vỏ Sò (Voso.vn của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel)…
Qua phần kiểm tra trắc nghiệm cuối buổi, 6 học viên làm bài nhanh và đúng nhất được trao Giấy chứng nhận hoàn thành xuất sắc khóa tập huấn lần này.
Tập huấn kỹ năng kinh doanh số là một trong những nội dung chính của Chương trình tập huấn “Chuyển giao khoa học, công nghệ cho cán bộ, Đoàn viên, thanh niên theo hình thức trực tuyến năm 2022” do Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và tài năng trẻ - Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Dự kiến chương trình tập huấn tiếp theo sẽ được triển khai trong 2 ngày 8 - 09/6 cho các Đoàn viên ở 3 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Lào Cai.
Bình Minh
" alt="Đoàn viên ở Sóc Trăng, Vĩnh Long học cách “lên sàn”" />Theo quảng cáo trên trang bất động sản Redfin, căn penthouse trên có một phòng ngủ và phòng tắm view cực đẹp, trần cao ráo, tầm nhìn hướng ra vịnh Biscayne và đường chân trời Miami.
Với mức giao dịch hiện tại, 33 bitcoin sẽ tương ứng với 544.000 USD. Chủ nhân căn hộ không chấp nhận thanh toán bằng bất cứ loại tiền tệ nào ngoại trừ bitcoin.
Đây không phải lần đầu tiên bất động sản rao bán chỉ chấp nhận bitcoin. Các nhà đầu tư lớn bé đang đổ xô vào đồng tiền ảo này mặc dù biết nó tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất là khi giá giao dịch đang được đẩy lên rất cao.
" alt="Rao bán biệt thự trên cao giá 33 bitcoin" /> Các bác sĩ đang điều trị cho F0 nặng tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng. Thứ hai,tuyệt đối không vì thủ tục hành chính mà chậm trễ việc cấp cứu người bệnh. Tùy tình trạng người bệnh mà quyết định việc tiếp tục điều trị tại đơn vị hay chuyển đến tuyến trên. Không yêu cầu người bệnh phải test nhanh hoặc PCR dương tính mới tiếp nhận.
Thứ ba,chủ động bố trí thêm giường, băng ca, bình oxy dự trữ tại khu vực tiếp nhận và cấp cứu, đảm bảo không để người bệnh chuyển biến nặng hơn do phải chờ lâu.
Sở Y tế yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai nội dung trên đến toàn thể nhân viên, hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và không để người bệnh tử vong tại nhà do chậm trễ hoặc từ chối tiếp nhận người bệnh.
Theo Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP.HCM, tính từ 18h30 ngày 4/8 đến 6h ngày 5/8, TP ghi nhận thêm 2.349 ca mắc Covid-19 mới được Bộ Y tế công bố. Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, TP đã có hơn 108.000 trường hợp mắc Covid-19. Tính đến 7h ngày 4/8, TP đã có 43.751 F0 điều trị khỏi từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Hiện TP đang điều trị 33.444 F0, trong đó có 1.035 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 4/8, có 217 trường hợp tử vong.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Trưa 5/8, Hà Nội thêm 26 ca dương tính SARS-CoV-2
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, địa bàn vừa ghi nhận thêm 26 ca dương tính SARS-CoV-2. Từ sáng tới trưa nay, Hà Nội đã công bố 47 bệnh nhân.
" alt="TP.HCM ra văn bản yêu cầu bệnh viện không được chậm trễ nhận cấp cứu F0" />Bitcoin và loạt tiền số giảm mạnh trong vòng 3 tháng qua. (Ảnh chụp màn hình CoinMarketCap) Hiện Bitcoin giảm sâu về mức 36.483 USD, thấp nhất trong vòng 3 tháng trở lại đây. Đối với những nhà đầu tư giữ BTC như tài sản tiết kiệm, họ mất 5,43% giá trị trong 5 ngày qua, mất 14,7% trong 30 ngày, và mất tới 36,8% trong vòng 1 năm.
Do chiếm giá trị vốn hoá đến hơn 40% toàn thị trường nên sự lao dốc của Bitcoin kéo theo sức giảm mạnh của toàn bộ thị trường tiền số. Tổng giá trị vốn hoá toàn bộ các đồng coin hiện nay ở mức 1,68 ngàn tỷ USD, mất 127 tỷ USD so với ngày hôm qua (giảm 7,07%).
Đợt đỏ sàn này đáng ngại hơn những lần giảm trong vòng vài tháng trở lại đây vì mức ảnh hưởng của nó tác động lên cả những đồng coin tiềm năng nhất. GMT, đồng coin của dự án StepN, giảm xuống còn 2,7 USD, âm 18,36% chỉ trong 24 giờ qua - một trong những đồng coin có tỷ lệ giảm mạnh nhất. Trước đây, dù thị trường biến động thế nào, đồng tiền số của trào lưu move to earn này hiếm khi mất mốc 3 USD.
Đồng NEAR, thuộc một dự án được đánh giá rất tiềm năng, cũng mất giá mạnh còn 11,12 USD. Nếu nhà đầu tư nào “bắt đáy” đồng này hôm qua thì hiện đang thua lỗ 14,76%, mất 140 USD trên mỗi 1.000 USD bỏ ra.
Bitcoin rơi xuống đáy cũng kéo theo hàng loạt đồng tiền số phổ biến lao theo. Ethereum giảm còn 2.741 USD (giảm 6,98%). Đồng BNB của sàn Binance cũng rớt mất 6,35%, còn 377,32 USD.
SOL, đồng coin của nền tảng Solana, giảm mạnh hơn cả BTC và ETH, xuống còn 84,14 USD, giảm 9,8%. Đây là lần hiếm hoi SOL rơi xuống dưới 85 USD. Đồng ADA thậm chí giảm mạnh hơn nữa, 13,4%, xuống 0,785 USD.
Tin tức Binance hỗ trợ tỷ phú Elon Musk mua lại Twitter không khiến cho đồng coin mà ông ủng hộ thoát khỏi sắc đỏ của thị trường. Dogecoin hiện đang ở mức 0,1279 USD, giảm 5,78% trong một ngày.
Việc toàn thị trường tiền số giảm mạnh từ tối qua đến sáng nay khá bất ngờ, do trước đó chỉ vài giờ cả thị trường đều xanh tươi do nhận tin tức lạc quan từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Theo đó, FED đã thống nhất nâng mức lãi suất lên 0,5 điểm phần trăm nhằm hạn chế lạm phát. Thông tin này tác động tích cực lên cả sàn chứng khoán Mỹ lẫn giá dầu, kéo theo toàn thị trường tiền số tăng trưởng.
Thị trường tiền số giảm mạnh khiến nhiều nhà đầu tư ngắn hạn đang lo lắng về một mùa đông tiền mã hoá kéo đến, hoặc dự báo giảm giá Bitcoin xuống mốc 24.000 USD có thể thành sự thật.
Hải Đăng
Khi nào Bitcoin sẽ tăng trở lại?
Bitcoin vừa mất mốc 38.000 USD sáng nay 5/4, và dự báo sẽ chạm đáy trong năm nay. Các chuyên gia dự báo giá đồng tiền số này sẽ lên đỉnh trở lại vào năm 2023.
" alt="Bitcoin tiếp tục lao dốc, cả những coin tiềm năng nhất cũng lao theo" />Ông Được đang được cấp cứu tại BV Nam Định “Tôi không thể hiểu tại sao ông Ba lại làm vậy. Ngày thường đôi khi có lời qua tiếng lại nhưng tôi không thể ngờ là ông ấy ác đến thế”, ông Được đau đớn nói.
"Ông tôi chưa biết vợ và con dâu đã mất"
Anh Bùi Sỹ Thắng, con trai ông Được cũng là nạn nhân bị đối tượng Ba đâm trọng thương ở đùi cho biết: "Thái độ của ông Ba rất hung hãn. Ông ta ra tay liên tục khiến tôi không kịp trở tay cứu người thân. Hành vi của ông Ba khiến tôi cũng khó lý giải và không thể tha thứ".
Chị Trần Hồng Duyên, cháu dâu đang chăm sóc ông Được tại bệnh viện cho biết: "Thi thoảng ông tỉnh dậy vẫn hỏi bà và cô Dung sao rồi. Chúng tôi không dám nói sự thật vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của ông....”.
Ngôi nhà ông Ba thuê ở sát cạnh nhà ông Được đã bị niêm phong Gạt nước mắt chị Dung nói thêm: “Cháu bé con anh chị Dung chưa đầy tháng giờ đã mồ côi mẹ. Khi chúng tôi vào bế cháu ra, tã và áo của cháu vương đầy máu mẹ, thương lắm”.
Anh Bùi Sỹ Kiên (24 tuổi, cháu nội ông Được) rưng rưng nước mắt kể, rạng sáng cùng ngày anh nhận điện thoại gia đình ông nội có chuyện nên cùng vợ tức tốc đi từ nhà bên huyện Vụ Bản lên thẳng bệnh viện.
“Thi thoảng tôi hay lên nhà ông chơi nhưng ít khi gặp mặt ông Ba. Ông Ba sống khép kín, là người địa phương khác đến thuê nhà hành nghề bói toán ở đây”, anh Kiên thông tin.
Con ngõ dân vào khu vực xảy ra vụ án Như đã đưa tin, 4h sáng ngày 4/3, đối tượng Trịnh Viết Ba (SN 1967, hộ khẩu tại 47/74 Điện Biên, phường Cửa Bắc, TP Nam Định, tạm trú tại 8B/25 Hoàng Hoa Thám, phường Ngô Quyền, TP Nam Định) cầm 2 con dao sang gọi cửa nhà ông Bùi Sỹ Được (SN 1940, trú tại 9B/25 Hoàng Hoa Thám).
Tại đây, đối tượng Ba ra tay sát hại vợ và con dâu ông Được, riêng ông Được và con trai bị chém trọng thương.
Thầy bói truy sát, đâm chết vợ và con dâu thầy cúng
Vụ án mạng xảy ra ở phường Ngô Quyền, TP Nam Định rạng sáng nay, khi ông Ba thầy bói cầm dao truy sát cả nhà hàng xóm làm 4 người thương vong.
" alt="Thầy bói giết thầy cúng: Vợ thầy cúng kêu cứu trước khi chết" />
- ·Toyota Fortuner thế hệ mới vừa ra đã hút khách
- ·Thép xây dựng Tung Ho
- ·FL.ADC giải nghệ, Liên Quân sẽ mất đi 'thần rừng'?
- ·Chiếc xe cổ điển độ bánh off
- ·Bom tấn For Honor đã chính thức cho mở cửa download miễn phí
- ·Truyện Sư Phụ Tôi Là Thần Tiên
- ·Khu dân cư Minh Châu Sóc Trăng hấp dẫn giọng ca Bolero Dương Ngọc Thái
- ·Truyện Dịu Dàng Yêu Anh
- ·Nỗi đau mùa Valentine: 'Phận làm con gái chưa một lần yêu ai'
- ·Truyện Đầu Hạ Năm Ấy
Lễ khai trương CMC SOC và CMC LAB có sự hiện diện của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, lãnh đạo các Cục, Ban, Sở thuộc Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Tài Chính, Bộ TT&TT. Sau phần Tọa đàm “Nguy cơ khủng hoảng An toàn thông tin trong Kỷ nguyên số” đề cập đến các làn sóng tấn công mới trong cuộc đua số hóa do ông Triệu Trần Đức (Tổng Giám đốc CMC InfoSec) và ông Nguyễn Huy Dũng, Cục phó Cục An toàn Thông tin, Bộ TT&TT điều phối, Tập đoàn Công nghệ CMC chính thức cắt băng khánh thành Trung tâm Điều hành An ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC và phòng thí nghiệm CMC LAB 4.0.
Trung tâm Điều hành An ninh SOC (Security Operation Center) được định nghĩa là một trung tâm điều hành an ninh mạng có nhiệm vụ theo dõi, phát hiện, cách ly, xử lý các sự cố và chịu trách nhiệm về mức độ an toàn của toàn bộ hệ thống thông tin của tổ chức với tần suất giám sát, hoạt động 24/7.
Trước sự leo thang của các cuộc tấn công mạng, công tác phòng thủ là điều cần chú tâm thực hiện để đề phòng những hậu quả khôn lường có thể xảy đến trong tương lai. Thực tế này đòi hỏi sự ra đời của những đơn vị chuyên môn, những trung tâm đầu não có khả năng xử lý nhanh các sự cố và giám sát liên tục để phát hiện bất thường dù là nhỏ nhất. Mô hình trung tâm điều hành an ninh mạng là nơi xây dựng các giải pháp tổng thể nhằm ứng phó với các cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng.
CMC NextGen SOC, được phát triển hoàn toàn bới Công ty CP An ninh an toàn thông tin CMC (CMC InfoSec), là trung tâm điều hành an ninh mạng tiên phong tại Việt Nam tích hợp thành công trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) và công nghệ Automation (tự động hóa) nhằm tối ưu hóa các hoạt động phát hiện tấn công, cách ly và phân tích lưu vết phục vụ điều tra số.
Ông Triệu Trần Đức, Tổng giám đốc CMC INFOSEC, chia sẻ: "Phương thức tấn công và qua mặt các công nghệ mới của tội phạm mạng đang rất tinh vi và khó lường trong khi tổ chức lại không thể đầu tư liên tục cho hạ tầng bảo mật cũng như nhân sự điều hành. Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng CMC NetxGen SOC sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất, giúp tổ chức và doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về hiệu quả hoạt động thực sự của các thiết bị/phần mềm bảo mật đã đầu tư, từ đó mô hình hóa được các mối đe dọa vào hệ thống. Bên cạnh đó, SOC sẽ giúp giải quyết các vấn đề dài hạn về tăng cường khả năng phòng thủ một cách bền vững nhất".
Thế giới từng chứng kiến những cuộc tấn công quy mô nhằm vào các hệ thống được bảo mật vững chắc nhất như Facebook, Google. Ở những trường hợp đó, các hệ thống an ninh thụ động dễ dàng bị qua mặt bởi hacker. Đây cũng là lý do mô hình SOC với sự kết hợp giữa yếu tố con người, quy trình và công nghệ ngày càng được ưa chuộng.
Sau khi đưa trung tâm CMC NextGen SOC vào vận hành khai thác dịch vụ, kể từ nay các khách hàng và đối tác sử dụng dịch vụ thuê ngoài SOC của CMC có thể yên tâm hoàn toàn khi hệ thống dữ liệu của mình được “chăm sóc và bảo vệ 24/7” bởi các chuyên gia an toàn thông tin hàng đầu Việt Nam.
" alt="CMC khai trương Trung tâm Điều hành An ninh mạng thế hệ mới CMC NextGen SOC" />Lượng ô tô xuất xưởng trong nước tháng 3/2022 tăng tới hơn 40% so với tháng trước. (Ảnh: THACO-Mazda) Cũng theo Tổng cục Thống kê, không chỉ lượng xe trong nước tăng cao mà tháng vừa qua cũng chứng kiến xu hướng tăng mạnh của ô tô nhập khẩu. Cụ thể, có tổng cộng 13.500 chiếc ô tô nguyên chiếc được nhập về Việt Nam trong tháng 3, giá trị kim ngạch nước đạt 307 triệu USD. Số lượng này bằng cả tháng 1 và tháng 2 cộng lại.
Tổng cộng trong cả quý I, Việt Nam nhập khẩu ước đạt 27.190 chiếc ô tô với giá trị kim ngạch là 645 triệu USD. Giá trị trung bình đơn chiếc của xe nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm đạt khoảng 23.700 USD/chiếc. So với quý I năm ngoái, xe nhập khẩu giảm 22,9% về lượng và 20,6% về giá trị kim ngạch.
Cả ô tô nhập khẩu và ô tô sản xuất trong nước đều tăng mạnh trong tháng 3 vừa qua. Như vậy, riêng trong tháng 3, tổng lượng xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu vào Việt Nam ước đạt tới 56.000 chiếc. Tính chung cả quý I, con số này ước đạt 136.490 chiếc, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia đánh giá, sự mở cửa của thị trường sau thời gian dài dịch bệnh, nguồn cung dồi dào và nhiều mẫu xe mới liên tục ra mắt, 2022 hứa hẹn là một năm tăng trưởng ấn tượng cho thị trường ô tô Việt Nam.
Hoàng Hiệp
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe nhập ngoại tăng tốc vào Việt Nam sau Tết
Lượng xe nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 2/2022 tăng tới hơn 2,5 lần so với tháng trước với giá trị trung bình chỉ 22.500 USD/chiếc.
" alt="Thị trường Việt Nam đón thêm 56.000 chiếc ô tô mới trong tháng 3" />Lamborghini Huracan EVO thứ 3 vừa khui container tại Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Ngọc Lamborghini Huracan EVO được ra mắt vào năm 2019 để thay thế phiên bản Huracan LP610-4, và là phiên bản Huracan mạnh nhất.
Xe sử dụng khối động cơ V10 5,2 lít hút khí tự nhiên cho công suất 630 mã lực, mô-men xoắn 600 Nm. Kết hợp với khối lượng 1.442 kg, chiếc siêu xe chỉ cần 2,9 giây để tăng tốc từ 0-100 km/h và đạt vận tốc tối đa 325 km/h. Trong khi đó, bản LP610-4 cũng dùng động cơ tương tự nhưng công suất yếu hơn 20 mã lực và mô-men xoắn thấp hơn 40 Nm, khả năng tăng tốc lên 100 km/h là 3,2 giây.
Lamborghini Huracan EVO đầu tiên về Việt Nam hồi tháng 9 năm 2021 và di chuyển về TP Hồ Chí Minh Bên cạnh sức mạnh lớn hơn, Lamborghini Huracan EVO còn được phân biệt nhờ trang bị cánh gió mới, hốc gió hình chữ Y ở cản trước cùng la-zăng mới. Cánh gió cố định và ống xả có vị trí giống với phiên bản Performante hiệu suất cao.
Bên trong, chiếc siêu xe này lần đầu tiên trang bị màn hình cảm ứng 8,4 inch đặt dọc, khác biệt so với các bản Huracan trước không có. Nhờ trang bị này mà các chủ xe có thể dễ dàng sử dụng điện thoại thông minh kết nối Apple Car Play hay Android Auto, phù hợp xu thế chung.
Lamborghini Huracan EVO về Việt Nam chiếc thứ 3 vào tháng 12/2021 là bản dẫn động cầu sau. Showroom nhập xe về hiện chưa tiết lộ giá bán. Tham khảo tại Mỹ, giá khởi điểm của siêu xe này rơi vào khoảng 260.000 USD (khoảng 5,9 tỷ đồng). Ở phiên bản cũ Lamborghini Huracan LP610-4 bán ở Việt Nam có giá khoảng 16 tỷ đồng. Ước tính, mẫu Huracan EVO có giá trong khoảng 20 tỷ.
Đình Quý(ảnh Nguyễn Ngọc)
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cận cảnh Lamborghini Huracan STO đầu tiên tại Việt Nam
Đây là phiên bản mạnh mẽ nhất của dòng Huracan tại thị trường trong nước.
" alt="Siêu xe Lamborghini Huracan EVO về Việt Nam chiếc thứ 3" />Nhân viên y tế TP.HCM đang lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho người dân. Ảnh: Trương Thanh Tùng. “Tôi cũng đã mua sản phẩm về rồi tự test tại nhà một vài lần. Tôi nhận thấy, nếu chúng ta đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thì rất dễ làm”, ông Đức chia sẻ.
Ông Đức cũng lưu ý, hiện nay có nhiều bộ kit test nhanh rao bán trên mạng xã hội, người dân cần cẩn thận, chỉ nên mua các sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được công bố trên trang của Bộ Y tế.
Khi có kết quả test nhanh dương tính, người dân không nên lo lắng, cần liên hệ với cơ quan y tế để được hướng dẫn. Nếu kết quả âm tính cũng không nên chủ quan, vì cũng có thể có những sai sót trong kết quả test nhanh.
Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hữu Hưng cho biết, số ca nhiễm tích lũy ở TP.HCM là 108.370 trường hợp.
Hiện có 2.070 người cần được hỗ trợ hô hấp, 1.331 ca nặng trong đó có 39 trường hợp lọc máu, 15 người phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo). Tính từ khi có dịch đến nay, TP đã có 2.105 trường hợp tử vong.
Tú Anh - Hồ Văn
TP.HCM ra văn bản yêu cầu bệnh viện không được chậm trễ nhận cấp cứu F0
Ngày 5/8, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh vừa ký văn bản hỏa tốc về việc sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám, cấp cứu tại đơn vị.
" alt="TP.HCM chủ trương cho người dân tự test nhanh nCoV tại nhà" />Lúc này, các loại game nông trại chơi ngay trên "dế yêu", chẳng hạn như game Nông Trại Vui Vẻ, dường như là lựa chọn lý tưởng.
Chỉ với vài thao tác chạm nhẹ trên điện thoại, bạn đã có thể trở thành người "nông dân online", thực hiện những công việc "làm nông chính hiệu" như trồng cây, tưới nước, bón phân, bắt sâu,… và tha hồ tận hưởng "thành quả" của mình là một khu vườn lung linh khoe sắc.
" alt="Tập tành làm nông" />- Skyview từ các quán café
Tình trạng kẹt xe, chen chúc nhau vào mỗi đợt lễ Tết là hình ảnh quen thuộc ở Hà Nội khiến nhiều người muốn đi xem pháo hoa cũng lo sợ hay ít nhiều giảm đi sự háo hức. Khi đó, việc lựa chọn một quán café, beerclub, skybar có tầm nhìn thoáng, lý tưởng vừa để gặp mặt, ăn uống cùng bạn bè lại vừa được thưởng thức trọn vẹn màn pháo hoa lung linh là một ý tưởng hợp lý.
Tuy nhiên, hầu hết các quán có view đẹp thường kín chỗ hoặc khách hàng phải đến trước nhiều giờ mới có thể có được một chỗ ngồi.
Một điểm ngắm pháo hoa trên đường Thanh Niên (ảnh Internet) Điểm ngắm pháo hoa từ Tòa nhà Bưu điện Hà Nội (ảnh Đức Thanh) Skybar trên các khách sạn 5 sao
Sang chảnh hơn, nhiều gia đình, cặp đôi lựa chọn điểm ngắm pháo hoa tại các skybar trên khách sạn, nhà hàng 5 sao.
Khi thành phố lên đèn, điệu nhạc vang lên, không gian càng trở nên lãng mạn, đắm say. Tuy nhiên, điểm hạn chế của các skybar là giá thành không hề rẻ. Ngoài ra, tại một số skybar, khách hàng lên xem pháo hoa phải là những khách hàng ruột, có thẻ thành viên hoặc lui tới nhà hàng nhiều lần.
Ảnh skybar trên 1 số khách sạn (ảnh Internet) Ngắm nhìn từ chính sân thượng, tòa nhà
Có thể nói, view café hay skybar khách sạn là những địa điểm tốt để có thể ngắm màn pháo hoa đầu năm mới. Tuy nhiên, phần đông người dân Thủ đô hiện nay còn có cách ngắm pháo hoa đặc biệt từ chính căn nhà của mình nếu vị trí tòa nhà “đắc địa”. Nổi bật trong đó là màn chụp ảnh pháo hoa của 1 cộng đồng mạng từ góc view The Matrix One, một dự án đang nổi lên với tầm view triệu đô ngay tại Mỹ Đình.
Một góc view pháo hoa ở sân vận động Mỹ Đình chụp flycam gần dự án The Matrix One (ảnh Hoàng Việt) Với thiết kế mở và sở hữu tầm view panorama triệu đô, chủ nhân căn hộ The Matrix One có thể ngắm pháo hoa ngay tại nhà qua kính Low-e nguyên khối chạm sàn ở phòng khách, phòng ngủ hoặc logia. Không những thế, chủ nhân The Matrix One còn có thể vừa thưởng ngoạn không gian nghỉ dưỡng trên mái tầng 43 vừa mãn nhãn trọn vẹn các màn pháo hoa tầm cao đặc sắc ở sân vận động Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Đông.
Vẻ đẹp sang trọng, hiện đại của tổ hợp hạng A - dự án The Matrix One bên công viên cảnh quan rộng 14ha Sở hữu vị trí đắc địa còn sót lại tại khu vực Mỹ Đình cùng tầm view triệu đô công viên 14ha, view trọn vẹn cảnh đẹp thành phố, khi đi vào hoạt động The Matrix One hứa hẹn là một biểu tượng cho sự giàu có và thành đạt của người dân Thủ đô khi mang đến một không gian sống chuẩn quốc tế tại Hà Nội.
Mọi chi tiết về dự án liên hệ:
Website: http://thematrixone.vn/
Ngọc Minh
" alt="3 vị trí ‘đỉnh’ để không bỏ lỡ màn pháo hoa đầu Xuân" />
- ·Bác đề án của Uber: ‘Có ai cấm hoạt động đâu’
- ·Giá trị sinh thái đặc biệt của đô thị đảo Phượng Hoàng
- ·Hà Nội: Tài xế Kia cầm rìu đe dọa tài xế Porsche vì không vượt được làn
- ·Căn hộ mẫu dòng Ruby của Vinhomes hút hàng nghìn khách tham quan
- ·[LMHT] Peanut vẫn còn ám ảnh nặng nề sau thất bại trước Afreeca
- ·Nhà vườn tuyệt đẹp của chàng trai 25 tuổi “bỏ phố, về quê”
- ·‘Chật vật’ tìm không gian sống xanh giữa lòng Thủ đô
- ·Hơn 800.000 người ùa vào trang tuyển dụng Airbnb sau chính sách làm việc từ xa vĩnh viễn
- ·Liên hệ phim khoa học viễn tưởng với công nghiệp 4.0 ở trong bài giảng ở Bách khoa TP.HCM
- ·Tìm “chân ái” ở đâu xa, Kỳ Nữ Hoàng Cung chính thức ra mắt hôm nay 16/12