Thể thao

5 cách đối phó với ChatGPT của các trường đại học Mỹ

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-01 14:31:41 我要评论(0)

Nhiều trưởng cao đẳng, đại học Mỹ đã cấm ChatGPT. Ảnh: NYT.Yêu cầu xây dựng ý tưởng ngay trên lớpKhilịch van niên năm 2023lịch van niên năm 2023、、

Nhiều trưởng cao đẳng, đại học Mỹ đã cấm ChatGPT. Ảnh: NYT.

Yêu cầu xây dựng ý tưởng ngay trên lớp

Khi chấm bài tiểu luận về tôn giáo thế giới, giáo sư triết học Antony Aumann tại Đại học Northern Michigan đã đặt nghi vấn với bài viết mà ông cho là "xuất sắc nhất lớp".

Ông Aumann lập tức chất vấn và sinh viên thú nhận đã sử dụng ChatGPT- một chatbot thông minh tạo ý tưởng và viết bài từ những từ đơn giản.

Giáo sư ngay lập tức chuyển đổi cách viết luận cho các khóa học trong kỳ này. Ông dự định yêu cầu sinh viên phải viết bản thảo đầu tiên ngay tại lớp học, đồng thời sử dụng các trình duyệt giám sát. Trong các bản nháp sau này, sinh viên phải giải thích từng ý sửa đổi.

Giáo sư cũng có kế hoạch cho sinh viên thảo luận về các câu trả lời của ChatGPT trong các bài học.

Chặn nền tảng trên thiết bị và wifi

Theo The New York Times,trên khắp nước Mỹ, ban giám hiệu các trường đang bắt đầu đại tu các lớp học để đối phó với ChatGPT.

Hội đồng Đại học Florida đã họp để thảo luận về cách đối phó với ChatGPT. Ảnh: NYT.

Một số hệ thống trường công lập ở thành phố New York và Seattle đã cấm công cụ này trên các thiết bị và mạng Wi-Fi của trường để ngăn gian lận. 

Các trường cao đẳng và đại học Mỹ đã miễn cưỡng cấm AI. Nhà trường cũng không muốn xâm phạm quyền tự do học thuật của sinh viên.

ChatGPT cũng trở thành chương trình nghị sự hàng đầu tại nhiều trường. Hội đồng trường đang thành lập các nhóm đặc nhiệm và tổ chức các cuộc thảo luận để nhận ý kiến phản hồi, đề xuất giải pháp thích ứng với công nghệ.

Quay về "truyền thống" và khắt khe hơn: Viết tay, kiểm tra miệng...

Tại Đại học George Washington, Đại học Rutgers và Đại học Appalachian State, các giáo sư đang loại bỏ dần các bài tập mang về nhà, đề thi mở - vốn đã trở thành một phương pháp đánh giá chủ đạo trong giai đoạn đại dịch COVID-19.

Thay vào đó, làm bài tập trên lớp, bài tập viết tay, làm việc nhóm và kiểm tra miệng là các hình thức được lựa chọn.

Các giáo viên đang quay về những cách kiểm tra truyền thống. Ảnh: ApplyAbroad.

Đã qua rồi những đề bài như “viết 5 trang về cái này hay cái kia”. Thay vào đó, một số giáo sư đang đặt ra những câu hỏi mà họ hy vọng là quá thông minh đối với chatbot, như yêu cầu sinh viên viết về cuộc sống và các sự kiện hiện tại của chính bản thân họ.

Frederick Luis Aldama, Trưởng khoa Nhân văn tại Đại học Texas, cho biết ông dự định dạy những kiến thức mà ChatGPT có thể có ít thông tin hơn, chẳng hạn như những bài thơ sonnet (Thơ gồm 14 câu) đầu tiên của William Shakespeare thay vì vở kịch kinh điển “Giấc mộng đêm hè”.

Trong trường hợp những thay đổi không thể ngăn chặn đạo văn, ông Aldama và các giáo sư khác cho biết họ dự định đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ hơn và chấm điểm khắt khe hơn với bài làm của sinh viên. 

Tái định nghĩa "đạo văn"

Đại học Buffalo và Đại học Furman cho biết họ dự định tổ chức một cuộc thảo luận về việc sử dụng công cụ AI trong học tập cho sinh viên năm nhất nhằm làm rõ các khái niệm như "đạo văn", "tính liêm chính trong học thuật".

Đại học Washington ở St. Louis và Đại học Vermont ở Burlington đang sửa đổi chính sách để tái định nghĩa "đạo văn".

John Dyer, Phó Giám đốc phụ trách tuyển sinh và công nghệ giáo dục tại Chủng viện Thần học Dallas, cho biết trường dự định cập nhật định nghĩa "đạo văn" bao gồm: “sử dụng văn bản được tạo ra bởi một hệ thống và lấy thành của mình (ví dụ: nhập gợi ý vào một công cụ trí tuệ nhân tạo và sử dụng nội dung đầu ra trong một bài luận).”

Dùng công nghệ "trị" công nghệ

Một số giáo sư và trường đại học cho biết họ dự định tiếp tục sử dụng phần mềm kiểm tra đạo văn để loại bỏ tận gốc việc sử dụng công cụ AI.

Dịch vụ phát hiện đạo văn Turnitin cho biết họ sẽ kết hợp nhiều tính năng hơn để phát hiện sản phẩm của AI, bao gồm cả ChatGPT, trong năm nay.

Edward Tian, sinh viên năm cuối tại Đại học Princeton đồng thời là nhà sáng lập GPTZero - chương trình phát hiện nhanh chóng và hiệu quả văn bản do AI tạo ra - cho biết hơn 6.000 giáo viên từ Đại học Harvard, Đại học Yale, Đại học Rhode Island và những trường khác đã đăng ký sử dụng phần mềm này.

Tuy vậy, công cuộc thích ứng và đối phó của ngành giáo dục sẽ không dừng lại ở đó. OpenAI dự kiến sẽ sớm phát hành phiên bản tốt hơn GPT-4. Google cũng xây dựng LaMDA, một chatbot đối thủ. Microsoft đang thảo luận về khoản đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI để phát triển tính năng. Các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon cũng đang nghiên cứu sản xuất các phần mềm tương tự.

Bảo Huy

Giữa 'bão' ChatGPT, ngành thạc sĩ về AI tuyển sinh quy mô lớn chưa từng có

Giữa 'bão' ChatGPT, ngành thạc sĩ về AI tuyển sinh quy mô lớn chưa từng có

Trong bối cảnh bùng nổ các công nghệ mới như ChatGPT, Đại học Texas (Mỹ) đang lên kế hoạch đào tạo hàng nghìn sinh viên về trí tuệ nhân tạo (AI).

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Thủ tục cấp phép VEU có từ năm 2007, song TSMC cho biết trước đây họ "không cần" phải xin giấy phép như vậy.

https3a2f2fcms image bucket production ap northeast 1 a7d2s3ap northeast 1amazonawscom2fimages2f92f32f92f72f46677939 3 eng gb2fcropped 1697186095ap23012574258735.jpg
TSMC đang tìm kiếm giấy phép nhập khẩu vĩnh viễn cho nhà máy đúc chip tại Nam Kinh.

Công ty Đài Loan đã nhận được giấy phép một năm để tiếp tục nhận máy móc Mỹ ở cơ sở sản xuất chip của họ ở Nam Kinh vào năm ngoái. Trước đó, vào tháng 10/2022, Mỹ áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng với các công cụ đúc chip logic tiến trình 14 nanomet (nm) hoặc cao hơn.

Nhà máy Nam Kinh của TSMC đang vận hành dây chuyền sản xuất chip 12 nm và 16 nm, thường được coi là tương đương với công nghệ 14 nm. Ngoài ra, cơ sở này còn đúc những con chip kém tiên tiến hơn như 28 nm và 22 nm.

Theo quy định xuất khẩu của Bộ Thương mại, không chỉ doanh nghiệp Mỹ bị cấm tham gia hỗ trợ hoạt động sản xuất chip cao cấp ở Trung Quốc, mà những công ty nước ngoài như TSMC phải xin giấy phép nếu muốn đúc chip sản xuất khách hàng đại lục.

Việc TSMC nộp đơn xin giấy phép lâu dài cho nhà máy Nam Kinh diễn ra trong bối cảnh Washington đang xem xét thắt chặt hơn nữa các biện pháp xuất khẩu công nghệ sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Vào tháng 8/2023, Huawei bất ngờ tung ra mẫu điện thoại thông minh sử dụng chip tự sản xuất khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ bất ngờ. Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo gọi bước đột phá này là điều “đáng lo ngại” và khẳng định Washington cần thêm những công cụ mới để kiềm chế tham vọng công nghệ của Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, nhà sản xuất chip Đài Loan đang có kế hoạch xây dựng xưởng đúc chip 6 nm thứ hai tại Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư cơ sở sản xuất tại thành phố phía tây nam, Kumamoto dự kiến khoảng 2 nghìn tỷ Yên (13,3 tỷ USD), với khoản trợ cấp tối đa của chính phủ lên tới 900 triệu Yên.

Trước đó, nhà máy bán dẫn đầu tiên tại Kumamoto của TSMC đã khởi công xây dựng vào tháng 4/2023. Theo kế hoạch, xưởng đúc chip thứ hai dự kiến bắt đầu triển khai vào mùa hè năm 2024, với mục tiêu đi vào sản xuất năm 2027.

TSMC cho biết hãng có kế hoạch sản xuất chip 6 nm và 12 nm tại các nhà máy trên, với tổng công suất khoảng 60 nghìn đơn vị hằng tháng. Phần lớn thành phẩm dùng để cung ứng cho Sony cùng các khách hàng Nhật Bản khác.

(Theo Nikkei Asia)

TSMC, Samsung dẫn đầu công nghệ đóng gói chip tiên tiến

TSMC, Samsung dẫn đầu công nghệ đóng gói chip tiên tiến

TSMC, nhà sản xuất chip Đài Loan đang dẫn đầu về bằng sáng chế công nghệ đóng gói chip nâng cao." alt="TSMC tìm ra cách đứng ngoài cuộc chiến bán dẫn Mỹ" width="90" height="59"/>

TSMC tìm ra cách đứng ngoài cuộc chiến bán dẫn Mỹ

3141w3fm.png
Meta muốn thu phí người dùng Facebook, Instagram trước sức ép từ nhà quản lý EU. (Ảnh: Bloomberg News)

Theo kế hoạch, Meta dự kiến thu khoảng 10 EUR (hơn 250.000 đồng) mỗi tháng trên desktop cho một tài khoản Facebook  hoặc Instagram và gần 6 EUR (hơn 150.000 đồng) cho mỗi tài khoản phụ liên kết. Trên di động, mức phí tăng lên 13 EUR (khoảng 332.000 đồng) mỗi tháng vì Meta phải trả phí hoa hồng thanh toán trong ứng dụng cho chợ của Apple và Google.

Thu phí đánh dấu bước ngoặt lớn với Meta. Từ lâu, CEO Mark Zuckerberg luôn nhấn mạnh dịch vụ của hãng luôn miễn phí và được quảng cáo hỗ trợ để có sẵn với tất cả mọi đối tượng thu nhập. Tại một hội thảo năm 2018, ông khẳng định:“Bạn không cần hàng nghìn USD để kết nối với những người sử dụng dịch vụ của chúng tôi”.

Dù vậy, người đứng đầu Meta cũng “nước đôi” khi nói cởi mở với ý tưởng về dịch vụ trả phí nhằm đối phó với sự giám sát ngày một tăng về quyền riêng tư. Đầu năm 2023, cùng với các ứng dụng Snapchat và X (Twitter), công ty đã giới thiệu tính năng xác thực tài khoản trả phí.

Người dùng các khu vực khác có thể chưa có tùy chọn này vì đề xuất của Meta chủ yếu là một cách để thoát khỏi yêu cầu của nhà chức trách EU trước khi thu thập dữ liệu phục vụ quảng cáo cá nhân hóa.

Nguồn tin của WSJ tiết lộ, một vấn đề với nhà chức trách là mức giá Meta đề xuất có quá cao với hầu hết mọi người không, ngay cả khi họ không muốn dữ liệu của mình bị dùng cho quảng cáo mục tiêu.

Hai yếu tố dẫn đến đề xuất của Meta có thể kể đến: nhà chức trách quyền riêng tư, dẫn đầu là Ireland, yêu cầu Meta xin phép người dùng trước khi hiển thị quảng cáo hành vi; mạng quảng cáo của Instagram, Facebook, Meta phải tuân thủ Đạo luật thị trường kỹ thuật số, cần xin phép người dùng trước khi trộn lẫn dữ liệu người dùng với các dịch vụ của mình hoặc kết hợp với dữ liệu từ doanh nghiệp khác.

Meta mong muốn kế hoạch thu phí sẽ chấp hành cả hai quy định trên. Theo luật EU, một người từ chối cho phép sử dụng dữ liệu nhất định vẫn phải được truy cập dịch vụ.

Trong quý II, Meta cho biết doanh thu trên mỗi người dùng Facebook  tại châu Âu là 17,88 USD, tuy nhiên, con số thực tế với người dùng EU có thể cao hơn vì khu vực châu Âu bao gồm cả những nước không thuộc EU như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ.

Meta ước tính có 258 triệu người dùng Facebook và 257 triệu người dùng Instagram hằng tháng trong nửa đầu năm 2023 tại EU. Trên toàn cầu, 3,88 tỷ người đang sử dụng các ứng dụng của Meta tính đến ngày 30/6/2023.

Hồi tháng 7/2023, tòa án cấp cao EU phán quyết Meta cần xin phép đối với một số loại quảng cáo mục tiêu dựa trên hoạt động trực tuyến của người dùng. Nó dẫn đến việc nhà chức trách Ireland yêu cầu Meta phải thay đổi hành vi của mình.

Trong khi đó, cơ quan quản lý quyền riêng tư Nauy muốn Meta đưa ra giải pháp nhanh hơn và ra lệnh cho công ty đình chỉ quảng cáo mục tiêu trong nước. Tuần trước, Nauy đề nghị mở rộng lệnh cấm ra toàn khối. Song, lệnh cấm như vậy nhiều khả năng sẽ đối mặt với kháng cáo tại tòa.

Meta đang tìm cách thúc đẩy kế hoạch của mình khi dẫn một số ví dụ về cách làm của các doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Spotify cung cấp hai lựa chọn nghe nhạc miễn phí kèm quảng cáo hoặc không quảng cáo nhưng trả phí. Mức giá hãng đề xuất trên di động cũng tương tự YouTube Premium tại châu Âu.

Công ty của Zuckerberg còn dẫn một đoạn trong quyết định của tòa án EU tháng 7/2023, đó là doanh nghiệp mạng xã hội có thể thu “phí hợp lý” với người dùng từ chối cho dữ liệu của họ được dùng với mục đích quảng cáo nhất định. Đây là cánh cửa mở ra dịch vụ thu phí mà Meta mong muốn.

(Theo WSJ)

Meta dùng dữ liệu người dùng Facebook, Instagram đào tạo chatbot AIMeta cho biết dùng bài viết Facebook, Instagram công khai của người dùng để đào tạo trợ lý ảo trí tuệ nhân tạo (AI) mới, nhưng loại trừ nội dung chỉ chia sẻ cho gia đình, bạn bè." alt="Meta đề xuất thu phí 14 USD/tháng để dùng Facebook không quảng cáo" width="90" height="59"/>

Meta đề xuất thu phí 14 USD/tháng để dùng Facebook không quảng cáo

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia Fahmi Fadzil.

Việt Nam và Malaysia đang đẩy mạnh triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình. Đồng thời, ưu tiên tăng cường quản lý nội dung trên hệ thống phát thanh truyền hình, mạng xã hội; đẩy mạnh xử lý tin giả, tin xấu độc, xây dựng không gian mạng lành mạnh, an toàn.

Hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực thông tin và truyền thông giữa Việt Nam và Malaysia chủ yếu thực hiện qua hình thức trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý và phối hợp triển khai các hoạt động hợp tác chung nhân dịp tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn của các tổ chức quốc tế như ITU, UPU, APT, APPU...và ASEAN.

Tại buổi gặp, hai Bộ trưởng đã đề xuất sẽ tạo một nhóm chung giữa hai nước để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Fahmi Fadzil đã chia sẻ, trao đổi về các nội dung như chuyển đổi số, quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, kinh nghiệm về phòng chống và xử lý tin giả, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông...

Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng đã đề xuất sẽ tạo một nhóm chung giữa hai nước để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, trong đó có truyền thông xuyên biên giới…

Hội nghị Bộ trưởng thông tin ASEAN lần thứ 16 có ý nghĩa quan trọng, thể hiện vai trò chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam trong đối ngoại đa phương và khẳng định ý nghĩa của hợp tác ASEAN.

Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm cho biết, hội nghị lần này Việt Nam lựa chọn với chủ đề: “Truyền thông: Từ Thông tin tới Tri thức vì một ASEAN Tự cường và Thích ứng”. Chủ đề nêu bật vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực truyền thông trong giai đoạn mới, đưa thông tin trở thành động lực của phát triển, không chỉ cung cấp thông tin, mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ thông tin thành tri thức, để xây dựng một ASEAN tự cường, củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu và thích ứng để khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN không chỉ hướng nội, mà còn sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.

Việt Nam và Indonesia sẽ ký hợp tác trong lĩnh vực thông tin truyền thôngTại buổi gặp, hai nước đã thảo luận thời gian đến sẽ ký biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông." alt="Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp đoàn Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia" width="90" height="59"/>

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp đoàn Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia