Lễ phát động và công bố thể lệ cuộc thi được tổ chức vào ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5). Đối tượng dự thi là sinh viên tất cả các Học viện, trường Đại học và Cao đẳng trên toàn quốc.
![]() |
ROBOBAY là giải đấu thiết kế, chế tạo và trình diễn máy bay không người lái dành cho các bạn sinh viên. |
Việc trình diễn phương tiện bay không người lái (UAV) cất và hạ cánh thẳng đứng dùng động cơ cánh quay (Drone) được tổ chức tại trường quay Đài truyền hình Việt Nam. Trong khi đó, các loại máy bay UAV cánh cố định được thi đấu trên thao trường không gian mở.
Theo ban tổ chức, bộ đề thi sẽ được hội đồng khoa học chia thành các mức khác nhau để phù hợp với trình độ và khả năng tiếp cận của các trường Đại học, Cao đẳng.
Các nhóm trường không thuộc khối Kỹ thuật như Kinh tế, Luật, Thương mại, Xã hội và Nhân văn, Nghệ thuật có thể chọn bảng thi (khối thi) không yêu cầu trình độ thiết kế, chế tạo và tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm. Thay vào đó, các thí sinh thuộc nhóm ngành này phải đáp ứng yêu cầu cao về tính ứng dụng trong kinh doanh, đời sống và nghệ thuật.
![]() |
Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam (VASA) là nơi hội tụ của gần 200 nhà khoa học và kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ trên cả nước. |
Ban tổ chức dự kiến nhận hồ sơ đợt 1 từ ngày 18/6/2021. Trận đấu loại đầu tiên dự kiến tổ chức vào ngày 2/9/2021 và các trận chung kết, bán kết sẽ tổ chức từ 20/4/2022 - 18/5/2022.
Ngay sau khi thể lệ cuộc thi được công bố và chốt danh sách thí sinh, VASA sẽ tổ chức các lớp đào tạo huấn luyện từ xa và thành lập tổ tư vấn kỹ thuật hướng dẫn các đội tham dự.
Trong trường hợp các đội chưa kịp đào tạo phi công hoặc khi gặp bài thi bay trình diễn phức tạp, ban tổ chức sẽ chuẩn bị sẵn đội phi công để trợ giúp.
Tham vọng của ban tổ chức là biến ROBOBAY Việt Nam lần thứ nhất trở thành ngày hội khoa học công nghệ của thế hệ trẻ Việt Nam. Xa hơn nữa, giải đấu này được kỳ vọng sẽ mở rộng ra khu vực Đông Nam Á và các nước Châu Á.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam lần đầu tổ chức giải đấu máy bay không người lái
BI VI
" alt=""/>Hồ ly Ahri và cầm nữ Sona đua nhau khoe đường congTrong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, cuối buổi sáng ngày 24/5, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có buổi nói chuyện với hơn 2.000 trí thức, doanh nhân, học sinh và sinh viên Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. 200 sinh viên ĐH FPT đã tham dự sự kiện này.
Khoảng thời gian chờ đợi khá lâu trước buổi nói chuyện không làm những người có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia cảm thấy sốt ruột, thay vào đó là tâm trạng háo hức, chờ đợi được trực tiếp gặp gỡ và nghe người đứng đầu Nhà Trắng nói chuyện.
![]() |
12 giờ 10 phút, Tổng thống Mỹ Barack Obama xuất hiện, gửi lời chào bằng tiếng Việt: “Xin chào. Xin chào Việt Nam!” khiến tất cả mọi người trong khán phòng đứng dậy vỗ tay, vỡ òa với niềm xúc động. Nguyễn Văn Tú, sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm, Đại học FPT nhớ lại: “Khoảnh khắc ấy thực sự vô cùng đáng nhớ đối với em. Thần tượng, ngưỡng mộ ông Obama từ lâu, chờ đợi từ sớm để được gặp ông, giờ đã thỏa mong đợi. Tổng thống Mỹ thật chân thành, gần gũi và đáng mến”.
Tổng thống Mỹ bắt đầu bài nói chuyện của mình bằng những ấn tượng về đất nước, con người Việt Nam như món bún chả ông đã ăn, những chai bia ông đã uống, sự đón tiếp nồng hậu của người dân ở tất cả những nơi ông đã đi qua. Ông cho rằng những năm gần đây, Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, bằng chứng là những ngôi nhà cao tầng, nhiều doanh nhân trẻ với các công ty khởi nghiệp, Internet lan tỏa đến mọi ngôi nhà.
Ông Obama khẳng định nước Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho sinh viên nước ta sang du học, mở các mô hình giáo dục hiện đại trong nước, giúp khắc phục những hậu quả chiến tranh để lại.
Người đứng đầu một trong các quốc gia lớn nhất thế giới gây ấn tượng mạnh mẽ với đông đảo học sinh sinh viên bởi cách nói chuyện điềm đạm và kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực lịch sử, văn hóa. Văn Hoàng Minh, sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh - Đại học FPT chia sẻ: “Thật bất ngờ khi ông Obama am hiểu lịch sử Việt Nam đến vậy. Ông liên tục nhắc đến những nhân vật lịch sử như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lý Thường Kiệt… Ông còn biết cả thơ của nhà thơ Nguyễn Du, các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nữa”.
" alt=""/>Sinh viên ĐH FPT tiếc nuối vì chưa được “chất vấn” Tổng thống Obama