Ngoại Hạng Anh

Cô giáo bật khóc khi nhận quà Tết là những túi gạo sau gần 30 năm dạy học

字号+ 作者:NEWS 来源:Kinh doanh 2025-01-23 04:04:33 我要评论(0)

- Sau hơn 27 năm dạy học,ôgiáobậtkhóckhinhậnquàTếtlànhữngtúigạosaugầnnămdạyhọam lich 2024 món quà Tếam lich 2024am lich 2024、、

- Sau hơn 27 năm dạy học,ôgiáobậtkhóckhinhậnquàTếtlànhữngtúigạosaugầnnămdạyhọam lich 2024 món quà Tết là những túi gạo nhỏ từ các em học sinh vùng cao khiến chị Đỗ Thị Thắm (giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) vô cùng xúc động. Món quà Tết lần đầu tiên chị được nhận vượt xa những giá trị về vật chất.

Câu chuyện được bạn Võ Huyền Trang (con gái chị) chia sẻ trên mạng xã hội mới đây về món quà Tết mà học sinh dành tặng cho mẹ mình – một giáo viên vùng cao với gần 30 năm dạy học khiến nhiều người cảm động.

{ keywords}
Món quà Tết là những túi gạo nhỏ sau hơn 27 năm dạy học ở vùng núi của cô giáo Đỗ Thị Thắm.

Trang kể về câu chuyện khi cảm nhận được niềm vui hạnh phúc của mẹ:

“Mẹ mình là giáo viên dạy cấp 1 trên vùng núi cao ở Hoà Bình. Đi dạy ở vùng cao cũng 28 năm rồi mà năm nay là năm đầu tiên được học sinh tặng quà Tết.

Mình không hiểu các thầy cô dạy ở thành phố hay những nơi “văn minh” hơn khi nhận được những món quà Tết đắt tiền đẹp đẽ hơn sẽ có cảm giác thế nào, chứ mẹ mình khi nhận được những túi gạo nếp này mẹ mừng lắm. Vì trong gần 30 năm đi dạy học lần đầu được lũ nhỏ tặng quà, hôm trước vừa nấu cơm cho bọn nhỏ ăn Tết thì hôm sau mỗi đứa mang một túi biếu cô.

Đầu năm học vừa rồi mẹ chuyển đến điểm lẻ xa hơn, mấy đứa trẻ trời lạnh chỉ mặc độc một cái áo và đi dép chứ làm gì có đủ áo ấm với tất mà đi. Giữa giờ ra chơi thì đốt một đống lửa rồi cả thầy cả trò cùng sưởi, mẹ mình có gửi ảnh cho xem nhìn thương lắm nhưng mà vui...”

Cô con gái chia sẻ câu chuyện và cũng thầm cảm ơn mẹ sau 30 “cõng chữ lên núi” bởi thấy được nụ cười tươi lúc mẹ mang chỗ quà này về, dù ai cũng biết món quà không nhiều giá trị vật chất.

Trang cho biết mẹ cô đang dạy học tại một điểm trường thuộc huyện vùng cao Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình nơi chủ yếu là học sinh dân tộc Dao rất khó khăn.

Trong một dịp Trang đi cùng mẹ lên điểm trường, cô xót xa khi chứng kiến dưới cái lạnh cắt da cắt thịt mà những em học sinh nơi đây chỉ một manh áo phong phanh.

Trang chia sẻ mẹ cô nhận được món quà Tết này vào buổi học cuối cùng của năm cũ. Cuối tuần về nhà, mẹ mang ra khoe với Trang rồi bật khóc chỉ vì thương học sinh.

Sau khi thấy học sinh mang gạo đến tặng, mẹ Trang có dặn các em mang về cho cái Tết đầy đủ hơn nhưng các em học sinh nhất định để lại làm quà Tết cho cô.

Câu chuyện sau khi được chia sẻ đã khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi.

Nhiều bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ với những vất vả, thiệt thòi của các giáo viên vùng cao, đồng thời cũng cho rằng các em nhỏ vùng cao và người vùng cao tuy cuộc sống vất vả nhưng rất tình cảm.

Chia sẻ với VietNamNet, cô giáo Đỗ Thị Thắm kể đây có lẽ là một trong những kỷ niệm ấn tượng nhất  trong đời chị: “Khi nhận được món quà này thật sự tôi quá xúc động, bởi hơn 27 năm đi dạy học, đây là lần đầu tiên được nhận quà dù không nhiều giá trị vật chất. Vì hoàn cảnh gia đình các em quá nghèo, nên lúc học sinh mang đến tôi cũng không nghĩ là để tặng cô giáo.

Sau khi học sinh mang tặng, tôi bảo cô nhận rồi nhưng cô gửi lại các em mang về để lo Tết cùng với bố mẹ thì các em một mực bảo bố mẹ dặn bảo biếu cô mang về ăn Tết. Lúc nói xong câu đấy, bất chợt tôi cũng chảy nước mắt.

Cứ nghĩ đến cuộc sống các em còn quá khó khăn nhưng vẫn mang quà tặng mình, tôi cảm thấy càng trân trọng và càng thấy thương học sinh nhiều hơn”.

{ keywords}
Cô giáo Đỗ Thị Thắm và các học trò của mình.

Công tác đến nay đã 27 năm trong nghề nhưng đều gắn bó với các huyện miền núi khó khăn, với chị Thắm khái niệm quà Tết cũng khá xa lạ và gần như cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.

Là giáo viên Trường Tiểu học và THCS xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình) nhưng chị dạy ở điểm lẻ Sưng cách xa điểm trường chính nhất.

Ở điểm này có 48 học sinh và chị được phân công phụ trách cùng 3 giáo viên khác. Để đến được điểm trường, cô giáo năm nay 47 tuổi này vẫn đều đặn hàng tuần phải vượt qua chặng đường gần 100 cây số. Đường vào trường là đất đỏ đi lại rất khó khăn. Thậm chí, có hôm trời mưa bị sạt đất, chị và các đồng nghiệp còn phải dắt xe trên con đường lầy lội để có thể đến trường dạy học.

Dù vất vả nhưng lòng yêu nghề, yêu học sinh thôi thúc chị tiếp tục cố gắng đem con chữ đến cho các học sinh vùng cao khó khăn đến ngày hôm nay.

Càng tiếp xúc càng thấu hiểu, biết học sinh thiệt thòi chị càng trăn trở bù đắp các em từ những điều nhỏ nhất.

Mỗi lần về xuôi, cô giáo Thắm thường mang đồ lên tặng các em như quần áo và đồ dùng học tập. Đang ngồi học mà thấy xịu mặt xuống, biết các em đói, chị lại đi nấu mỳ tôm cho các con ăn. 

{ keywords}
Đường đến điểm lẻ trường. Ảnh:NVCC

Ngoài lịch dạy của nhà trường, các buổi chiều không về nhà, chị Thắm cùng các đồng nghiệp còn tổ chức dạy bổ sung kiến thức thêm cho các em.

Hẳn cũng vì thế học trò cũng rất tình cảm và quý cô giáo. Kỷ niệm với học trò đầy ắp trong chị: “Từ điểm trường tôi đến điểm chính có 3 điểm trường, cứ gặp học sinh đi bên đường là các em chào. Dù tôi bịt khăn kín mít không nhìn thấy mặt mà các em cũng nhìn ra, gặp chỗ nào bên đường cũng ríu rít chào cô. Có hôm bé học sinh lên bảo với tôi rằng bố mẹ nói nếu cô ở lại thì về nhà em mà tắm và ăn cơm cho thoải mái. Thật sự đó là những động lực, niềm vui mỗi ngày để tôi dặn mình tiếp tục cố gắng”, chị Thắm kể.

{ keywords}
 

Chị Thắm chia sẻ, biết hoàn cảnh học sinh khó khăn, chị chỉ mong các học sinh ngoan, chăm đi học. “Là giáo viên, quý nhất tình cảm của học trò dành cho bản thân mình. Tôi mong gia đình các em đỡ khổ, đầy đủ hơn để gia đình quan tâm đến các em hơn, cho các em được đến trường, được đi học”.

Nói về điều ước năm mới, chị Thắm tâm sự: “Năm mới sắp sửa đến tôi chỉ mong sức khỏe mình được tốt để tiếp tục lên lớp với các em học sinh. Đó cũng là niềm vui nhất của tôi mỗi ngày. Các con thì đỡ khổ, ngoan, học giỏi, dù có thể sang năm tôi sẽ được luân chuyển sang điểm lẻ khác.

Năm nay, công tác tại điểm lẻ xa nhất, chị Thắm cho biết nhà trường cũng tạo điều kiện phân công chị điểm gần nhất là điểm trường chính vì nhà chị xa nhất. Nhưng cô giáo Thắm xung phong đi vì muốn trải nghiệm và giúp học sình vùng khó nhiều hơn.

Thanh Hùng

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết

Được đối xử tốt khi thuê trọ đã là điều mơ ước, còn được chủ nhà trọ tặng quà Tết là điều mà nhiều sinh viên chỉ biết... tưởng tượng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội vừa cho biết, ngày 24/11/2017, nhà trường và Công ty Siemens đã ký kết Biên bản thỏa thuận ghi nhớ nhằm thúc đẩy hợp tác trong phát triển khoa học và công nghệ hướng tới CMCN 4.0.

Theo Biên bản thỏa thuận hợp tác mới ký kết, Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Siemens sẽ tăng cường hợp tác phát triển Phòng thí nghiệm nhà máy số của trường.

Cụ thể, Siemens sẽ đề xuất cho trường Đại học Bách khoa Hà Nội các thiết bị và phần mềm cần thiết để đào tạo CMCN 4.0 tại Phòng thí nghiệm nhà máy số; hỗ trợ triển khai các khóa đào tạo thực hành.

Đồng thời, Siemens cũng sẽ cung cấp cho Đại học Bách khoa Hà Nội các thiết bị, phần mềm tự động hóa và truyền động, bản quyền phần mềm PLM và các nội dung cần thiết khác của chương trình đào tạo CMCN 4.0 với mức chiết khấu đặc biệt.

Bên cạnh đó, Siemens sẽ phối hợp cùng Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức hội thảo để cập nhật về công nghệ mới nhất và tổ chức các khóa đào tạo liên quan. Với sự hỗ trợ của Siemens, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0.

Đặc biệt, Siemens sẽ tài trợ miễn phí 200 bản quyền phần mềm Solid Edge 3D CAD cho ĐHBK Hà Nội với giá trị thương mại của mỗi phiên bản khoảng 30.000 USD. Phần mềm Solid Edge là một nền tảng phát triển sản phẩm trực quan để tăng cường tất cả các khâu trong việc chế tạo sản phẩm, bao gồm thiết kế 3D, mô phỏng, trực quan, chế tạo và quản lý thiết kế.

Siemens cũng sẽ hỗ trợ Đại học Bách khoa Hà Nội trong việc phát triển khóa học “Tập huấn cho giảng viên nguồn” để giúp trường duy trì chất lượng giáo dục và đào tạo quốc tế trong kỷ nguyên số.

Thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội cũng cho hay, nhà trường và Công ty Siemens bắt đầu hợp tác vào năm 1996, chỉ 3 năm sau ngày Công ty Siemens chính thức hiện diện tại Việt Nam. Cùng thời gian đó, Siemens đã hỗ trợ Đại học Bách khoa Hà Nội thành lập Trung tâm Đào tạo tự động hóa.

" alt="Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng  giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0" width="90" height="59"/>

Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ xây dựng  giáo trình đào tạo định hướng CMCN 4.0

Quảng Ninh đang tạo bước đà vững chắc trên hành trình trở thành đô thị thông minh với chính quyền điện tử được đẩy mạnh, chỉ số hài lòng của người dân lên tới 95,59%, hàng loạt dự án bệnh viện thông minh, trường học thông minh… được phê duyệt.

Chính quyền điện tử không ngừng chuyên nghiệp hóa

Quảng Ninh đang đặt mục tiêu đến năm 2020 TP.Hạ Long sẽ trở thành thành phố du lịch thông minh của Việt Nam. Đến năm 2030 Quảng Ninh sẽ thành một thành phố thông minh hiện đại đứng trong top đầu khu vực ASEAN.

Từ cuối năm 2017, Quảng Ninh chính thức khởi động hành trình trở thành đô thị thông minh, tuy nhiên, từ nhiều năm trước, tỉnh đã chuẩn bị nền tảng cho hành trình này. Cụ thể nhất là việc đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử.

Từ năm 2015 Quảng Ninh đã bắt đầu bước vào giai đoạn 2 Đề án xây dựng Chính quyền điện tử với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, gắn với cải cách hành chính và xây dựng nền hành chính hiện đại, minh bạch, hiệu quả cao.
Đến nay, Quảng Ninh đã triển khai hệ thống quản lý tác nghiệp liên thông (một cửa) tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, các trung tâm hành chính công cấp huyện và 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Từ ngày 1/7/2016 Quảng Ninh cũng thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ duy nhất là http://dichvucong.quangninh.gov.vn thuộc thẩm quyền giải quyết của 24 đơn vị cấp tỉnh; 14/14 UBND cấp huyện và 186/186 UBND cấp xã trong tỉnh.

Cổng thông tin dịch vụ công tỉnh http://dichvucong.quangninh.gov.vn cho phép tổ chức, cá nhân trực tiếp theo dõi, tra cứu được tình hình xử lý khi nộp hồ sơ; đồng thời hệ thống tự động gửi tin nhắn đến di động, hộp thư điện tử tổ chức, người dân đã đăng ký để theo dõi, tra cứu quá trình xử lý hồ sơ.

Trong thời gian tới, để đẩy mạnh hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, Quảng Ninh đẩy mạnh đầu tư máy chủ, triển khai hoàn thiện thêm nhiều tính năng, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, đặc biệt hướng tới hỗ trợ các dịch vụ trên nền tảng di động.

{keywords}

Chuẩn bị xây bệnh viện, trường học thông minh

Sẵn sàng cho hành trình đô thị thông minh, Quảng Ninh đang triển khai ứng dụng CNTT trên nhiều lĩnh vực: giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, du lịch… Trong đó có 28 danh mục các dự án, nhiệm vụ trọng điểm sẽ được thực hiện và xác định rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 Hạ Long cơ bản trở thành thành phố thông minh.

Hiện Quảng Ninh đã có 2 dự án được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, là: Dự án xây dựng trường học thông minh trên địa bàn TP Hạ Long (giai đoạn I), do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 214,4 tỷ đồng.

Dự án xây dựng 3 bệnh viện thông minh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Bãi Cháy, Bệnh viện Sản Nhi) hướng tới tiêu chuẩn quốc tế, do Sở Y tế làm chủ đầu tư, đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng mức đầu tư trên 306,4 tỷ đồng.

Ngoài ra, Quảng Ninh còn 3 dự án khác đang hoàn thiện các bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, gồm: Dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT và trung tâm điều hành thông minh tại trụ sở Văn phòng HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh, do Văn phòng UBND tỉnh làm chủ đầu tư, khái toán tổng mức đầu tư gần 180,9 tỷ đồng.

Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phần mềm nền tảng cho thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh, do Sở TT&TT làm chủ đầu tư, khái toán tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng. Dự án nâng cao năng lực quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh, do Sở TN&MT làm chủ đầu tư, khái toán tổng mức đầu tư 171,5 tỷ đồng.

7 dự án còn lại trong kế hoạch năm 2017 đang được các chủ đầu tư tiến hành khảo sát, lập dự án và trình thẩm định, phê duyệt trong quý IV/2017 hoặc trước ngày 30/6/2018...

Đề án Triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020 đã được Quảng Ninh phê duyệt, trong đó giai đoạn 1 sẽ triển khai tại TP Hạ Long, tập trung phát triển các lĩnh vực: Chính quyền điện tử, giáo dục, y tế, du lịch, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, an ninh an toàn, xây dựng vườn ươm khởi nghiệp.

D. An(tổng hợp)

" alt="‘Đòn bẩy’ đưa Quảng Ninh thành đô thị thông minh" width="90" height="59"/>

‘Đòn bẩy’ đưa Quảng Ninh thành đô thị thông minh