Ảnh: Bệnh nhân hồi sinh thần kỳ sau 4 lần ngưng tim, chết lâm sàng
Kết quả xét nghiệm đã có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận, ông M. được chẩn đoán sốc tim do nhồi máu cơ tim trước rộng cấp, biến chứng loạn nhịp phức tạp, suy đa tạng, hôn mê sâu ngừng tuần hoàn.
Trước tình trạng tối khẩn cấp, các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo đã khẩn trương điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực nhất như: thở máy, lọc máu liên tục, kiểm soát huyết động, kiểm soát rối loạn nhịp tim và đặc biệt áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để bảo vệ não cho bệnh nhân ngay lập tức.
Trong ngày đầu điều trị, bệnh nhân liên tục có rối loạn nhịp thất, phải cấp cứu ngừng tuần hoàn 3 lần và luôn trong tình trạng đe dọa tử vong. Nhờ phối hợp áp dụng nhiều biện pháp hồi sức, bệnh nhân dần chuyển biến tốt, không còn loạn nhịp tim, huyết động ổn định, đã ngừng thuốc vận mạch, còn duy trì liều thấp thuốc trợ tim.
Sau 15 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, được rút ống nội khí quản, tự thở tốt, không đau ngực, nói chuyện tiếp xúc bình thường, phục hồi vận động và không để lại di chứng về thần kinh.
Bác sĩ Hà Mạnh Hùng (Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Chống độc – Thận nhân tạo, BV Đa khoa tỉnh Quảng Ninh) cho biết: “Bệnh nhân M. ngừng tuần hoàn 4 lần, có lần tim ngừng đập gần 1 tiếng đồng hồ, chỉ còn 1% hy vọng sống sót”.
Cùng với đó, quá trình điều trị phục hồi tiếp theo cũng gặp không ít khó khăn do những biến chứng ngừng tuần hoàn gây ra, tế bào não thiếu oxy trong thời gian dài gây ra tổn thương không nhỏ.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh đã từng cứu sống nhiều ca ngừng tim, ngừng thở vô cùng nguy kịch nhờ phối hợp điều trị kịp thời, hiệu quả của nhiều biện pháp, nhất là áp dụng thành công kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy nhưng đây là trường hợp có số lần ngừng tuần hoàn nhiều và lâu nhất từ trước đến nay đã được cứu sống thành công tại bệnh viện.
Phạm Công
Hy hữu nhất 2017: Bật dậy khi đang lo ma, chai chui tọt lồng ngực
Năm qua, ngành y tế tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp hết sức hy hữu, có trường hợp bật dậy khi đang lo hậu sự.
Năm 2020, Intel 11th mang đến kiến trúc 10nm mới sau nhiều năm loay hoay lên 10nm rồi lại xuống 14nm. Trong khi đó, AMD không phá sản như dự đoán, chip Ryzen thế hệ Zen 3 mới nhất dựa trên kiến trúc 7nm có giá thành rẻ, hiệu năng cao đã giúp đội đỏ dần lấy lại thị phần với khoảng cách chỉ còn là 49,8% so với 50,2%. Cổ phiếu của hãng này đã tăng 1.300% dưới thời nữ CEO Lisa Su (Tô Tư Phong).
Vậy chính xác là Intelđã sai ở đâu, khi họ liên tục dẫn đầu về mặt công nghệ trong nhiều năm, nhưng cuối cùng lại tụt lại phía sau? Intel đã thụt lùi bởi cùng một lý do giống các ông lớn công nghệ Nhật Bản, đó là tự sản xuất và gia công tại các nhà máy nội địa trong khi chậm chạp cải tiến dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề nhân công.
Trong khi đó, AMD vốn là một công ty Mỹ được điều hành bởi một CEO người Đài Loan, đã rất khôn ngoan trong việc thay đổi chiến lược tiếp cận. Hãng này tiến hành tái cấu trúc toàn bộ nhân sự bằng cách tập trung hoàn toàn vào việc R&D (nghiên cứu & phát triển), sau đó đẩy việc gia công cho các nhà máy bên ngoài nước Mỹ như TSMC. Nhờ đó, tiến trình sản xuất được đẩy nhanh, sản phẩm gia công có giá thành rẻ hơn dẫn tới kết quả cuối cùng là chip Ryzen vượt trội hoàn toàn so với Intel Core.
Cần nhớ rằng, TSMC cũng đã đi vào sản xuất số lượng lớn chip 5nm vào năm ngoái và đang đẩy nhanh tiến trình phát triển chip 3nm và 2nm. Nhà sản xuất Đài Loan này vừa lên kế hoạch ‘đốt’ tiếp 28 tỷ USD để xây nhà máy ở Arizona (Mỹ). Các khách hàng Mỹ của TSMC hiện có AMD, Apple, Qualcomm, Nvidia... Nghĩa là, Intel đang bị tụt lại rất xa trong cuộc chiến chip máy tính và nếu chỉ thay tướng chứ không đổi chiến thuật, đội xanh đang ở rất gần viễn cảnh thua trắng trong nhiều năm tiếp theo.
Phương Nguyễn(tổng hợp)
CEO Intel từ chức
Bob Swan sẽ rời vị trí CEO Intel từ 15/2 giữa lúc công ty gặp khó khăn trong việc cải thiện quy trình sản xuất chip xử lý.
评论专区