Đằng sau những thước phim rúng động thế giới của 'Ký sinh trùng'
Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92, "Parasite" (Ký sinh trùng) tạo nên lịch sử khi giành được 4 giải Oscar quan trọng nhất.![]() |
Mới đây, trong một lần phỏng vấn, Bong Joon-ho đã tiết lộ về quá trình xây dựng bối cảnh cho Ký sinh trùng - bộ phim vừa nhận liên tiếp bốn tượng vàng quan trọng nhất tại Oscar 2020. Theo đó, vị đạo diễn nói rằng căn nhà xa hoa của gia đình Park hoàn toàn không có thật, mà là sản phẩm của dàn dựng kỹ xảo. |
![]() |
Ngôi nhà của Mr.Park được dàn dựng với 4 bối cảnh khác nhau. Sau mỗi phân cảnh, đội ngũ hậu kỳ sẽ cắt ghép, tạo thành một ngôi nhà với kiến trúc đồng nhất. Chính điều này đã tạo ảo giác cho khán giả rằng đây là một ngôi nhà lớn. |
![]() |
Bong Joon-ho nói rằng, để thực hiện, sắp xếp bối cảnh cho căn nhà này, nhà thiết kế sản xuất Lee Ha Jun đã rất lo lắng bởi các vật dụng trang trí trong gia đình Mr.Park rất đắt đỏ. |
![]() |
Vì những món đồ quá đắt, thiết kế Lee Ha Jun phải liên tục nhắc nhở đoàn phim phải cẩn thận đi lại ở hậu trường. Trong bài phỏng vấn, Bong Joon-ho đã liệt kê các đồ nội thất họ sử dụng cũng như giá của chúng. Chiếc bàn lớn trong phòng khách làm từ gỗ anh đào, có giá 19.800 USD, chiếc bàn ăn là 22.300 USD, một chiếc đèn bằng đồng có số tiền khoảng 14.000 USD. |
![]() |
Những bức tranh được treo trong nhà họ Park cũng có giá "trên trời". Trong ảnh, bức tranh lớn trên tường được làm bằng thép không gỉ bởi họa sĩ Park Seung Mo. Giá trị của tác phẩm này rơi vào khoảng 120.000 USD. Hay một bức tranh về mèo có mức giá 50.000 USD. Bên cạnh đó, Bong Joon-ho đầu tư cả vào những vật dụng nhỏ. Ví dụ như chiếc thùng rác của Đức có giá 2.300 USD. |
![]() |
Hôm qua (10/2), tại lễ trao giải Oscar lần thứ 92, ê-kíp đoàn phim Parasite giành chiến thắng lịch sử, đem lại một diện mạo mới cho điện ảnh Hàn Quốc. Đây là bộ phim không nói tiếng Anh đầu tiên đoạt giải Phim truyện xuất sắc tại Oscar. Bên cạnh giải thưởng này, phim còn liên tiếp nhận tượng vàng ở các hạng mục Phim quốc tế xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc và Kịch bản gốc xuất sắc. |
Theo Zing
Căn nhà Bình Thạnh này là công trình đạt giải cao nhất hạng mục Nhà ở do Archdaily tổ chức vào năm 2014.
" alt=""/>Căn biệt thự với những đồ nội thất siêu đắt đỏ trong 'Ký sinh trùng'Đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng nòng cốt hay còn gọi là Tổ công nghệ cộng đồng đối với phát triển kinh tế số của tỉnh, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho biết, ngay từ cấp cơ sở, mỗi xã, thôn sẽ có quyết định thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng với chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Lực lượng này được Sở TT&TT cùng với Bưu điện và Viettel Post Lạng Sơn tập trung đào tạo, tập huấn, hướng dẫn để sau đó sẽ triển khai đi hướng dẫn, phát triển các cửa hàng số, tài khoản thanh toán điện tử cho các hộ gia đình tại địa bàn thôn, bản, xã.
“Lạng Sơn dựa trên kinh nghiệm rất thành công trong phòng chống dịch là Tổ Covid cộng đồng, chúng tôi đưa ra mô hình Tổ công nghệ cộng đồng. Đến nay, trên toàn tỉnh đã có 1.702 Tổ công nghệ cộng đồng gồm tổng số 6.275 người tham gia, với lực lượng Tổ trưởng là các Trưởng thôn, Trưởng bản, cộng với tối thiểu 2 người trong thôn, bản đó biết công nghệ và say mê cái mới”, đại diện Sở TT&TT Lạng Sơn cho hay.
Với mong muốn nhân rộng những sáng kiến, cách làm hay của địa phương mà cụ thể là sáng kiến hình thành các Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số tại cơ sở, Bộ TT&TT mới đây đã có hướng dẫn thí điểm triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng tại các địa phương. Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham khảo hướng dẫn và tìm hiểu, thí điểm triển khai sáng kiến “Tổ công nghệ số cộng đồng” tại địa phương ngay trong năm 2022.
Theo đó, Bộ TT&TT khuyến nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã giao Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng. Trong đó, mỗi thôn, bản, tổ dân phố có thể thành lập 1 Tổ công nghệ số cộng đồng; mỗi Tổ công nghệ số cộng đồng có thể gồm Trưởng thôn/bản, Tổ trưởng tổ dân phố và 2 nhân sự muốn thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.
Cả nước đã có 3 tỉnh, thành phố thành lập các Tổ công nghệ số cộng
Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số, đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
![]() |
Tỉnh Quảng Nam đã thành lập 376 Tổ công nghệ cộng đồng tại các huyện, xã, thôn/ khối phố, với 1.500 tham gia. |
Thực hiện nhiệm vụ này, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản hướng dẫn triển khai Tổ công nghệ cộng đồng thôn, khối phố. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Quảng Nam được giao chủ trì, phối hợp với Sở TT&TT và cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan lựa chọn thí điểm một số xã để thành lập Tổ công nghệ cộng đồng cấp thôn, khối phố hỗ trợ cộng đồng dân cư triển khai ứng dụng công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, phục vụ đảm bảo an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Thống kê của Sở TT&TT Quảng Nam cho hay, đến nay, đã có 18 huyện tham gia triển khai, đã thành lập 354 tổ công nghệ cộng đồng thôn khối phố, 20 tổ công nghệ cộng đồng cấp xã và 2 tổ công nghệ cộng đồng cấp huyện, với tổng số 1.500 tham gia.
Cùng với Lạng Sơn và Quảng Nam, việc thí điểm thành lập các Tổ công nghệ số cộng đồng cũng đã được UBND tỉnh Yên Bái triển khai. Cụ thể đã 1/9 huyện, thành phố (huyện Văn Yên); 25/25 xã, thị trấn và 172 thôn thành lập các Tổ công nghệ cộng đồng, với số người tham gia là 1.287.
Ngoài ra, nhiệm vụ thiết lập lực lượng nòng cốt tại địa phương để hỗ trợ triển khai Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến tận cấp đơn vị, cấp cơ sở, phường, xã, tổ, đội cũng đang được nhiều tỉnh, thành phố khác trên cả nước chuẩn bị triển khai. Đơn cử như, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã giao Giám đốc Sở TT&TT chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thí điểm Tổ công nghệ số cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ TT&TT.
Vân Anh
Sau gần 2 tháng ra quân phát triển kinh tế số, số hộ gia đình tại Lạng Sơn có cửa hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử đã tăng lần lượt 48 và 82 lần. Doanh thu của các hộ cũng tăng 145 lần.
" alt=""/>3 địa phương thành lập gần 2.300 Tổ công nghệ số cộng đồng hỗ trợ chuyển đổi số![]() |
Khu vực phong tỏa tại thị xã Tân Uyên, Bình Dương |
Theo CDC Bình Dương, đây là các trường hợp tiếp xúc gần (F1), các trường hợp liên quan đến những điểm dịch tễ của các ổ dịch tại tỉnh Bình Dương và các trường hợp khai báo y tế.
Trong 21 ca dương tính mới vào sáng nay, có 18 ca liên quan đến Công ty HouseWares Việt Nam (phường Bình Chuẩn, TP Thuận An), 2 ca từ chợ đầu mối Hóc Môn (TP.HCM) và một ca là tài xế xe chở hàng Bắc-Nam.
Riêng tại ổ dịch liên quan đến chủ quán trà sữa Cô Chủ Nhỏ (bệnh nhân 10584) ở thị xã Tân Uyên, đến nay đã có tổng cộng 86 ca dương tính.
Hiện ngành y tế đang tiến hành truy vết các trường hợp F1, F2 của 21 ca dương tính mới nêu trên. Đồng thời phong tỏa thêm nhiều khu vực liên quan đến lịch trình di chuyển của các ca dương tính để phòng chống dịch.
Bình Dương ghi nhận thêm 14 ca dương tính với SARS-CoV-2, chủ yếu là công nhân đang làm tại các công ty trên địa bàn.
" alt=""/>Sáng 21/6. Thêm 21 trường hợp F1 dương tính CovidTập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Hợp tác phát triển Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ).
Theo Cổng thông tin EVN, tại buổi làm việc, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm đánh giá, trong thời gian qua GIZ và các đối tác CHLB Đức đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với EVN trong việc tham gia hỗ trợ xây dựng, phát triển ĐMTMN tại Việt Nam.
Cụ thể, trong khuôn khổ hợp phần năng lượng mặt trời mái nhà thuộc Chương trình Năng lượng, GIZ đã phối hợp với Viện năng lượng tái tạo Đức (RENAC) tổ chức khởi động chương trình đào tạo giảng viên của EVN về ĐMTMN; tổ chức các hội thảo (workshop) về cơ hội, thách thức trong việc phát triển ĐMTMN; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ truyền thông ĐMTMN…
Đặc biệt, hai bên đã hợp tác xây dựng và cho ra mắt nền tảng EVNSolar – nền tảng ĐMTMN đầu tiên tại Việt Nam.
Cũng theo Phó Tổng giám đốc EVN, dự báo đến sau ngày 31/12/2020, tổng công suất điện mặt trời tại Việt Nam sẽ lên tới con số kỷ lục: 9.000MW, chiếm khoảng 15% công suất toàn hệ thống điện Việt Nam; trong đó ĐMTMN chiếm 1/3, tức khoảng 3.000MWp.
“Đây là con số rất đáng khích lệ, ấn tượng của Việt Nam trong phát triển ĐMTMN. Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảm ơn GIZ đã đóng góp một phần công sức vào quá trình đó” – Phó Tổng giám đốc EVN bày tỏ.
Trong thời gian tới, EVN tiếp tục mong muốn cùng GIZ thúc đẩy phát triển ĐMTMN, nhằm giảm tỉ trọng sản xuất điện từ các nguồn truyền thống, đồng thời tăng cường nguồn điện từ các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
D.V
" alt=""/>Điện mặt trời mái nhà ở Việt Nam sẽ đạt con số kỷ lục sau năm 2020