- Ngày 23/6 tới đây, cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức trên toàn nước Anh về việc quốc gia này “ở lại” hay “rời bỏ” (Brexit) khối Liên minh châu Âu (EU).Sự kiện này đang được cả thế giới quan tâm, trước hết là các quốc gia thành viên của EU, trong đó có các công dân đảo quốc Anh. Thế giới trong những ngày gần đây chăm chú lắng nghe tiếng nói của các nhà khoa học tiêu biểu; đứng đầu bởi các nhà Nobel, về sự kiện nóng này.
Trang sử cũ
Nước Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) - vào năm 1973. Chỉ hai năm sau 1975, một cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EEC đã sớm được tổ chức ở Anh. Và bấy giờ, 67,2% người đã bỏ phiếu không ủng hộ việc rút lui này.
Nhưng bây giờ, sau bốn thập niên gắn bó với EU, một bộ phận người dân Anh lại thấy rằng mối quan hệ giữa nước Anh và EU không những không mang lại lợi ích cho quốc gia của họ, mà thậm chí còn có nguy cơ phải chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính của khối EU này.
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng nước Anh David Cameron ngày 20/2/2016 tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về địa vị thành viên của nước này trong Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 23/6/2016.
Sự lên tiếng của giới “Nobel khoa học”
Brexit hay sự “rời bỏ” khối thị trường chung châu Âu (EU) đe dọa tạo ra mối “nguy cơ hiểm nghèo” đối với nền khoa học Anh quốc. Điều đó đã được một tập hợp khoa học gia gồm 13 nhà khoa học nổi tiếng với nhiều người từng được giải thưởng Nobel lên tiếng cảnh báo.
|
Hình ảnh nhà vật lý lý thuyết thiên tài GS. Stephen Hawking được giải Nobel về vật lý lên tiếng: nước Anh ở lại EU |
Những người ký tên trong nhóm khoa học, đứng đầu là các “nhà Nobel chính hiệu” - các nhân vật lừng danh trong nền khoa học thế giới như Stephen Hawking với các tác phẩm lý thuyết vật lý mang tên ông, hay Peter Higgs về phát minh hạt siêu cơ bản mang tên hạt Higgs, hoặc Sir Andre Geim từng giành giải thưởng Nobel cho công trình đột phá về grapheme - một loại vật liệu dự kiến sẽ cách mạng hóa sản xuất...
Có cả các nhà khoa học nổi tiếng khác như Sir Martin Evans là nhà lãnh đạo Đại học Cardiff - người đã được khen thưởng do công trình nghiên cứu về tế bào gốc, như Sir Paul Nurse là nhà di truyền học có tiếng tăm....
Trong bức thư gửi cho tờ Daily Telegraph, nhóm 13 khoa học gia nói trên viết: "EU có một lượng lớn các chuyên gia, với hơn một phần năm là các nhà nghiên cứu trên thế giới di chuyển tự do trong phạm vi ranh giới của EU”. Vì thế, "các quyết định của EU về chính sách khoa học, về tài trợ và các khung pháp lý ... có ảnh hưởng đến khoa học trên toàn thế giới, và đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi các nhà khoa học Anh.”
Bức thư còn đề cập rằng trong trường hợp nước Anh “ở lại bên trong cộng đồng (khối EU), nước Anh có quyền đáp ứng, tài trợ và mang ảnh hưởng của khoa học thế giới đến cho người dân nước mình nhiều hơn so với khi đứng Brexit tách ra.” Họ tuyên bố mạnh mẽ: "Ở lại bên trong EU, nước Anh còn giúp EU chỉ đạo cả các cường quốc khoa học lớn trên thế giới".
Riêng “Cây đại thụ” Peter Higgs và nhà di truyền học có uy tín Paul Nurse thuộc “nhóm 13” cùng phát ra tiếng nói của riêng hai người về mặt tác động khác, rằng: việc mất đi sự tài trợ của EU sẽ đưa sự nghiệp nghiên cứu khoa học của Anh quốc vào lâm nguy.
|
Hình ảnh nhà vật lý, giải Nobel Peter Higgs chủ trương nước Anh ở lại EU |
Cũng nên đưa thêm thông tin đặc biệt, đó là bức thư “nhóm 13” được đưa ra cùng lúc các nghị sĩ ra lời kêu gọi các bộ trưởng của chính phủ Vương quốc Anh lập kế hoạch dự phòng bảo vệ ngành khoa học trong trường hợp một kết quả “rời bỏ” (Brext) khỏi EU xảy ra trong ngày 23 tháng Sáu năm 2016.
Một sự kiện có tác động cọng hưởng đối với bức thư của nhóm các nhà khoa học “đầu đàn”, đó là Ủy ban Khoa học và Công nghệ Cộng đồng EU nhấn mạnh: Anh quốc đang hưởng lợi "đáng kể" từ việc tiếp cận ngân sách nghiên cứu của EU và sẽ phải tìm nguồn tài trợ nào đó một khi xảy ra sự “rời bỏ” với khối này vì kết cục của cuộc trưng cầu.
Người ta gợi nhắc lại sự kiện từng xảy ra trước đây với nước Thụy Sĩ và được xem như là một “tấm gương cảnh báo". Nước này đã từng bị từ chối can dự vào các chương trình tài trợ khoa học khi EU áp đặt biện pháp trừng phạt để trả đũa một cuộc bỏ phiếu (của Thụy Sĩ) hạn chế “sự tự do của phong trào hay các chương trình của EU”.
Và vị Chủ tịch Ủy ban Khoa học và Công nghệ Cộng đồng Nicola Blackwood cho biết: "Dưới ánh sáng của sự kiện trên (trường hợp Thụy Sĩ), chính phủ phải tiến hành phân tích nguy cơ về tác động mà một cuộc bỏ phiếu cho sự chia tay của Anh quốc khỏi cộng đồng chung EU gây ra cho các khoản tài trợ khoa học và hợp tác quốc tế."
Đồng thuận với quan điểm “nhóm 13”, một phát ngôn viên cho cộng đồng “ở lại” (hay những người chống Brexit) cho biết thêm một khía cạnh quan trọng nữa: "Các huyền thoại lớn nhất trong chiến dịch này là tiền tài trợ cho các trường đại học của chúng tôi, cho nông dân của chúng tôi nữa, chính là khoản tiền đến từ một “cây tiền huyền diệu” hay khổng lồ tại Brussels (thủ đô của Cộng đồng chung châu Âu).
Cùng quan điểm với các nhà khoa học “nhóm 13” một cuộc thăm dò (được tiến hành bởi Nature) trong khoảng 2.000 nhà nghiên cứu sống ở EU vào hồi tháng ba vừa qua đã tìm thấy câu trả lời: có 83% ý kiến (trong tổng số 907 nhà khoa học nước Anh được thăm dò) cho rằng sự “ở lại” là có lợi cho Anh quốc.
Ngày 23/6/2016 đang dịch tới gần, các thông tin thăm dò của các cơ quan có tín nhiệm cho thấy xu hướng trả lời “ở lại” nhích lên trên xu hướng trả lời “rời bỏ”. Giới khoa học Anh quốc và tiêu biểu là nhóm 13 “nhà Nobel” đang chờ đợi một chung cuộc như vậy.
" alt="Các nhà “Nobel” cảnh báo: “Rời bỏ” là rủi ro"/>
Các nhà “Nobel” cảnh báo: “Rời bỏ” là rủi ro
Cuộc đối thoại giữa Jack Ma với 3.000 sinh viên Việt Nam đã để lại những dư âm đầy cảm hứng với lối trả lời thông minh, dí dỏm nhưng rất sâu sắc của vị tỷ phú nổi tiếng thế giới. |
Buổi nói chuyện của Jack Ma đã để lại nhiều cảm hứng đối với những bạn trẻ Việt Nam. Ảnh: Lê Văn. |
1. "Tôi không có ai giúp cả. Đừng ngạc nhiên vì đó là điều bình thường. Nếu có người giúp bạn, đó mới là điều bất thường".
2. "Để làm kinh doanh, điều quan trọng nhất không phải là tiền mà là những người chia sẻ ý tưởng đó cùng bạn. Không ai tự thành công được, không ai bước đi xa được mà đi một mình".
3. "Không có ai là siêu nhân. Muốn thành công, bạn cần phải thực tế, phải tập trung, phải làm việc tốt với những đồng sự của mình."
|
"Đừng bao giờ kêu ca. nếu kêu ca, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội đâu". |
4. "Những người thành công như Warren Buffet, Steve Jobs… đều có phẩm chất tốt đó là không bao giờ kêu ca. Nếu kêu ca sẽ không bao giờ có cơ hội đâu. Khi người khác than phiền, đó là cơ hội của các bạn".
5. "Chúng ta chỉ học được từ những thất bại. Để thành công, các bạn phải biết được vì sao những người khác lại thất bại".
6. "Tôi không tin vào siêu nhân, tôi tin vào tinh thần siêu đấu tranh".
|
Tôi không tin vào siêu nhân. Tôi tin vào siêu đấu tranh. |
7. "Tôi không phải một người có thể làm cho mọi người cười, nhưng có thể làm cho bản thân tôi cười".
8. "Tiền quan trọng, nếu không có tiền thì không ai vui vẻ, nhưng nếu chỉ có tiền, các bạn sẽ không thật sự hạnh phúc. Cái bạn cần là thành tựu".
9. "Phần lớn mọi người trên thế giới thường có xu hướng mời bạn bè, nhưng bạn bè thân thường không phải đối tác tốt. Tìm đối tác, ta nên tìm người có cùng tầm nhìn. Họ có thể không giỏi nhất, mà là người có thể hỗ trợ và hiểu bạn".
|
Nếu chúng ta từ bỏ, chúng ta sẽ không còn nhiều cơ hội. |
10. "Tôi đã trải qua nhiều thất bại nhưng tôi không bao giờ từ bỏ. Vì nếu chúng ta không từ bỏ, chúng ta sẽ còn nhiều cơ hội".
11. "Nếu bạn là sinh viên, hoạt động quan trọng nhất với bạn là hãy là sinh viên giỏi ở trường đại học. Sau đó, nếu các bạn 20-30 tuổi, bạn nên làm thêm ở một công ty có sếp tốt, chứ không phải một công ty tốt. Hãy học hỏi từ ông ta. 30-40 tuổi, muốn làm gì hãy tự làm. Khi 50 tuổi bạn phải làm cái gì thấy mình giỏi. Từ 50-60 tuổi, bạn nên trao cơ hội cho giới trẻ, xây dựng đào tạo họ và dành thời gian cho cháu nội, ngoại."
|
"Đừng bỏ cuộc" - lời nhắn cuối cùng của Jack Ma với sinh viên Việt Nam. |
12. "Không phải bạn làm cho nhóm thành công. Nhóm làm cho bạn thành công."
13. "Các bạn hãy nhớ: Đừng bao giờ bỏ cuộc!" - câu nói cuối cùng của Jack Ma trước khi ông rời khỏi sân khấu.
Lê Văn
" alt="Những câu nói ấn tượng của Jack Ma với 3.000 sinh viên Việt Nam"/>
Những câu nói ấn tượng của Jack Ma với 3.000 sinh viên Việt Nam
- Theo đuổi chương trình đại học sớm có 6 bạn nhưng đến phút chót chỉ còn Mai và một bạn lớn tuổi hơn. Từ khi 2 tuổi, Mai đã có những biểu hiện đặc biệt về trí tuệ."Đại học sớm" quy định gì?
14 năm, Trường ĐH Tổng hợp Julius-Maximilian Universität Würzburg (WÜ), tiểu bang Beyern, đã đóng vai trò tiên phong, tuyển sinh chính thức hệ đào tạo “đại học sớm“ áp dụng cho học sinh phổ thông tài năng từ lớp 10.
Điều kiện dự tuyển là những học sinh có năng khiếu, lực học xuất sắc thuộc các trường chuyên của Nordbayern.
Chương trình đào tạo hệ đại học sớm không khác gì đào tạo chính quy xưa nay. Phải học tất cả các môn học của các anh chị sinh viên; chỉ khác, các em chưa đến tuổi thành niên, cùng lúc phải học chương trình cả đại học lẫn phổ thông.
Mục tiêu của hệ đại học sớm nhằm đào tạo các em “mehr Wissen wollen, mehr verkraften können - hiếu học hơn, lực học cao hơn“.
Nhập học phải thoả mãn các tiêu chuẩn: - Đạt xuất sắc toàn diện. - Được nhà trường giới thiệu. - Nộp hồ sơ tuyển sinh. - Trải qua 2 lần kiểm tra tâm lý cách nhau chừng 2 tuần. Lần một kiểm tra trí thông minh và phản xạ về kỹ năng sống, để xem liệu với tuổi đời còn non trẻ, thí sinh có hoà nhập được cùng anh chị sinh viên lớn tuổi không, do chuyên gia tâm lý học Prof. Dr. Schneider đảm nhận. Lần 2 kiểm tra năng khiếu.
Hồ sơ dự tuyển gồm: - Một bản trình bày lý do tại sao các em muốn học đại học sớm. - Đơn xin học. - Sơ yếu lý lịch. - Bảng điểm học trường chuyên năm vừa qua và các thành tích học tập đạt được. - Thư đồng ý của hiệu trưởng trường chuyên và của giáo viên bộ môn. - Thư đồng ý của phụ huynh học sinh.
|
|
Mô hình học
- Trường chuyên đồng ý cho các em nghỉ những tiết học bị trùng lịch học của trường đại học.
- Tiết học đó các em phải tự học để thi đầy đủ các môn học của trường chuyên, không được miễn thi bất kỳ môn học nào.
- Từng nhóm học sẽ có một giáo viên phụ trách để tư vấn các em nên học chuyên ngành nào vào thời điểm nào thích hợp khả năng.
- Các em có thể dự thi học kỳ các môn như các anh chị sinh viên, nếu trong thời gian học bài tập về nhà đạt được ít nhất 50 % tổng số điểm.
- Kết quả thi sẽ được bảo lưu, sau khi các em tốt nghiệp trường chuyên, nhập học đại học chính quy. Khi đó, do đã có kết quả thi bảo lưu, thời gian học sẽ rút ngắn.
- Cứ mỗi kỳ học, các em phải làm lại thủ tục nộp hồ sơ tuyển sinh cho kỳ tiếp theo, trong đó có bảng kết quả học tập trường chuyên của kỳ đó. Nếu kết quả không đạt tiểu chuẩn, sẽ không được xét duyệt để học các kỳ đại học tiếp theo.
Hiện tượng Thanh Mai
Tại khoa Toán Trường Đại học tổng hợp Würzburg kỳ I- 2017, Phạm Thanh Mai được nhận vào học hệ đại học sớm.
Mai mới bước sang tuổi 13, đang học lớp 9 trường chuyên Deutschhaus Gymnasium, và được coi là trường hợp ngoại lệ, vì độ tuổi sớm nhất vào học đại học sớm phải bắt đầu từ lớp 10.
Mai sinh ra trong một gia đình thuần Việt.
Bố qua Đức du học từ năm 1987, rồi làm luận án tiến sỹ, hiện là chủ một công ty sản xuất phần mềm ứng dụng cho các trường đại học như TU Dresden, các hãng chế tạo các bộ phận lắp ráp ô tô Đức. Mẹ tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, mở văn phòng kế toán tư vấn thuế.
Tài năng Thanh Mai bộc lộ rất sớm. Lên 2 tuổi đã biết ghép vần và làm toán đến 10.
Mai mê tất cả các chương trình tự học Vtech dành cho trẻ 5, 6 tuổi. Ở tuổi lên 3, Mai cùng anh ruột Nam đã học tiếng Anh trong nhà trẻ (kiểu vừa học, vừa chơi) và rất thich đàn Piano, được thành phố mời biểu diễn mỗi khi có lễ hội, sự kiện.
Lên 5 tuổi Mai vào lớp 1. Với kết quả xuất sắc toàn diện Mai được Sở Giáo dục thành phố Aschaffenburg (Bayern) đặc cách vào lớp 3.
Tuy học “nhẩy cóc“, nhưng năm nào Mai cũng dẫn đầu lớp hầu hết tất cả các môn, ngoại trừ môn thể dục.
Năm 2011, 7 tuổi, học lớp 4, Mai là học sinh nước ngoài đầu tiên của tiểu bang Bayern đoạt giải Nhất toán toàn tỉnh Unterfranken.
Tới niên khoá 2012/2013, học lớp 5 Trường Friedrich Desauer Gymnasium (thành phố Aschaffenburg) Mai đoạt giải Nhất cuộc thi toán Aschaffenburger Mathematikolympiade, giải Nhất cuộc thi toán "Känguru für Mathe", giải Ba đồng đội Brigade thành phố Aschaffenburg, giải Tám đồng đội Brigade Deutsche Schülermeisterschaft.
Năm học 2013/2014, học lớp 6, Mai đoạt giải Nhất cuộc thi toán Mathematikolympiade thành phố Würzburg, giải Hai cuộc thi tin học International Informatik Wettbewerb, giải Nhì cuộc thi toán vòng Một toàn Tiểu bang Bayern (Landeswettbewerb).
Trong cuộc thi tiếng Anh Big Challenge lớp 6, Mai đứng nhất lớp, nhất trường, nhất thành phố Würzburg và đứng thứ 8 Tiểu bang Bayern, đoạt giải Nhất kỳ thi tiếng Pháp Französisch-Vorlesenwettbewerb khối học sinh lớp 6.
Với thành tích học tập đặc biệt, Mai được Nhà trường và Bộ Giáo dục Unterfranken chọn vào tốp 30 em học sinh giỏi nhất tiểu bang Bayern tham gia nhóm bồi dưỡng tài năng toán toàn Liên bang trong 6 ngày, từ 05-10.10.2014, tại Schullandheim St. Englmar/Bayern.
10 em giỏi nhất trong số trên được chọn tham gia chương trình bồi dưỡng thi toán Quốc tế và Âu châu, do Bộ Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Liên bang Đức cùng hãng Deutschen Telekom tài trợ.
Nhà trường và đặc biệt cô giáo phụ trách đặt rất nhiều hy vọng vào Mai.
Năm học 2014/2015, học lớp 7, Mai đứng đầu cuộc thi toán “Mathematik Monatsproblem“ do Trường Deutschhaus Gymnasium tổ chức, giải Nhất cuộc thi toán Mathematik Olympiade thành phố Würzburg, giải Nhất cuộc thi tin học “Informatik Biber Wettbewerb Deutschland“, giải Nhất cuộc thi toán Tiểu bang “Mathematik Landeswettbewerb Bayern“, giải Hai cuộc thi toán Moby Mathematik vòng thành phố Würzburg.
Năm học 2015/2016, học lớp 8, Mai vô địch trong cuộc thi toán tiểu bang Mathematik Landeswettbewerbe Bayern, giải Nhất cuộc thi toán thành phố Mathematik Olympiade Würzburg, giải Nhất cuộc thi toán Moby vòng Một và Hai , đứng thứ Ba vòng Ba (Mathematik Olympiade Deutschland), giải Nhất cuộc thi Lý toàn Liên bang Bundesweit Wettbewerb vòng Một, giải Nhất cuộc thi tin học “Informatik Biber Wettbewerb Deutschland“.
Năm học 2016/2017, học lớp 9, là năm rực rỡ nhất của Mai.
Lần thứ 2 vô địch cuộc thi toán tiểu bang Mathematik Landeswettbewerbe Bayern, giải Nhất cuộc thi toán thành phố Mathematik Olympiade Würzburg, giải Ba cuộc thi toán toàn Liên bang “Mathematik Bundeswettbewerb“, giải Nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học mang tên “Nghiên cứu cho tương lai - Forschen für die Zukünft“ với đề tài “Tiếng động ảnh hưởng đến khả năng tập trung“ do Trường Deutschhaus Gymnasium tổ chức, giải Nhất cuộc thi trong lĩnh vực điện tử cấp Liên bang Informatik Biber Wettbewerb Deutschlandweit, giải Hai đồng đội trong cuộc thi âm nhạc các trường phổ thông thành phố Würzburg. Cuộc thi toán Mathekänguru, Mai là học sinh duy nhất của tiểu bang Bayern đoạt giải Đặc biệt (bởi đạt số điểm thi tuyệt đối, nhưng tuổi nhỏ nhất khối lớp 9) và thuộc trường hợp ngoại lệ khi mới 13 tuổi được mời tham dự trại hè toán khối Bắc Âu Nordeuropa (Poland, Österreich, Slowakei, Ungarn. Schweiz, Tschechien, Niederlande) trong tổng số 16 học sinh tuyển chọn tên toàn nước Đức.
Ý chí học hệ đại học sớm
Mỗi tuần, Mai có hai buổi học tại Trường ĐH WÜ, còn lại học trong trường chuyên.
Thời gian biểu của Mai ken kín, vừa học ở trường chuyên, vưà học đại học, vừa chuẩn bị cho các cuộc thi học sinh giỏi của thành phố, tiểu bang, liên bang, quốc tế, tham gia các hoạt động ngoại khoá về âm nhạc, diễn đàn xã hội, thuyết trình chính trị...
Lịch thường ngày của Mai: Sáng sớm tới trường chuyên, tiếp đến tham gia các chương trình ngoại khoá, xong bắt xe buýt hoặc tầu điện tới trường đại học, chừng 8h tối mới về tới nhà.
Một số tiết học trường chuyên Mai phải bỏ do trùng lịch học với đại học sớm, buộc phải chép lại từ vở bạn học, truy cập thêm trên mạng, nhưng kết qủa thi Mai vẫn đạt xuất sắc.
Kỳ I.2017, toàn khoa toán Đại học Tổng hợp WÜ có tất cả 6 em tuổi từ 13 đến 16; hết kỳ, 4 trong số 6 em phải bỏ dở, do chương trình nặng lại phải học đạt mức giỏi trường chuyên, chỉ còn lại Mai và một em nữa 16 tuổi đủ sức đeo đuổi.
Vào niên khoá 2017/2018 này, mới nửa kỳ, Mai lập kỳ tích tiếp, đoạt giải Nhất kỳ thi Tin học Informatik Biber Wettbewerb, giải Vô địch cuộc thi toán Tiểu bang Mathematik Landeswettbewerb vòng 1, đang chuẩn bị tiếp vòng 2. Mai kỳ vọng sẽ vô địch lần 3 Tiểu bang Bayern.
Tham gia cuộc thi học sinh giỏi toán toàn nước Đức Mathematik Olympiade Deutschland năm nay, Mai đã giành giải Nhất và Nhì tại vòng Một và vòng Hai. Vòng Ba vừa được tổ chức trong 3 ngày qua, từ 23.02 – 25.02.2018, tại Trường ĐH Tổng hợp Universität Passa gần biên giới Thuỵ Sỹ. Mai đoạt giải Hai Tiểu bang Bayern và là một trong ba em đạt số điểm cao nhất năm nay của khối lớp 10 đến từ 291 trường chuyên của Tiểu bang Bayern; chính thức trở thành 1 trong 3 tuyển thủ kỳ thi chung kết toàn Liên bang, lịch tổ chức vào tháng Sáu tới tại Trường ĐH Tổng hợp Würzburg.
Trong vòng 4 năm qua 2014-2018, từ vị trí Top 30 tài năng toán học trẻ của Tiểu bang Bayern, Top 100 của Liên bang Đức, tới nay Mai đã vươn lên Top ba tài năng toán học đứng đầu tiểu bang Bayern và Top 30 đứng đầu toàn nước Đức.
Nhiều tài lẻ
Mai không chỉ “thần đồng“ về toán học. Nhiều “tài lẻ“ còn được tranh thủ luyện tập trong thời gian rảnh rỗi, hay dịp các kỳ nghỉ.
Mai có biệt tài gấp hình từ giấy thành nhiều đồ vật khác nhau như cái nhẫn có mặt đá, hay bông hồng, đồ vật, con thú, chim bay, phượng múa... Mai có thể viết, vẽ, làm các việc bằng cả hai tay phải trái cùng lúc và như nhau.
Mai luyện đàn và hát tốt, thích sáng tác nhạc và đặc biệt viết truyện. Mới đây, Mai cho xuất bản tác phẩm đầu tay mang tên “D.A.R.K INTERNAT - Trường Nội trú bí ẩn“. Đó là một truyện siêu giả tưởng lấy học sinh nhí cá biệt làm nhân vật chính; cả hai bản tiếng Đức và tiếng Việt hiện đang phát hành trên báo tiếng Việt tại Đức.
TS Nguyễn Sỹ Phương (từ Đức)
" alt="Thanh Mai, sinh viên nhí đại học sớm ở Đức"/>
Thanh Mai, sinh viên nhí đại học sớm ở Đức