Phát hiện nhiều thiên thạch ở Gia Lai

Các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định,áthiệnnhiềuthiênthạchởbayern vs thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng cư dân cổ cách đây khoảng trên dưới 80 vạn năm. 

Ngày 11/4, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã tổ chức họp báo thông báo kết quả ban đầu về phát hiện di tích khảo cổ học sơ kỳ thời đại đá cũ ở Việt Nam tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai năm 2016.

Bắt đầu từ tháng 6/2014, Viện Khảo cổ học đã phát hiện 5 di tích thời đại Đá cũ ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai. Cuối năm 2014, các di tích được thẩm định và đưa vào Chương trình hợp tác quốc tế Nghiên cứu quá khứ xa xưa của Việt Nam giữa Viện Khảo cổ, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam và Viện Khảo cổ học – Dân tộc học Novosibirsk, Viện Hàn lâm khoa học Cộng hòa Liên bang Nga (2015 – 2019). Tháng 11/2015, di tích Gò Đá được khai quật lần thứ nhất sau đó mở rộng mới di tích Rộc Tưng. Ngoài việc khai quật 2 di tích trên, năm 2016, đoàn khảo cổ Việt – Nga còn tiến hành điều tra phát hiện mới một số di tích thời đại Đá cũ ở An Khê.

{ keywords}
Công cụ ghè thô bằng đá được phát hiện

Phát hiện nhiều thiên thạch

TS. Nguyễn Gia Đối – Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, Trưởng phòng nghiên cứu thời đại đá trong báo cáo nêu rõ: Với di tích Gò Đá, các hố khai quật có cấu trúc địa tầng giống nhau. Lớp chứa vết tích hoạt đồng của người tiền sử nằm dưới lớp đất canh tác và trên lớp sinh thể, dày trung bình 10-25cm. Đất tầng văn hoá thuộc loại sét vốn phong hoá tại chỗ từ đá granite lẫn nhiều sạn sỏi, đá quartz, đã bị laterit và đôi nơi có hiện tượng bị rửa trôi.

Các hố khai quật đã tìm thấy 58 hiện vật đá, gồm: 9 công cụ mũi nhọn, 5 công cụ chặt kiểu chopper, 9 nạo, 2 hòn ghè, 6 công cụ mảnh tước, 3 công cụ hạch không địa hình, 12 mảnh tước và 12 hạch đá. Hầu hết công cụ ở đây được làm từ đá quartz. Trong các hố khai quật này còn tìm thấy 21 mảnh tectit (thiên thạch) phân bố trong lớp văn hóa chứ công cụ đá. Điều đó có nghĩa là, tectit từ vũ trụ xuống đây khi tầng văn hóa đã và đang hình thành.

Đối với di tích Rộc Tưng, khai quật Rộc Tưng 1 và Rộc Tưng 4 đều giống nhau và đều khá giống với di tích Gò Đá, chỉ có điểm khác là trong lớp di vật đá ở Gò Đá nhiều sạn sỏi thạch anh hơn trong khi đó ở Rộc Tưng lại giàu sét phong hóa từ đá granite hơn Gò Đá. Tại hố khai quật Rộc Tưng 1 tìm thấy cũng đã tìm thấy: gồm 1 công cụ ghè hết một mặt, 7 công cụ mũi nhọn, 2 công cụ nạo cắt, 1 công cụ chặt thô, 18 mảnh cuội có vết gia công, 4 mảnh tước và 13 hạch đá, 102 mảnh tectit và 33 mảnh đá có vết ghè.

{ keywords}
Rìu tay rất đẹp

Ở di tích Rộc Tưng 4 thu được 77 hiện vật đá, gồm 1 công cụ mũi nhọn, 4 công cụ nạo, 1 hòn ghè, 1 công cụ chặt thô, 14 hạch da, 23 mảnh tước và 33 mảnh đá có vết ghè, 25 mảnh tectit.

Những phát hiện mới trong năm 2016, đoàn đã tiến hành khảo sát một số di tích đã biết trước đây như Rộc Hương, Rộc Giáo, Rộc Lớn và Gò Đá; phát hiện mới di tích Rộc Nếp (xã Cửu An). Đợt khảo sát này đã phát hiện mới 2 rìu tay ở di tích Rộc Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò Đá, đến nay đã có một sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu tay sơ kỳ Đá cũ thế giới. Đáng chú ý nhất đã phát hiện 11 di tích Đá cũ sơ kỳ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng hợp thành một quần thể di tích tập chung trong thung lũng bồn địa xã Xuân An, thi xã An Khê.

Theo TS. Nguyễn Gia Đối khẳng định các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở An Khê là bằng chứng khẳng định, thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của cộng đồng dân cổ cách đây khoảng trên 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

{ keywords}
Hơn 150 mẩu thiên thạch được phát hiện

Cũng theo TS. Đối trong một thời gian dài, do không có tài liệu khảo cổ học soi rọi, nên đã tồn tại quan điểm đối lập về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Theo đó, ở phương Tây sớm xuất hiện tay rìu tay, thể hiện cho sự tiến bộ, năng động của con người, còn phương Đông bảo lưu lâu dài công cụ cuội ghè đẽo thô sơ dạng chopper, thể hiện cho khu vực bảo thủ, trì trệ, lạc hậu và hầu như không đóng góp gì cho nhân loại.

Những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê không chỉ bác bỏ quan điểm sai trái này, mà còn bổ sung tu liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới. Đặc biệt, những phát hiện công cụ ghè hai mặt và rìu tay ở An Khê đã bổ sung tư liệu mới vào bản đồ phân bố sự xuất hiện và tiến hóa của loài người trên thế giới, tương đương với giai đoạn Người vượn đứng thẳng (Homo erectus) và là một trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại (Homo sapiens) trên thế giới.

{ keywords}

Thận trọng trong xác định niên đại

Tuy nhiên, GS Phan Huy Lê cho rằng rõ ràng đây là phát hiện rất mới, tất nhiên về niên đại của di tích thì còn nhiều điều phải bàn. GS Phan Huy Lê đặt ra 2 câu hỏi: Trong quá trình làm thủy điện An Khê, người ta đào rất nhiều và để lại cắt diện về địa chất, trong các cắt diện địa chất đó có tìm thấy di vật của thời kỳ đã cũ hay không? Lúc nghiên cứu và xác định niên đại ở đây có kết hợp với địa tầng địa chất với việc xác định bằng phương pháp trắc quang hay không? GS Lê cho rằng các nhà nghiên cứu phải thận trọng hơn nữa trong việc xác định niên đại của các thiên thạch này.

Đồng quan điểm, GS Lưu Trần Tiêu coi đây là một phát hiện quan trọng. Tuy nhiên, niên đại phát hiện là niên đại tương đối chứ tuyệt đối thì khó.

Theo các nhà khoa học những kết quả phát hiện ban đầu về di tích khảo cổ học sơ kì thời đại đá cũ ở Việt Nam sẽ có giá trị cho việc biên soạn lịch sử quốc gia, xây dựng bản đồ khảo cổ học Tây Nguyên, đề nghị xây dựng vùng An Khê, Gia Lai là di tích đặc biệt quốc gia.

Tình Lê

Ca sĩ Đức Tuấn bay ra Hà Nội chỉ để xem vở diễn này
Ngoại Hạng Anh
上一篇:Trào lưu khoe thú cưng thật và ảo “khuấy đảo” cộng đồng mạng
下一篇:An toàn thông tin đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực CNTT