“Khi đã ở dốc bên kia của cuộc đời,ốnnươngẩncủangườiđànbànửađờibônbanửađờicôđộarsenal đấu với everton người ta càng thèm khát một mái ấm tình thân hơn. Thế nhưng, số phận đã đưa đẩy thì một mái nhà như thế này cũng đã là hạnh phúc lắm rồi” - bà Nguyễn Thị Nhung (73 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) xúc động nói. Cũng giống như phần đông những người đang được chăm sóc tại Trung tâm Bảo trợ lao động xã hội số 3 (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội), bà Nguyễn Thị Nhung thuộc diện người già cô đơn, không nơi nương tựa.
Vào Trung tâm được 10 năm, bà đã quen với cách sống và sinh hoạt của trung tâm. Bà khoe, đã có thêm rất nhiều người bạn. Đó là các cán bộ của trung tâm, những người bạn thoáng qua (thành viên trong các nhóm từ thiện) và cả những người bạn cùng hoàn cảnh. Nhiều người đã trở nên thân tình với bà. “Tôi góp nhặt niềm vui từ tất cả những người mình đã gặp, đã trò chuyện, đã giúp đỡ … để nuôi dưỡng tâm hồn của mình. Bởi lẽ, với những người có hoàn cảnh như chúng tôi, muốn sống vui, sống khỏe thì tâm hồn phải lạc quan” - bà Nhung nói. Có thể vì lẽ đó mà bà luôn nhoẻn miệng cười trong suốt cuộc trò chuyện. Tuy nhiên, khi nhắc đến tình thân và những ngã rẽ trong cuộc đời của mình, đôi mắt bà Nhung lại ngấn lệ. Bố mẹ bà Nhung sinh được 4 người con, một người con trai và 3 người con gái. Tuổi thơ của bà cũng giống như nhiều người bạn cùng trang lứa khác, cũng bữa đói bữa no, cũng chăn trâu cắt cỏ trên khắp các cánh đồng với tiếng cười rộn rã. Nhưng rồi, khi lớn lên mỗi người trong số họ lại đón nhận một số phận khác nhau. “Bố mẹ tôi mất, anh trai và các chị gái đi lấy chồng. Mỗi người đều có một cuộc sống riêng. Chỉ có tôi là chưa lập gia đình. Vì thế, tôi chuyển về sống với anh trai và chị dâu” - bà Nhung chia sẻ. Thế nhưng, cuộc sống ở đây cũng không suôn sẻ vì thói đời, chị dâu em chồng vốn khó hợp nhau. Cuối cùng, bà Nhung quyết định rời đi. “Sau khi đi khỏi nhà anh trai, tôi xin làm công nhân xây dựng, chấp nhận cuộc sống bôn ba, nay đây mai đó suốt hai chục năm” - bà Nhung nói. Trong suốt những năm tháng ấy, có lẽ vì thường xuyên di chuyển chỗ ở, hoặc cũng có thể vì số phận đã an bài nên khi đã bước sang dốc bên kia của cuộc đời, bà vẫn không tìm được cho mình một người đàn ông để nương tựa. “Tôi rời khói bụi công trường rồi xin nghỉ mất sức. Khi về, trong tay tôi không có nhiều tài sản, các anh chị ruột thịt thì đều đã mất cả. Nhà đất tôi cũng không có nên đành ở nhờ đứa cháu. Tuy nhiên, niềm vui khi sống chung cũng chỉ ngắn chẳng tày gang” - bà Nhung rơm rớm nước mắt khi nhớ về những kỷ niệm không vui trong cuộc đời mình. Bà bảo, bà không trách các cháu, nhưng vì tuổi già khó tính lại không chồng không con nên nhạy cảm và hay tủi phận. “Có khi, các cháu nó mắng con, mình lại nghĩ nó mắng mình nên cứ hậm hực trong lòng khiến tất cả đều không vui. Cuối cùng, tôi xin vào đây - Trung tâm bảo trợ xã hội số 3, để sống nốt phần đời còn lại của mình “ - Bà Nhung kể.
Tình cảm tuổi xế chiều và những giọt nước mắt ly biệt Với mức lương 2 triệu/tháng sau khi nghỉ mất sức, bà Nhung đóng cho trung tâm 1,5 triệu đồng. “Ngoài số tiền này, các chi phí khác tôi được trung tâm hỗ trợ nên có một chỗ ăn, chỗ ở rất tốt, không phải sống cảnh lang bạt. Tuy nhiên, mỗi khi chứng kiến một người mất đi, tôi lại không cầm được nước mắt. Họ cũng giống chúng tôi, không người thân, không ruột thịt nên lúc mất cũng chỉ có những người cùng số phận và các cán bộ ở trung tâm. Ngay cả chuyện hương hỏa cũng vậy” - bà Nhung nói bằng cái giọng nghèn nghẹn. Được biết, tại đây, sau khi mất đi, những người không nơi nương tựa sẽ được mai táng và đặt di ảnh tại khu tưởng niệm của trung tâm. Mùng 1 ngày Rằm hay các dịp lễ tết, cán bộ trung tâm và đặc biệt là những người sống ở đây sẽ đến và thắp cho họ một nén nhang tưởng nhớ. “Tôi sống ở đây lâu nên thấy quen và cũng đã xác định tâm lý rằng, mình là người cô đơn, không có nơi nương tựa. Tất cả đều trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và trung tâm. Thế nhưng, mỗi lúc đối diện với cảnh chia lìa hay những ngày lễ tết, nước mắt tôi lại trào ra. Tôi nhận ra rằng, ai cũng khao khát một mái ấm gia đình, để rồi, khi phải lìa xa cõi đời, cũng được nằm trong vòng tay của tình thân ruột thịt” - bà Nhung nghẹn lòng. Nói rồi, như muốn giấu đi giọt nước mắt đang lăn vội trên gò má, bà Nhung cúi mặt rồi xúc vội miếng cơm trong chiếc cặp lồng. Căn phòng chừng 10 m2 nơi bà Nhung ở cũng trở nên tĩnh mịch đến lạ… Cú sốc rẽ ngang cuộc đời người đàn bà ở Mỹ Đình“Trong khoảng thời gian ly thân, con trai tôi buồn bã nhiều nên sa vào rượu chè và những cuộc ăn chơi thâu đêm. Ít lâu sau, con mắc bệnh và qua đời”, bà Vũ Thị Đỉnh kể. |